Cũng giống như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới, Bộ binh là lực lượng chiếm quân số đông đảo nhất trong Quân đội Việt Nam. Đây là các đơn vị tạo nên sức mạnh tổng thể của thế trận Quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ và Nhân dân giao phó. Ảnh: Khối chiến sĩ bộ binh trong một cuộc diễu binh.Với đặc thù chiến thuật, bất kể cho dù quân đội có sở hữu những loại vũ khí hiện đại, tiên tiến, tầm đánh xa tới đâu thì việc giải quyết dứt điểm chiến trường và kết liễu quân thù đều phải có sự chiến đấu trực tiếp của lực lượng mặt đất, mà chiếm yếu tố quan trọng nhất là bộ binh. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Việt Nam xung phong chiếm lĩnh trận địa với sự yểm trợ của xe thiết giáp BTR-60PBHiện nay, lực lượng Lục quân Việt Nam trong đó có bộ binh vẫn đang được từng bước hiện đại, chậm mà chắc. Có thể thấy, tuy còn nhiều thiếu thốn, nhưng trang bị của người chiến sĩ bộ binh Việt Nam vẫn đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán cao và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tác chiến trên chiến trường. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Việt Nam huấn luyện tác chiến đêm.Trước hết và là quan trọng nhất đối với người chiến sĩ bộ binh đó chính là vũ khí. Hiện nay Quân đội Việt Nam đang trang bị đại trà súng tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất hoặc các biến thể của nó được chế tạo bởi Trung Quốc, Hungary, Đông Đức,... cho từng chiến sĩ bộ binh, ngoài ra còn có các loại hoả khí cá nhân khác như súng chống tăng RPG, súng máy hạng nhẹ RPD/RPK hoặc PKM, súng phóng lựu cầm tay M-79. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ thay thế các loại tiểu liên cũ bằng loại mới hơn do trong nước tự sản xuất đó là STV-215/380. Ảnh: Đội hình bộ binh xung phong vượt cửa mở.Tiếp theo đó chính là túi đựng hộp tiếp đạn, hay còn gọi là bao xe. Loại bao xe hiện đại nhất hiện nay do Việt Nam chế tạo là loại K-15 cho phép mang theo 4 hộp tiếp đạn súng AK, 4 quả lựu đạn và các dụng cụ bảo dưỡng súng, túi cứu thương. Ngoài ra đối với chiến sĩ mang súng M-79, RPG, RPD đã có các loại túi mang đạn, áo vest mang đạn chuyên dụng
Ảnh: Chiến sĩ bộ binh đột kích với bao xe K-15 kiểu mớiBảo vệ đầu của chiến sĩ là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thực tế chiến đấu cũng như diễn tập, do đó, Tổng cục Hậu cần đã cho ra đời mẫu mũ huấn luyện A2 dành cho nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Mũ có kiểu dáng hiện đại, làm từ nhựa PA có độ bền cao hơn nhiều lần so với mũ cối cũ, cùng với đó là khả năng có thể chống các loại đất đá, mảnh văng, nhưng không chống được đạn. Hiện nay mũ đã được đại trà số lượng lớn cho chiến sĩ bộ binh Ảnh: Khối chiến sĩ diễu binh với mũ A2.Trang bị không thể thiếu đối với chiến sĩ trong việc chống lại địch sử dụng vũ khí hoá học - sinh học đó chính là mặt nạ phòng hoá. Hiện nay, Quân đội ta đang đại trà loại mặt nạ MV-5 do Việt Nam tự chế tạo cho chiến sĩ bộ binh. Đây là khí tài có tính thuận tiện cao, kính rộng cho phép người lính có tầm quan sát tốt, cộng với việc cục lọc không khí có thể nhanh chóng thay thế dễ dàng, có tính năng vượt trội các loại cũ. Ảnh: Chiến sĩ với mặt nạ phòng hoá MV-5.Loại trang bị kế đến đó là đai mang đeo trang bị hay còn gọi là dây lưng tư bản, là trang bị được làm có độ bền cao, khó đứt, dùng để đeo ngang hông người lính (bên ngoài quân phục dã chiến) giúp cho mang theo các trang thiết bị cá nhân phụ trợ. Ảnh: Đai mang đeo trang bị điển hình của chiến sĩ bộ binh với dao găm, bạt che mưa, túi con và bi-đông đựng nước.Xẻng quân dụng cũng là trang bị không thể thiếu đối với người lính bộ binh. Đây là công cụ vô cùng đa năng, vừa có thể sử dụng để đào giao thông hào, công sự, hố cá nhân, vừa có thể sử dụng trong cận chiến chống lại đối phương hay các mối đe doạ khác. Ảnh: Chiến sĩ huấn luyện bắn súng tiểu liên Type-56, sau lưng mang theo xẻng quân dụng.Cuối cùng là vật dụng không thể không nhớ đến của người chiến sĩ đó chính là ba lô con cóc. Loại ba lô này có lịch sử được Quân đội ta sử dụng từ những năm tháng kháng chiến chống Mỹ và đã được liên tục cải tiến theo thời gian. Đến nay, ba lô đã chuyển sang may bằng vải có hoạ tiết rằn ri giống với quân phục dã chiến để tăng cao tính nguỵ trang cho người lính trong tác chiến, ẩn nấp. Ảnh: Chiến sĩ chuẩn bị hành quân dã ngoại với ba lô con cóc.Nhìn chung có thể nói rằng, trang bị của người lính bộ binh Việt Nam vẫn còn thiếu các loại đồ bảo hộ như áo giáp chống đạn, mũ chống đạn, tuy nhiên so với số lượng chiến sĩ đông đảo cùng với đó là tiềm lực kinh tế còn hạn chế, nên việc trang bị người lính như hiện nay là đã vô cùng cố gắng và đảm bảo yêu cầu. Hi vọng trong thời gian tới, sau khi các lực lượng được chú trọng đã cơ bản được hiện đại hoá, cán cân đầu tư sẽ dần chuyển hướng sang Lục quân trong đó có bộ binh, trang bị của người lính từ đó cũng sẽ được nâng cao. Ảnh: Huấn luyện chiến sĩ bộ binh mới tại đơn vị. Video Quá trình rèn luyện gian khổ của Bộ binh Quân đội Việt Nam - Nguồn: QPVN
Cũng giống như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới, Bộ binh là lực lượng chiếm quân số đông đảo nhất trong Quân đội Việt Nam. Đây là các đơn vị tạo nên sức mạnh tổng thể của thế trận Quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ và Nhân dân giao phó. Ảnh: Khối chiến sĩ bộ binh trong một cuộc diễu binh.
Với đặc thù chiến thuật, bất kể cho dù quân đội có sở hữu những loại vũ khí hiện đại, tiên tiến, tầm đánh xa tới đâu thì việc giải quyết dứt điểm chiến trường và kết liễu quân thù đều phải có sự chiến đấu trực tiếp của lực lượng mặt đất, mà chiếm yếu tố quan trọng nhất là bộ binh. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Việt Nam xung phong chiếm lĩnh trận địa với sự yểm trợ của xe thiết giáp BTR-60PB
Hiện nay, lực lượng Lục quân Việt Nam trong đó có bộ binh vẫn đang được từng bước hiện đại, chậm mà chắc. Có thể thấy, tuy còn nhiều thiếu thốn, nhưng trang bị của người chiến sĩ bộ binh Việt Nam vẫn đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán cao và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tác chiến trên chiến trường. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Việt Nam huấn luyện tác chiến đêm.
Trước hết và là quan trọng nhất đối với người chiến sĩ bộ binh đó chính là vũ khí. Hiện nay Quân đội Việt Nam đang trang bị đại trà súng tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất hoặc các biến thể của nó được chế tạo bởi Trung Quốc, Hungary, Đông Đức,... cho từng chiến sĩ bộ binh, ngoài ra còn có các loại hoả khí cá nhân khác như súng chống tăng RPG, súng máy hạng nhẹ RPD/RPK hoặc PKM, súng phóng lựu cầm tay M-79. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ thay thế các loại tiểu liên cũ bằng loại mới hơn do trong nước tự sản xuất đó là STV-215/380. Ảnh: Đội hình bộ binh xung phong vượt cửa mở.
Tiếp theo đó chính là túi đựng hộp tiếp đạn, hay còn gọi là bao xe. Loại bao xe hiện đại nhất hiện nay do Việt Nam chế tạo là loại K-15 cho phép mang theo 4 hộp tiếp đạn súng AK, 4 quả lựu đạn và các dụng cụ bảo dưỡng súng, túi cứu thương. Ngoài ra đối với chiến sĩ mang súng M-79, RPG, RPD đã có các loại túi mang đạn, áo vest mang đạn chuyên dụng
Ảnh: Chiến sĩ bộ binh đột kích với bao xe K-15 kiểu mới
Bảo vệ đầu của chiến sĩ là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thực tế chiến đấu cũng như diễn tập, do đó, Tổng cục Hậu cần đã cho ra đời mẫu mũ huấn luyện A2 dành cho nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Mũ có kiểu dáng hiện đại, làm từ nhựa PA có độ bền cao hơn nhiều lần so với mũ cối cũ, cùng với đó là khả năng có thể chống các loại đất đá, mảnh văng, nhưng không chống được đạn. Hiện nay mũ đã được đại trà số lượng lớn cho chiến sĩ bộ binh Ảnh: Khối chiến sĩ diễu binh với mũ A2.
Trang bị không thể thiếu đối với chiến sĩ trong việc chống lại địch sử dụng vũ khí hoá học - sinh học đó chính là mặt nạ phòng hoá. Hiện nay, Quân đội ta đang đại trà loại mặt nạ MV-5 do Việt Nam tự chế tạo cho chiến sĩ bộ binh. Đây là khí tài có tính thuận tiện cao, kính rộng cho phép người lính có tầm quan sát tốt, cộng với việc cục lọc không khí có thể nhanh chóng thay thế dễ dàng, có tính năng vượt trội các loại cũ. Ảnh: Chiến sĩ với mặt nạ phòng hoá MV-5.
Loại trang bị kế đến đó là đai mang đeo trang bị hay còn gọi là dây lưng tư bản, là trang bị được làm có độ bền cao, khó đứt, dùng để đeo ngang hông người lính (bên ngoài quân phục dã chiến) giúp cho mang theo các trang thiết bị cá nhân phụ trợ. Ảnh: Đai mang đeo trang bị điển hình của chiến sĩ bộ binh với dao găm, bạt che mưa, túi con và bi-đông đựng nước.
Xẻng quân dụng cũng là trang bị không thể thiếu đối với người lính bộ binh. Đây là công cụ vô cùng đa năng, vừa có thể sử dụng để đào giao thông hào, công sự, hố cá nhân, vừa có thể sử dụng trong cận chiến chống lại đối phương hay các mối đe doạ khác. Ảnh: Chiến sĩ huấn luyện bắn súng tiểu liên Type-56, sau lưng mang theo xẻng quân dụng.
Cuối cùng là vật dụng không thể không nhớ đến của người chiến sĩ đó chính là ba lô con cóc. Loại ba lô này có lịch sử được Quân đội ta sử dụng từ những năm tháng kháng chiến chống Mỹ và đã được liên tục cải tiến theo thời gian. Đến nay, ba lô đã chuyển sang may bằng vải có hoạ tiết rằn ri giống với quân phục dã chiến để tăng cao tính nguỵ trang cho người lính trong tác chiến, ẩn nấp. Ảnh: Chiến sĩ chuẩn bị hành quân dã ngoại với ba lô con cóc.
Nhìn chung có thể nói rằng, trang bị của người lính bộ binh Việt Nam vẫn còn thiếu các loại đồ bảo hộ như áo giáp chống đạn, mũ chống đạn, tuy nhiên so với số lượng chiến sĩ đông đảo cùng với đó là tiềm lực kinh tế còn hạn chế, nên việc trang bị người lính như hiện nay là đã vô cùng cố gắng và đảm bảo yêu cầu. Hi vọng trong thời gian tới, sau khi các lực lượng được chú trọng đã cơ bản được hiện đại hoá, cán cân đầu tư sẽ dần chuyển hướng sang Lục quân trong đó có bộ binh, trang bị của người lính từ đó cũng sẽ được nâng cao. Ảnh: Huấn luyện chiến sĩ bộ binh mới tại đơn vị.
Video Quá trình rèn luyện gian khổ của Bộ binh Quân đội Việt Nam - Nguồn: QPVN