Trên thế giới hiện tại, có lẽ các hàng không mẫu hạm của Mỹ là loại tàu sân bay mang theo ít vũ khí nhất vì bản thân lực lượng hộ tống của các nhóm tàu sân bay Mỹ là cực kỳ đông và tối tân. Nguồn ảnh: QQ.Với Trung Quốc, mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Bản thân các tàu sân bay của Trung Quốc đều mang theo vũ khí khá "khủng" để tự vệ do nó không thể trông chờ vào lực lượng hải quân "đông nhưng chưa đủ chất" của nước này. Nguồn ảnh: QQ.Trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hiện tại, dù chỉ phục vụ cho mục đích huấn luyện là chính nhưng hàng không mẫu hạm này cũng được Trung Quốc trang bị cho dàn vũ khí khá đáng gờm với nhiệm vụ chính là phòng không. Nguồn ảnh: QQ.Đầu tiên là 3 pháo cao tốc Type 1130 với cỡ nòng 30mm, đây là tổ hợp pháo cao tốc tự động dẫn bắn bằng radar, được phát triển dựa trên phiên bản Type 710 hay còn có tên là H/PJ12. Nguồn ảnh: QQ.Ngoài ra, tàu còn được trang bị 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần, mỗi tổ hợp bao gồm 6 ống phóng loại tên lửa HQ-10 - Hồng Kỳ 10. Nguồn ảnh: QQ.Cấu hình vũ khí trên tàu Type 001A của Trung Quốc về cơ bản là giống y hệt với cấu hình vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này do cả hai tàu đều có khung sườn tương đương nhau. Nguồn ảnh: QQ.Về tên lửa Hồng Kỳ 10, loại tên lửa này là phiên bản đất đối không dành riêng cho hải quân, được phát triển từ tên lửa TY-90 với đầu đạn tên lửa to gấp ba lần để đủ chỗ chứa các loại đầu đạn dẫn đường kiểu mới. Nguồn ảnh: QQ.Mỗi quả tên lửa Hồng Kỳ 10 có chiều dài 2 mét, tầm bắn tối thiểu 500 mét, tầm bắn tối đa với các mục tiêu bay ở tốc độ siêu âm là 9 km, với các mục tiêu bay ở tốc độ siêu âm là 6 km. Nguồn ảnh: QQ.Có thể thấy, kiểu trang bị vũ khí trên các tàu sân bay của Trung Quốc chỉ như là "lớp phòng thủ cuối cùng" do nó chỉ bảo vệ tầm gần, các mục tiêu tầm trung, xa đều do các khu trục hạm hộ tống "xử lý". Nguồn ảnh: QQ.Trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, tàu sân bay Liêu Ninh khi đó mới sử dụng đến cấu hình vũ khí tự vệ có phần "rời rạc" của mình để thoát thân khỏi chiến trường. Mặc dù vậy, với kích thước lớn, tốc độ chậm, một khi tàu sân bay Liên Ninh hay bất cứ tàu sân bay nào khác trên thế giới mất đi đội hộ tống, số phận của nó coi như đã "an bài". Nguồn ảnh: QQ.Mời độc giả xem Video: Máy bay chiến đấu J-15 xuất phát từ tàu sân bay Liên Ninh.
Trên thế giới hiện tại, có lẽ các hàng không mẫu hạm của Mỹ là loại tàu sân bay mang theo ít vũ khí nhất vì bản thân lực lượng hộ tống của các nhóm tàu sân bay Mỹ là cực kỳ đông và tối tân. Nguồn ảnh: QQ.
Với Trung Quốc, mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Bản thân các tàu sân bay của Trung Quốc đều mang theo vũ khí khá "khủng" để tự vệ do nó không thể trông chờ vào lực lượng hải quân "đông nhưng chưa đủ chất" của nước này. Nguồn ảnh: QQ.
Trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hiện tại, dù chỉ phục vụ cho mục đích huấn luyện là chính nhưng hàng không mẫu hạm này cũng được Trung Quốc trang bị cho dàn vũ khí khá đáng gờm với nhiệm vụ chính là phòng không. Nguồn ảnh: QQ.
Đầu tiên là 3 pháo cao tốc Type 1130 với cỡ nòng 30mm, đây là tổ hợp pháo cao tốc tự động dẫn bắn bằng radar, được phát triển dựa trên phiên bản Type 710 hay còn có tên là H/PJ12. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần, mỗi tổ hợp bao gồm 6 ống phóng loại tên lửa HQ-10 - Hồng Kỳ 10. Nguồn ảnh: QQ.
Cấu hình vũ khí trên tàu Type 001A của Trung Quốc về cơ bản là giống y hệt với cấu hình vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này do cả hai tàu đều có khung sườn tương đương nhau. Nguồn ảnh: QQ.
Về tên lửa Hồng Kỳ 10, loại tên lửa này là phiên bản đất đối không dành riêng cho hải quân, được phát triển từ tên lửa TY-90 với đầu đạn tên lửa to gấp ba lần để đủ chỗ chứa các loại đầu đạn dẫn đường kiểu mới. Nguồn ảnh: QQ.
Mỗi quả tên lửa Hồng Kỳ 10 có chiều dài 2 mét, tầm bắn tối thiểu 500 mét, tầm bắn tối đa với các mục tiêu bay ở tốc độ siêu âm là 9 km, với các mục tiêu bay ở tốc độ siêu âm là 6 km. Nguồn ảnh: QQ.
Có thể thấy, kiểu trang bị vũ khí trên các tàu sân bay của Trung Quốc chỉ như là "lớp phòng thủ cuối cùng" do nó chỉ bảo vệ tầm gần, các mục tiêu tầm trung, xa đều do các khu trục hạm hộ tống "xử lý". Nguồn ảnh: QQ.
Trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, tàu sân bay Liêu Ninh khi đó mới sử dụng đến cấu hình vũ khí tự vệ có phần "rời rạc" của mình để thoát thân khỏi chiến trường. Mặc dù vậy, với kích thước lớn, tốc độ chậm, một khi tàu sân bay Liên Ninh hay bất cứ tàu sân bay nào khác trên thế giới mất đi đội hộ tống, số phận của nó coi như đã "an bài". Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Máy bay chiến đấu J-15 xuất phát từ tàu sân bay Liên Ninh.