Trận đánh Đường 9 - Nam Lào có thể coi là bước ngoặt trong đời binh nghiệp của đồng chí Phùng Quang Thanh. Dưới ngòi bút của nhà báo Đức Toại trong bài viết "Người chỉ huy là dũng sĩ", đã khắc họa được phần nào chân dung, và phẩm chất tốt đẹp của đồng chí Phùng Quang Thanh - khi này mới chỉ đeo quân hàm Thượng sĩ.Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào hay còn có tên gọi Lam Sơn 719 (theo cách gọi của Mỹ ngụy), là cuộc thử lửa đầu tiên của Mỹ về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, mà chúng đã dày công "thiết kế".Hiểu được ý đồ nham hiểm của Mỹ trong việc "dùng người Việt đánh người Việt", quân giải phóng đã lên phương án tác chiến theo lối chiến tranh quy ước, sẵn sàng độ sức "sòng phẳng" với đối phương.Tung vào cuộc chiến này, phía Mỹ ngụy có khoảng 50.000 quân cùng nhiều vũ khí hạng nặng, trong đó có tới 1100 trực thăng, 300 cường kích, 50 máy bay vận tải, 50 máy bay ném bom B-52.Trong khi đó quân giải phóng có 60.000 quân, 88 xe tăng cùng vài chục khẩu đại bác. Ngoài ra, chúng ta còn huy động khoảng 300 pháo phòng không các loại, để tiến hành áp chế không quân địch.Kết quả của chiến dịch Đường 9 Nam Lào được cho là thắng lợi mang tính chiến lược của Quân Giải phóng miền nam Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch đánh dấu bước phát triển mới của quân giải phóng, khi chúng ta lần đầu chiến đấu theo lối đánh chiến tranh chính quy, sòng phẳng với đối phương và đã giành thắng loại.Bằng việc sử dụng chiến thuật "tiền pháo hậu xung", sử dụng hỏa lực pháo binh để yểm trợ cho bộ binh tiến quân, chúng ta không những đã đè bẹp được sự kháng cự của địch, mà còn "san bằng" lợi thế về hỏa lực của đối phương.Các nhà sử học cũng cho rằng, thất bại của Mỹ ngụy trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào, một phần tới tự sự chỉ huy yếu kém của các tướng lĩnh Mỹ. Ngoài ra, việc một cuộc hành quân quy mô lớn, bị lộ kế hoạch từ trước cũng khiến Mỹ ngụy mất đi lợi thế bất ngờ, khi quân giải phóng đã chuẩn bị phương án đối phó hữu hiệu.Chiến dịch kết thúc sau 45 ngày giao tranh ác liệt, bộ đội ta tiêu diệt 1138 xe quân sự của đối phương, phá hủy 112 khẩu đại bác và cối cỡ lớn, thu giữ 2 trực thăng, 24 xe quân sự, 78 khẩu đại bác cùng 2000 súng bộ binh.Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ, vốn đã tốn của Lầu Năm Góc không ít tiền của và chất xám, từng được coi là "tương lai của chiến tranh", giờ đây lại thất bại thảm hại tại hạ Lào.Chiến thắng của quân giải phóng tại Đường 9 Nam Lào, còn được giới phân tích quân sự khắp thế giới mổ xẻ và nghiên cứu, để tìm ra các điểm yếu chết người trong chiến thuật trực thăng vận đắt đỏ và hiện đại bậc nhất thời bấy giờ.Tờ Người quan sát mới của Pháp số ra ngày 29/3/1971 chỉ ra rằng, thất bại của cuộc hành quân Lam Sơn 719, đã chỉ ra bản chất của công nghệ quân sự hiện đại của Mỹ - đó là việc những phương tiện đắt đỏ như máy bay lên thẳng, vốn dĩ không thể giúp được Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: Lính Mỹ ngụy tranh nhau đu bám trực thăng để thoát khỏi mặt trận Đường 9 Nam Lào. Nguồn ảnh: TTXVN/Vietnamplus. Trực thăng UH-1 - linh hồn của chiến thuật Trực thăng Vận do Mỹ "đạo diễn" trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: A338.
Trận đánh Đường 9 - Nam Lào có thể coi là bước ngoặt trong đời binh nghiệp của đồng chí Phùng Quang Thanh. Dưới ngòi bút của nhà báo Đức Toại trong bài viết "Người chỉ huy là dũng sĩ", đã khắc họa được phần nào chân dung, và phẩm chất tốt đẹp của đồng chí Phùng Quang Thanh - khi này mới chỉ đeo quân hàm Thượng sĩ.
Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào hay còn có tên gọi Lam Sơn 719 (theo cách gọi của Mỹ ngụy), là cuộc thử lửa đầu tiên của Mỹ về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, mà chúng đã dày công "thiết kế".
Hiểu được ý đồ nham hiểm của Mỹ trong việc "dùng người Việt đánh người Việt", quân giải phóng đã lên phương án tác chiến theo lối chiến tranh quy ước, sẵn sàng độ sức "sòng phẳng" với đối phương.
Tung vào cuộc chiến này, phía Mỹ ngụy có khoảng 50.000 quân cùng nhiều vũ khí hạng nặng, trong đó có tới 1100 trực thăng, 300 cường kích, 50 máy bay vận tải, 50 máy bay ném bom B-52.
Trong khi đó quân giải phóng có 60.000 quân, 88 xe tăng cùng vài chục khẩu đại bác. Ngoài ra, chúng ta còn huy động khoảng 300 pháo phòng không các loại, để tiến hành áp chế không quân địch.
Kết quả của chiến dịch Đường 9 Nam Lào được cho là thắng lợi mang tính chiến lược của Quân Giải phóng miền nam Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch đánh dấu bước phát triển mới của quân giải phóng, khi chúng ta lần đầu chiến đấu theo lối đánh chiến tranh chính quy, sòng phẳng với đối phương và đã giành thắng loại.
Bằng việc sử dụng chiến thuật "tiền pháo hậu xung", sử dụng hỏa lực pháo binh để yểm trợ cho bộ binh tiến quân, chúng ta không những đã đè bẹp được sự kháng cự của địch, mà còn "san bằng" lợi thế về hỏa lực của đối phương.
Các nhà sử học cũng cho rằng, thất bại của Mỹ ngụy trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào, một phần tới tự sự chỉ huy yếu kém của các tướng lĩnh Mỹ. Ngoài ra, việc một cuộc hành quân quy mô lớn, bị lộ kế hoạch từ trước cũng khiến Mỹ ngụy mất đi lợi thế bất ngờ, khi quân giải phóng đã chuẩn bị phương án đối phó hữu hiệu.
Chiến dịch kết thúc sau 45 ngày giao tranh ác liệt, bộ đội ta tiêu diệt 1138 xe quân sự của đối phương, phá hủy 112 khẩu đại bác và cối cỡ lớn, thu giữ 2 trực thăng, 24 xe quân sự, 78 khẩu đại bác cùng 2000 súng bộ binh.
Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ, vốn đã tốn của Lầu Năm Góc không ít tiền của và chất xám, từng được coi là "tương lai của chiến tranh", giờ đây lại thất bại thảm hại tại hạ Lào.
Chiến thắng của quân giải phóng tại Đường 9 Nam Lào, còn được giới phân tích quân sự khắp thế giới mổ xẻ và nghiên cứu, để tìm ra các điểm yếu chết người trong chiến thuật trực thăng vận đắt đỏ và hiện đại bậc nhất thời bấy giờ.
Tờ Người quan sát mới của Pháp số ra ngày 29/3/1971 chỉ ra rằng, thất bại của cuộc hành quân Lam Sơn 719, đã chỉ ra bản chất của công nghệ quân sự hiện đại của Mỹ - đó là việc những phương tiện đắt đỏ như máy bay lên thẳng, vốn dĩ không thể giúp được Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: Lính Mỹ ngụy tranh nhau đu bám trực thăng để thoát khỏi mặt trận Đường 9 Nam Lào. Nguồn ảnh: TTXVN/Vietnamplus.
Trực thăng UH-1 - linh hồn của chiến thuật Trực thăng Vận do Mỹ "đạo diễn" trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: A338.