Mạng Sina mới đây đăng tải loạt ảnh gây bất ngờ khi Quân đội Trung Quốc vẫn đang sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không SA-2 bị coi là lỗi thời trên thế giới. Ảnh: SA-2 của Trung Quốc tập trận bắn mục tiêu trong đêm.Có thể nhận thấy bệ phóng cố định đặc trưng của tên lửa SA-2.Tất nhiên, đây là phiên bản tên lửa SA-2 mà Trung Quốc tự chế tạo trên cơ sở tham khảo mẫu của Liên Xô. Phiên bản này được định danh là HQ-2 hay còn gọi là Hồng Kỳ 2.Cơ bản thì phiên bản SA-2 của Trung Quốc không có nhiều đổi khác về hình dạng, bố trí các thành phần so với tổ hợp SA-2 do Liên Xô chế tạo. Sự thay đổi chủ yếu tới từ các thành phần điện tử, anten radar hay là cải tiến động cơ đạn tên lửa…Đài điều khiển đa năng SJ-202 của HQ-2 có hình dạng giống với đài SNR-75 của SA-2. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết rằng đài này đã được nâng cấp với anten mạng pha bị động, có khả năng theo dõi và dẫn đường tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.Đạn tên lửa HQ-2 cơ bản giống với các phiên bản đạn SA-2 Liên Xô cũng như loại mà Việt Nam đang sử dụng.Cuối những năm 1950 - đầu 1960, với sự trợ giúp kỹ thuật - công nghệ từ Liên Xô, Trung Quốc đã chế tạo thành công phiên bản tên lửa phòng không SA-2 trong nước với định danh là HQ-1 (Hồng kỳ 1). Sau đó, nước này tiếp tục cải tiến lên các phiên bản HQ-2, HQ-3, HQ-4...Suốt một thời gian dài tới tận cuối những năm 1980, tên lửa phòng không HQ-2 là loại vũ khí đối không tầm cao chủ lực của lực lượng phòng không Trung Quốc, mãi cho tới khi S-300PMU1/PMU2 xuất hiện.HQ-2 cũng từng lập được nhiều chiến công lớn khi phục vụ trong Quân đội Trung Quốc. Điển hình là vụ bắn hạ siêu trinh thám cơ U-2 thuộc phiên chế Phi đội Mèo Đen, Không quân Đài Loan. Đáng chú ý, Trung Quốc cũng từng cung cấp tên lửa HQ-2 cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa HQ-2 khi đó được bộ đội Việt Nam đánh giá là tác chiến kém hiệu quả, dễ bị gây nhiễu.
Mạng Sina mới đây đăng tải loạt ảnh gây bất ngờ khi Quân đội Trung Quốc vẫn đang sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không SA-2 bị coi là lỗi thời trên thế giới. Ảnh: SA-2 của Trung Quốc tập trận bắn mục tiêu trong đêm.
Có thể nhận thấy bệ phóng cố định đặc trưng của tên lửa SA-2.
Tất nhiên, đây là phiên bản tên lửa SA-2 mà Trung Quốc tự chế tạo trên cơ sở tham khảo mẫu của Liên Xô. Phiên bản này được định danh là HQ-2 hay còn gọi là Hồng Kỳ 2.
Cơ bản thì phiên bản SA-2 của Trung Quốc không có nhiều đổi khác về hình dạng, bố trí các thành phần so với tổ hợp SA-2 do Liên Xô chế tạo. Sự thay đổi chủ yếu tới từ các thành phần điện tử, anten radar hay là cải tiến động cơ đạn tên lửa…
Đài điều khiển đa năng SJ-202 của HQ-2 có hình dạng giống với đài SNR-75 của SA-2. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết rằng đài này đã được nâng cấp với anten mạng pha bị động, có khả năng theo dõi và dẫn đường tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.
Đạn tên lửa HQ-2 cơ bản giống với các phiên bản đạn SA-2 Liên Xô cũng như loại mà Việt Nam đang sử dụng.
Cuối những năm 1950 - đầu 1960, với sự trợ giúp kỹ thuật - công nghệ từ Liên Xô, Trung Quốc đã chế tạo thành công phiên bản tên lửa phòng không SA-2 trong nước với định danh là HQ-1 (Hồng kỳ 1). Sau đó, nước này tiếp tục cải tiến lên các phiên bản HQ-2, HQ-3, HQ-4...
Suốt một thời gian dài tới tận cuối những năm 1980, tên lửa phòng không HQ-2 là loại vũ khí đối không tầm cao chủ lực của lực lượng phòng không Trung Quốc, mãi cho tới khi S-300PMU1/PMU2 xuất hiện.
HQ-2 cũng từng lập được nhiều chiến công lớn khi phục vụ trong Quân đội Trung Quốc. Điển hình là vụ bắn hạ siêu trinh thám cơ U-2 thuộc phiên chế Phi đội Mèo Đen, Không quân Đài Loan. Đáng chú ý, Trung Quốc cũng từng cung cấp tên lửa HQ-2 cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa HQ-2 khi đó được bộ đội Việt Nam đánh giá là tác chiến kém hiệu quả, dễ bị gây nhiễu.