Vào ngày 25/3 vừa qua, Triều Tiên xác nhận đã thực hiện vụ phóng hai tên lửa mới; Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên đưa tin, hai tên lửa chiên thuật đều “trúng mục tiêu đã định, cách xa 600 km ở bờ biển phía đông Triều Tiên”.Cùng với những vụ phóng thử tên lửa chiến thuật vào tháng 7 và tháng 8 năm 2019, các cuộc thử nghiệm vừa qua cho thấy, Triều Tiên đã phát triển các loại tên lửa chiến thuật tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu rắn mới, có nhiều tính năng mang tính cách mạng.Theo truyền thông Triều Tiên, những tên lửa được phát triển từ công nghệ sẵn có, với những cải tiến để có thể mang đầu đạn nặng tới 2,5 tấn. Theo giới quan sát quân sự, những tên lửa này có nguồn gốc giống tên lửa Iskander của Nga.Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, năm 2010, Triều Tiên đã lập kỷ lục về tầm bắn, của loại tên lửa tầm ngắn KN-09, với tầm bắn đến 200km; như vậy hệ thống có tầm bắn xa hơn nhiều, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch của Liên Xô là Tochka.Truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA tuyên bố, loại tên lửa có điều khiển kiểu mới, sẽ đóng vai trò chính trong các hoạt động quân sự mặt đất, trong chiến lược hiện đại hóa pháo binh. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh, các loại tên lửa đã đạt được các tính năng thiết kế.Giới quan sát phân tích, các vụ phóng tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên được cho là để đáp trả hai hành động của Hàn Quốc, triển khai máy bay chiến đấu F-35A, của không quân nước này.Chiến đấu cơ F-35A được phát triển theo chương trình máy bay chiến đấu tấn công chung; như tên gọi của nó, F-35A được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công không đối đất và xâm nhập không phận đối phương. Triều Tiên tuyên bố, sẽ đáp trả việc triển khai bằng các biện pháp đáp trả tương xứng.Hiện tại Triều Tiên chưa có vũ khí nào có thể chống lại tiêm kích F-35 hiệu quả; lực lượng không quân đánh chặn của Triều Tiên quá lạc hậu, với những máy bay chiến đấu được sản xuất dưới thời Liên Xô và chưa được nâng cấp, nên không phải là đối thủ của F-35, hay các chiến đấu cơ hiện đại khác của Hàn Quốc.Hệ thống phòng không hiện đại nhất KN-06, do Triều Tiên tự phát triển, cũng khó có khả năng chiến đấu trong môi trường bị chế áp điện tử nặng. Trong tình hình như vậy, có thể suy đoán, việc thử nghiệm các hệ thống tên lửa chiến thuật mới, có thể được coi là loại vũ khí chủ lực, nhằm khắc chế F-35.Máy bay F-35A của Hàn Quốc phải cất cánh từ đường băng tiêu chuẩn; nó khác hoàn toàn phiên bản F-35B cất hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn, hay như MiG-29 của Triều Tiên sử dụng sân bay dã chiến. Đây có thể là điểm yếu, mà Triều Tiên có thể khai thác.Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Triều Tiên có thể loại bỏ khả năng cất cánh của F-35, bằng cách nhanh chóng phá hủy các đường băng cất cánh của chiến đấu cơ F-35, làm chậm thời gian bước vào chiến đấu của loại máy bay nguy hiểm này.Xem xét các khả năng tiên tiến của tên lửa KN-23 cũng như loại tên lửa vừa thử nghiệm, việc triển khai loại tên lửa dẫn đường mới này, có thể cho phép Triều Tiên phá hủy đường băng cất cánh, bằng những đầu đạn đến 600 kg với mức độ chính xác cao.Đáng chú ý là bệ phóng tên lửa chiến thuật của Triều Tiên vừa thử nghiệm, rất giống với hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga. Thiết kế này không chỉ cho thấy khả năng cơ động cao, mà tên lửa còn có tầm bắn, bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc.Với khả năng của các loại tên lửa chiến thuật mới, kết hợp với hoạt động của các đơn vị lực lượng đặc biệt, mà các báo cáo của Mỹ trước đây, coi là mối đe dọa lớn, đối với các sân bay của Hàn Quốc, Triều Tiên hoàn toàn có khả năng vô hiệu hóa sân bay quân sự của Seoul, trước khi F-35 kịp cất cánh.Với mức chính xác cao của tên lửa, những tên lửa chiến dịch của Triều Tiên, không chỉ phá hủy đường băng, mà còn phá hủy cả F-35 trong các nhà chứa máy bay. Đây có lẽ là thông điệp mà Triều Tiên gửi đến Hàn Quốc, sẵn sàng đáp trả đòn tiến công của F-35. Nguồn ảnh: Pinterest. Bình Nhưỡng thử nghiệm tên lửa có khả năng bay tới lãnh thổ Mỹ, Washington lo sốt vó. Nguồn: ABCnews.
Vào ngày 25/3 vừa qua, Triều Tiên xác nhận đã thực hiện vụ phóng hai tên lửa mới; Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên đưa tin, hai tên lửa chiên thuật đều “trúng mục tiêu đã định, cách xa 600 km ở bờ biển phía đông Triều Tiên”.
Cùng với những vụ phóng thử tên lửa chiến thuật vào tháng 7 và tháng 8 năm 2019, các cuộc thử nghiệm vừa qua cho thấy, Triều Tiên đã phát triển các loại tên lửa chiến thuật tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu rắn mới, có nhiều tính năng mang tính cách mạng.
Theo truyền thông Triều Tiên, những tên lửa được phát triển từ công nghệ sẵn có, với những cải tiến để có thể mang đầu đạn nặng tới 2,5 tấn. Theo giới quan sát quân sự, những tên lửa này có nguồn gốc giống tên lửa Iskander của Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, năm 2010, Triều Tiên đã lập kỷ lục về tầm bắn, của loại tên lửa tầm ngắn KN-09, với tầm bắn đến 200km; như vậy hệ thống có tầm bắn xa hơn nhiều, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch của Liên Xô là Tochka.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA tuyên bố, loại tên lửa có điều khiển kiểu mới, sẽ đóng vai trò chính trong các hoạt động quân sự mặt đất, trong chiến lược hiện đại hóa pháo binh. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh, các loại tên lửa đã đạt được các tính năng thiết kế.
Giới quan sát phân tích, các vụ phóng tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên được cho là để đáp trả hai hành động của Hàn Quốc, triển khai máy bay chiến đấu F-35A, của không quân nước này.
Chiến đấu cơ F-35A được phát triển theo chương trình máy bay chiến đấu tấn công chung; như tên gọi của nó, F-35A được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công không đối đất và xâm nhập không phận đối phương. Triều Tiên tuyên bố, sẽ đáp trả việc triển khai bằng các biện pháp đáp trả tương xứng.
Hiện tại Triều Tiên chưa có vũ khí nào có thể chống lại tiêm kích F-35 hiệu quả; lực lượng không quân đánh chặn của Triều Tiên quá lạc hậu, với những máy bay chiến đấu được sản xuất dưới thời Liên Xô và chưa được nâng cấp, nên không phải là đối thủ của F-35, hay các chiến đấu cơ hiện đại khác của Hàn Quốc.
Hệ thống phòng không hiện đại nhất KN-06, do Triều Tiên tự phát triển, cũng khó có khả năng chiến đấu trong môi trường bị chế áp điện tử nặng. Trong tình hình như vậy, có thể suy đoán, việc thử nghiệm các hệ thống tên lửa chiến thuật mới, có thể được coi là loại vũ khí chủ lực, nhằm khắc chế F-35.
Máy bay F-35A của Hàn Quốc phải cất cánh từ đường băng tiêu chuẩn; nó khác hoàn toàn phiên bản F-35B cất hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn, hay như MiG-29 của Triều Tiên sử dụng sân bay dã chiến. Đây có thể là điểm yếu, mà Triều Tiên có thể khai thác.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Triều Tiên có thể loại bỏ khả năng cất cánh của F-35, bằng cách nhanh chóng phá hủy các đường băng cất cánh của chiến đấu cơ F-35, làm chậm thời gian bước vào chiến đấu của loại máy bay nguy hiểm này.
Xem xét các khả năng tiên tiến của tên lửa KN-23 cũng như loại tên lửa vừa thử nghiệm, việc triển khai loại tên lửa dẫn đường mới này, có thể cho phép Triều Tiên phá hủy đường băng cất cánh, bằng những đầu đạn đến 600 kg với mức độ chính xác cao.
Đáng chú ý là bệ phóng tên lửa chiến thuật của Triều Tiên vừa thử nghiệm, rất giống với hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga. Thiết kế này không chỉ cho thấy khả năng cơ động cao, mà tên lửa còn có tầm bắn, bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc.
Với khả năng của các loại tên lửa chiến thuật mới, kết hợp với hoạt động của các đơn vị lực lượng đặc biệt, mà các báo cáo của Mỹ trước đây, coi là mối đe dọa lớn, đối với các sân bay của Hàn Quốc, Triều Tiên hoàn toàn có khả năng vô hiệu hóa sân bay quân sự của Seoul, trước khi F-35 kịp cất cánh.
Với mức chính xác cao của tên lửa, những tên lửa chiến dịch của Triều Tiên, không chỉ phá hủy đường băng, mà còn phá hủy cả F-35 trong các nhà chứa máy bay. Đây có lẽ là thông điệp mà Triều Tiên gửi đến Hàn Quốc, sẵn sàng đáp trả đòn tiến công của F-35. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bình Nhưỡng thử nghiệm tên lửa có khả năng bay tới lãnh thổ Mỹ, Washington lo sốt vó. Nguồn: ABCnews.