Các mạng quân sự Nga mới đây đăng tải một số hình ảnh mờ nhạt nhưng đủ dùng về tình trạng hệ thống phòng không huyền thoại S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2) biên chế trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA). Điều gây kinh ngạc là dường như Triều Tiên đã hiện đại hóa SA-2 để phù hợp hơn với chiến tranh hiện đại.Theo đó, các bức hình được cắt ra từ truyền hình Nhà nước Triều Tiên cho thấy bệ phóng và đạn tên lửa đồ sộ của hệ thống tên lửa phòng không SA-2 được đưa lên khung gầm xe tải hạng nặng.Hệ thống tên lửa SA-2 “di động” xem ra đã hoàn thành việc nâng cấp và trình diễn tại một hội thao hoặc triển lãm nội bộ cho các lãnh đạo Nhà nước.Việc đưa SA-2 lên bệ di động cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục duy trì tổ hợp tên lửa phòng không huyền thoại thời Liên Xô. Tuy nhiên, ngày nay chúng bị coi là đã lỗi thời khi có kết cấu cồng kềnh, triển khai – thu hồi chậm chạp, dễ bị chế áp phòng không.Thực ra Triều Tiên không phải là quốc gia đi đầu trong việc đưa SA-2 lên các phương tiện cơ giới. Cuba đã từng có phương án tương tự khi đưa bệ phóng SA-2 lên khung bệ xe tăng T-54/55.Việc cơ giới hóa bệ phóng SA-2 được cho là tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu tổ hợp phòng không cố định được chế tạo từ những năm 1960. Cơ động sẽ góp phần tăng khả năng sống sót cho vũ khí, tăng tốc độ triển khai và thu hồi trên trận địa.Ước tính Triều Tiên hiện vẫn còn khoảng 270 bệ phóng và số lượng không thể xác định SA-2 cũng như phiên bản Trung Quốc là HQ-2 trong biên chế. Với điều kiện hiện tại, SA-2 vẫn là thứ vũ khí có thể phát huy nếu họ khắc phục được những điểm yếu của nó về cơ động cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực, khả năng kháng nhiễu.Tầm bắn của tên lửa SA-2 tùy phiên bản nhưng thường thì rơi vào cự ly xa nhất 45km, độ cao đánh chặn 20.000m - có những phiên bản thậm chí lên tới 30.000m. Tham số độ cao là hoàn toàn có thể khống chế máy bay hiện đại, vấn đề chỉ còn là tầm bắn của chúng hiện tương đương với tên lửa đất đối không tầm trung hiện đại.Dẫu vậy, con người vẫn là nhân tố quyết định tất cả. Còn nhớ trong cuộc chiến Kosovo 1999, lực lượng phòng không bị coi là lạc hậu của Nam Tư đã dùng tên lửa S-125 Pechora (SA-3) bắn rơi siêu máy bay tàng hình F-117 và tiêm kích F-16 của Mỹ.Hay như trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam, bộ đội phòng không Việt Nam đã sử dụng SA-2 “xuyên thủng màn nhiễu” hạ đo ván hàng chục “siêu pháo đài bay B-52”. Video Tại sao sự xuất hiện của tên lửa SAM-2 của Liên Xô khiến người Mỹ lo sợ - Nguồn: QPVN
Các mạng quân sự Nga mới đây đăng tải một số hình ảnh mờ nhạt nhưng đủ dùng về tình trạng hệ thống phòng không huyền thoại S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2) biên chế trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA). Điều gây kinh ngạc là dường như Triều Tiên đã hiện đại hóa SA-2 để phù hợp hơn với chiến tranh hiện đại.
Theo đó, các bức hình được cắt ra từ truyền hình Nhà nước Triều Tiên cho thấy bệ phóng và đạn tên lửa đồ sộ của hệ thống tên lửa phòng không SA-2 được đưa lên khung gầm xe tải hạng nặng.
Hệ thống tên lửa SA-2 “di động” xem ra đã hoàn thành việc nâng cấp và trình diễn tại một hội thao hoặc triển lãm nội bộ cho các lãnh đạo Nhà nước.
Việc đưa SA-2 lên bệ di động cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục duy trì tổ hợp tên lửa phòng không huyền thoại thời Liên Xô. Tuy nhiên, ngày nay chúng bị coi là đã lỗi thời khi có kết cấu cồng kềnh, triển khai – thu hồi chậm chạp, dễ bị chế áp phòng không.
Thực ra Triều Tiên không phải là quốc gia đi đầu trong việc đưa SA-2 lên các phương tiện cơ giới. Cuba đã từng có phương án tương tự khi đưa bệ phóng SA-2 lên khung bệ xe tăng T-54/55.
Việc cơ giới hóa bệ phóng SA-2 được cho là tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu tổ hợp phòng không cố định được chế tạo từ những năm 1960. Cơ động sẽ góp phần tăng khả năng sống sót cho vũ khí, tăng tốc độ triển khai và thu hồi trên trận địa.
Ước tính Triều Tiên hiện vẫn còn khoảng 270 bệ phóng và số lượng không thể xác định SA-2 cũng như phiên bản Trung Quốc là HQ-2 trong biên chế. Với điều kiện hiện tại, SA-2 vẫn là thứ vũ khí có thể phát huy nếu họ khắc phục được những điểm yếu của nó về cơ động cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực, khả năng kháng nhiễu.
Tầm bắn của tên lửa SA-2 tùy phiên bản nhưng thường thì rơi vào cự ly xa nhất 45km, độ cao đánh chặn 20.000m - có những phiên bản thậm chí lên tới 30.000m. Tham số độ cao là hoàn toàn có thể khống chế máy bay hiện đại, vấn đề chỉ còn là tầm bắn của chúng hiện tương đương với tên lửa đất đối không tầm trung hiện đại.
Dẫu vậy, con người vẫn là nhân tố quyết định tất cả. Còn nhớ trong cuộc chiến Kosovo 1999, lực lượng phòng không bị coi là lạc hậu của Nam Tư đã dùng tên lửa S-125 Pechora (SA-3) bắn rơi siêu máy bay tàng hình F-117 và tiêm kích F-16 của Mỹ.
Hay như trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam, bộ đội phòng không Việt Nam đã sử dụng SA-2 “xuyên thủng màn nhiễu” hạ đo ván hàng chục “siêu pháo đài bay B-52”.
Video Tại sao sự xuất hiện của tên lửa SAM-2 của Liên Xô khiến người Mỹ lo sợ - Nguồn: QPVN