Tên lửa KN-23 của Triều Tiên, lần đầu tiên được công bố trong cuộc duyệt binh vào tháng 2/2018, trong Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Triều Tiên. KN-23 là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu rắn, đã thực hiện nhiều thử nghiệm, từ mùa xuân năm 2019 đến năm 2020.Tên lửa đạn đạo siêu thanh KN-23 sử dụng nhiên liệu hỗn hợp rắn, cho khả năng bắn gần ngay lập tức, từ bệ phóng của xe phóng di động; tên lửa được điều khiển toàn bộ trên đường bay, để tối đa hóa độ chính xác. Tính năng này cho tên lửa khả năng tiến công những mục tiêu di động một cách chính xác.Đặc biệt, loại tên lửa này có khả năng thay đổi quỹ đạo bay với các thao tác phức tạp trong khi bay, kết hợp với tốc độ cao và khả năng phóng mồi nhử, khiến nó trở nên rất khó bị đánh chặn với ngay cả những hệ thống phòng không tiên tiến nhất hiện nay. Các hệ thống phòng không tiên tiến như AEGIS của Mỹ, được cho là đã không theo dõi được KN-23.Đáng chú ý là Triều Tiên đã xuất khẩu tất cả các loại tên lửa chiến thuật mà họ đã phát triển trong quá khứ, từ tên lửa Hwasong-5 và Hwasong-6 cho Ai Cập và Iran vào những năm 1980, đến tên lửa KN-02 cho Syria vào những năm 2000. Do đó, KN-23 dự kiến sẽ được tiếp thị để xuất khẩu ra nước ngoài.Dựa trên yêu cầu của một số quốc gia và lịch sử mua vũ khí của họ từ Triều Tiên, do vậy một số khách hàng tiềm năng có thể nằm trong danh sách mua tên lửa KN-23. Những khách hàng tương lai của KN-23 có thể bao gồm Ai Cập, Hezbollah, Iran và Syria.Ai Cập là khách hàng nước ngoài đầu tiên của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, khi họ mua Hwasong-5, Hwasong-6 và Rodong-1; những hợp đồng đầu tiên được cho là đã được ký kết vào năm 1981. Các lớp tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã cung cấp cho Ai Cập khả năng tấn công tầm xa, mà Ai Cập không có.Tên lửa đạn đạo tầm xa cũng là vũ khí bất đối xứng chính, để bù đắp cho những điểm yếu về năng lực tấn công tầm xa khác. Với việc Ai Cập đang đầu tư mạnh mẽ vào hiện đại hóa quân đội và tiếp tục hợp tác quân sự với Triều Tiên, việc mua KN-23 vẫn là một khả năng đáng kể, để hỗ trợ các đơn vị bộ binh tuyến đầu.Có thể Ai Cập sẽ thể hiện sự quan tâm nhiều hơn, đến một phiên bản có tầm bắn xa hơn của KN-23, nhưng tên của nó vẫn chưa được biết đến, được Triều Tiên công bố lần đầu tiên vào tháng 1/2021.Khách hàng tiềm năng thứ hai là lực lượng dân quân Hezbollah do Iran tài trợ và được Triều Tiên giúp đào tạo, có trụ sở tại Nam Lebanon. Trong ít nhất hai thập kỷ qua, lực lượng này hiện phụ thuộc rất nhiều vào các công nghệ quốc phòng của Triều Tiên, từ tên lửa, đến công sự ngầm.Nhiều thành viên trong ban lãnh đạo của Hezbollah được đào tạo ở Triều Tiên vào những năm 1980 và mạng lưới đường ngầm của Hezbollah được cho là xây dựng vào đầu những năm 2000, đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến ngắn ngủi với nước láng giềng Israel vào năm 2006.Hezbollah đã mua được tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nhưng được sản xuất tại quốc gia láng giềng Syria; những tên lửa này được Triều Tiên thiết kế và Syria sản xuất theo giấy phép. Rất có thể Hezbollah sẽ mua tên lửa KN-23, để tăng thêm khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Israel.Khả năng cơ động và thời gian phóng ngắn của tên lửa KN-23 được đánh giá rất cao; do các vị trí trận địa của Hezbollah trên mặt đất, sẽ liên tục bị Israel tấn công trong trường hợp có xung đột xảy ra. Do vậy KN-23 sẽ là vũ khí phi đối xứng, rất phù hợp với chiến lược của Hezbollah.Đồng thời với tư cách là một đảng chính trị ở Lebanon và một lực lượng bán quân sự được công nhận, cho phép Hezbollah mua vũ khí tự do từ hầu hết các nguồn không phải phương Tây và Triều Tiên là địa chỉ tin cậy của Hezbollah.Kể từ giữa những năm 1980 cho đến nay, Iran vẫn là khách hàng “ruột” của tên lửa đạn đạo Triều Tiên và các công nghệ quân sự khác; phần lớn các thiết kế tên lửa đạn đạo của Iran, đều dựa trên thiết kế của Triều Tiên như Shahab-3, Khorramshahr và Emad; hoặc sử dụng các công nghệ và thành phần của Triều Tiên như tên lửa Sejil.Iran đang có trong biên chế một loạt tên lửa Triều Tiên, nhưng chưa được xuất khẩu cho các quốc gia khác; đáng chú ý nhất là tên lửa Musudan. Đây được coi là loại tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất hiện nay ở khu vực Trung Đông.Mặc dù kho vũ khí tên lửa chiến lược của Iran rất tiên tiến, nhưng KN-23 sẽ là vũ khí hỗ trợ tuyệt vời cho lục quân và được cho là hiệu quả về chi phí hơn nhiều, so với các khoản đầu tư vào máy bay chiến đấu dangdc Iran tìm mua. Và rất có khả năng, Iran sẽ có giấy phép sản xuất KN-23 ở Iran. Tính cơ động cao và hình dạng nhỏ gọn của tên lửa KN-23, cho phép hỗ trợ các hoạt động quân sự ngoài lãnh thổ Iran, trên phần lớn khu vực Trung Đông, bao gồm cả ở Syria và Iraq, nơi lực lượng của Iran hiện diện ngày càng nhiều. KN-23 này sẽ cung cấp khả năng tấn công chính xác tốt hơn nhiều, so với các thiết kế tên lửa chiến thuật hiện có của Iran.Syria là khách hàng lớn của tên lửa chiến thuật Triều Tiên và là khách hàng duy nhất đang sở hữu tên lửa tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu rắn KN-02; đây cũng là vũ khí mà Syria sẽ sử dụng cuối cùng, trong một cuộc chiến với Israel.Triều Tiên là nước ủng hộ hàng đầu Syria trong thời kỳ xung đột gay gắt kể từ năm 2011; với mối quan hệ tốt đẹp với Syria, Triều Tiên có thể giúp Syria nâng cấp đáng kể năng lực tên lửa đạn đạo và cải thiện năng lực răn đe đối với các nước láng giềng Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.Mặc dù KN-23 được thiết kế như một tên lửa chiến thuật, tầm ngắn; nhưng trong điều kiện hiện tại, Syria có thể sử dụng tên lửa tầm ngắn KN-02 đã mua của Triều Tiên trước đây, và sau này là KN-23 trong một vai trò vũ khí chiến lược, để chống lại các nước láng giềng được trang bị vũ khí hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Flickr. Cả thế giới kinh ngạc khi Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12. Nguồn: KCNA.
Tên lửa KN-23 của Triều Tiên, lần đầu tiên được công bố trong cuộc duyệt binh vào tháng 2/2018, trong Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Triều Tiên. KN-23 là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu rắn, đã thực hiện nhiều thử nghiệm, từ mùa xuân năm 2019 đến năm 2020.
Tên lửa đạn đạo siêu thanh KN-23 sử dụng nhiên liệu hỗn hợp rắn, cho khả năng bắn gần ngay lập tức, từ bệ phóng của xe phóng di động; tên lửa được điều khiển toàn bộ trên đường bay, để tối đa hóa độ chính xác. Tính năng này cho tên lửa khả năng tiến công những mục tiêu di động một cách chính xác.
Đặc biệt, loại tên lửa này có khả năng thay đổi quỹ đạo bay với các thao tác phức tạp trong khi bay, kết hợp với tốc độ cao và khả năng phóng mồi nhử, khiến nó trở nên rất khó bị đánh chặn với ngay cả những hệ thống phòng không tiên tiến nhất hiện nay. Các hệ thống phòng không tiên tiến như AEGIS của Mỹ, được cho là đã không theo dõi được KN-23.
Đáng chú ý là Triều Tiên đã xuất khẩu tất cả các loại tên lửa chiến thuật mà họ đã phát triển trong quá khứ, từ tên lửa Hwasong-5 và Hwasong-6 cho Ai Cập và Iran vào những năm 1980, đến tên lửa KN-02 cho Syria vào những năm 2000. Do đó, KN-23 dự kiến sẽ được tiếp thị để xuất khẩu ra nước ngoài.
Dựa trên yêu cầu của một số quốc gia và lịch sử mua vũ khí của họ từ Triều Tiên, do vậy một số khách hàng tiềm năng có thể nằm trong danh sách mua tên lửa KN-23. Những khách hàng tương lai của KN-23 có thể bao gồm Ai Cập, Hezbollah, Iran và Syria.
Ai Cập là khách hàng nước ngoài đầu tiên của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, khi họ mua Hwasong-5, Hwasong-6 và Rodong-1; những hợp đồng đầu tiên được cho là đã được ký kết vào năm 1981. Các lớp tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã cung cấp cho Ai Cập khả năng tấn công tầm xa, mà Ai Cập không có.
Tên lửa đạn đạo tầm xa cũng là vũ khí bất đối xứng chính, để bù đắp cho những điểm yếu về năng lực tấn công tầm xa khác. Với việc Ai Cập đang đầu tư mạnh mẽ vào hiện đại hóa quân đội và tiếp tục hợp tác quân sự với Triều Tiên, việc mua KN-23 vẫn là một khả năng đáng kể, để hỗ trợ các đơn vị bộ binh tuyến đầu.
Có thể Ai Cập sẽ thể hiện sự quan tâm nhiều hơn, đến một phiên bản có tầm bắn xa hơn của KN-23, nhưng tên của nó vẫn chưa được biết đến, được Triều Tiên công bố lần đầu tiên vào tháng 1/2021.
Khách hàng tiềm năng thứ hai là lực lượng dân quân Hezbollah do Iran tài trợ và được Triều Tiên giúp đào tạo, có trụ sở tại Nam Lebanon. Trong ít nhất hai thập kỷ qua, lực lượng này hiện phụ thuộc rất nhiều vào các công nghệ quốc phòng của Triều Tiên, từ tên lửa, đến công sự ngầm.
Nhiều thành viên trong ban lãnh đạo của Hezbollah được đào tạo ở Triều Tiên vào những năm 1980 và mạng lưới đường ngầm của Hezbollah được cho là xây dựng vào đầu những năm 2000, đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến ngắn ngủi với nước láng giềng Israel vào năm 2006.
Hezbollah đã mua được tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nhưng được sản xuất tại quốc gia láng giềng Syria; những tên lửa này được Triều Tiên thiết kế và Syria sản xuất theo giấy phép. Rất có thể Hezbollah sẽ mua tên lửa KN-23, để tăng thêm khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Israel.
Khả năng cơ động và thời gian phóng ngắn của tên lửa KN-23 được đánh giá rất cao; do các vị trí trận địa của Hezbollah trên mặt đất, sẽ liên tục bị Israel tấn công trong trường hợp có xung đột xảy ra. Do vậy KN-23 sẽ là vũ khí phi đối xứng, rất phù hợp với chiến lược của Hezbollah.
Đồng thời với tư cách là một đảng chính trị ở Lebanon và một lực lượng bán quân sự được công nhận, cho phép Hezbollah mua vũ khí tự do từ hầu hết các nguồn không phải phương Tây và Triều Tiên là địa chỉ tin cậy của Hezbollah.
Kể từ giữa những năm 1980 cho đến nay, Iran vẫn là khách hàng “ruột” của tên lửa đạn đạo Triều Tiên và các công nghệ quân sự khác; phần lớn các thiết kế tên lửa đạn đạo của Iran, đều dựa trên thiết kế của Triều Tiên như Shahab-3, Khorramshahr và Emad; hoặc sử dụng các công nghệ và thành phần của Triều Tiên như tên lửa Sejil.
Iran đang có trong biên chế một loạt tên lửa Triều Tiên, nhưng chưa được xuất khẩu cho các quốc gia khác; đáng chú ý nhất là tên lửa Musudan. Đây được coi là loại tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất hiện nay ở khu vực Trung Đông.
Mặc dù kho vũ khí tên lửa chiến lược của Iran rất tiên tiến, nhưng KN-23 sẽ là vũ khí hỗ trợ tuyệt vời cho lục quân và được cho là hiệu quả về chi phí hơn nhiều, so với các khoản đầu tư vào máy bay chiến đấu dangdc Iran tìm mua. Và rất có khả năng, Iran sẽ có giấy phép sản xuất KN-23 ở Iran.
Tính cơ động cao và hình dạng nhỏ gọn của tên lửa KN-23, cho phép hỗ trợ các hoạt động quân sự ngoài lãnh thổ Iran, trên phần lớn khu vực Trung Đông, bao gồm cả ở Syria và Iraq, nơi lực lượng của Iran hiện diện ngày càng nhiều. KN-23 này sẽ cung cấp khả năng tấn công chính xác tốt hơn nhiều, so với các thiết kế tên lửa chiến thuật hiện có của Iran.
Syria là khách hàng lớn của tên lửa chiến thuật Triều Tiên và là khách hàng duy nhất đang sở hữu tên lửa tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu rắn KN-02; đây cũng là vũ khí mà Syria sẽ sử dụng cuối cùng, trong một cuộc chiến với Israel.
Triều Tiên là nước ủng hộ hàng đầu Syria trong thời kỳ xung đột gay gắt kể từ năm 2011; với mối quan hệ tốt đẹp với Syria, Triều Tiên có thể giúp Syria nâng cấp đáng kể năng lực tên lửa đạn đạo và cải thiện năng lực răn đe đối với các nước láng giềng Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù KN-23 được thiết kế như một tên lửa chiến thuật, tầm ngắn; nhưng trong điều kiện hiện tại, Syria có thể sử dụng tên lửa tầm ngắn KN-02 đã mua của Triều Tiên trước đây, và sau này là KN-23 trong một vai trò vũ khí chiến lược, để chống lại các nước láng giềng được trang bị vũ khí hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Flickr.
Cả thế giới kinh ngạc khi Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12. Nguồn: KCNA.