Từ ngày 10 - 20/5/1969, quân đội Mỹ mở cuộc tấn công vào núi A Bia, thuộc huyện A Lưới, nhưng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân giải phóng. Báo chí Mỹ gọi A Bia là trận chiến Đồi thịt băm.A Bia ngày nay thuộc địa phận xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có độ cao 937m và nằm gần 3 mỏm núi: cao điểm 916, 903 ở phía Tây Bắc và cao điểm 900 nằm về phía Đông Nam. Ba cao điểm này kết hợp với A Bia hình thành thế chân vạc; nếu chiếm lĩnh được thì toàn bộ thung lũng A Lưới, đối phương quen gọi là A Sầu, dài chừng 20 km sẽ bị đặt trong tầm khống chế. Khi phát hiện một đơn vị chủ lực quân giải phóng đang đồn trú tại đây, quân đội Mỹ đã quyết định mở cuộc tấn công nhằm kiểm soát cao điểm này. Theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam MACV, trận đánh vào cao điểm 937- A Bia là giai đoạn hai của chiến dịch đầy tham vọng mang tên: “Apache Snow”. Quân đội Mỹ quyết định huy động lực lượng tham chiến tương đương 2 sư đoàn.Với tham vọng đánh nhanh thắng nhanh vào A Bia, Mỹ đã xây dựng ở phía Đông trục đường 14 (đường Hồ Chí Minh chạy qua thung lũng A Lưới ngày nay), 5 căn cứ quân sự gồm: động Cô Pung, động A Rlau, động Tách, Đèo A Co và Tà Bạt. Không quân Mỹ đồn trú ở Đà Nẵng và Phú Bài đều được huy động theo yêu cầu. Phán đoán ý đồ của đối phương, Quân khu Trị Thiên điều Trung đoàn 3, do Trung đoàn trưởng Ma Vĩnh Lan chỉ huy; đồng chí Kiều Tam Nguyên làm Chính ủy vào A Lưới ứng phó. Sát cánh cùng Trung đoàn 3 là bộ đội địa phương và du kích các xã của quận 3 miền Tây Thừa Thiên (nay thuộc huyện A Lưới). Để đối phó với phi pháo của đối phương, Trung đoàn 3 đã cho công binh khoét núi xây dựng hầm hào ở núi A Bia và giao trách nhiệm cho Tiểu đoàn 8 (được tăng cường Đại đội cối 82 ly) giữ chốt nhằm thu hút địch. Hai đơn vị còn lại, Trung đoàn giao Tiểu đoàn 7, tiến công trên các điểm cao 916 và 903, Tiểu đoàn 9 dự bị. Phương án “vận động tấn công kết hợp chốt” phù hợp với thực tiễn chiến trường, vừa chủ động đánh địch vừa hạn chế tổn thất. Sau nhiều giờ thả bom và bắn phá, gần trưa ngày 10/5/1969, Mỹ bắt đầu sử dụng trực thăng đổ quân xuống A Bia. Binh lính của Tiểu đoàn 3, thuộc Lữ đoàn 187 do Trung tá Weldon Honeycutt chỉ huy, đổ bộ xuống điểm cao 500 và 400, cách A Bia khoảng 1km về phía Đông - Đông Bắc, nhưng đã bị Đại đội 5, Tiểu đoàn 8, quân giải phóng Miền Nam dùng pháo 82 ly đánh phủ đầu khi vừa tiếp đất, buộc phải rút lui. Ở cao điểm 903, binh sĩ của Đại đội 1 Mỹ vừa đổ bộ, chưa kịp phân tán đã bị pháo 82 ly của quân giải phóng bắn vào đội hình, buộc phải tháo chạy. Ngày đầu, các hướng tấn công của Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 187 Mỹ đều bị bẻ gãy nên Lữ đoàn 3 dù Mỹ, đã điều thêm 2 tiểu đoàn nhằm chiếm cao điểm 903, 916 và các mỏm đồi phía dưới. Địch hình thành 3 hướng đồng loạt tấn công lên A Bia, nhưng bị lực lượng Tiểu đoàn 7 cầm chân, liên tục tấn công làm cho đội quân viễn chinh hoang mang, bị động. Thậm chí, trực thăng vũ trang AH-1 Cobra đã bắn nhầm vào quân Mỹ, làm 2 binh sĩ tử trận và 35 người bị thương, trong đó có Trung tá W. Honeycutt, Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn. Đặc công của Quân khu Trị Thiên tấn công vào Chỉ huy sở Lữ đoàn 3, Sư đoàn dù 101 ở Động Tranh; tập kích tiêu diệt trận địa pháo của Mỹ ở động Ta Tách, đánh vào trận địa pháo Mỹ trên động A Rlau buộc Mỹ phải phân tán lực lượng. Sau 3 ngày chủ động tấn công, Chỉ huy Trung đoàn 3 của ta quyết định giao Tiểu đoàn 8 tiếp tục giữ chốt A Bia, Tiểu đoàn 7 giữ cao điểm 903; điều Tiểu đoàn 9 dự bị vào hoạt động ở A Lê Thiêm, A Lê Lốc; đồng thời dùng lực lượng đặc công liên tục tập kích vào các vị trí đóng quân của Mỹ. Riêng tại A Bia, đơn vị giữ chốt đã hứng chịu 5 tầng hỏa lực của đối phương bao gồm máy bay B-52, phi pháo phản lực, trực thăng vũ trang UH-1 Cobra, đạn pháo và cuối cùng là hỏa lực của bộ binh nhưng cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 7 vẫn bám trận địa, một tấc không đi, một ly không rời, thề sống chết với A Bia. Sau 1 tuần căng mình chiến đấu, thấy mục tiêu tiêu diệt nhiều sinh lực địch đã hoàn thành, đêm 18/5, các đơn vị của Trung đoàn 3 quân giải phóng bắt đầu rút lui, chỉ để lại A Bia một bộ phận nghi binh. Mãi đến chiều cùng ngày, binh sĩ của Tiểu đoàn 3, Lữa đoàn 187, Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Airbonre mới đặt chân lên đỉnh A Bia. Đến ngày 05/06, chỉ vài ngày sau khi chiếm được A Bia vô cùng khó khăn, quân đội Mỹ đã phải rút lui, vì A Bia không có giá trị chiến lược thực sự. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm lại Đồi Thịt Băm một tháng sau đó. Tướng General Zais phải thừa nhận: “Tầm quan trọng duy nhất của ngọn đồi là quân giải phóng đóng quân ở đó, còn bản thân ngọn đồi không hề có ý nghĩa chiến thuật”. Đối với Quân đội Mỹ, Hamburger Hill được mô tả là: Ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, làm rung chuyển chính trường nước Mỹ, dẫn đến kết cục buộc chính quyền Mỹ phải từ bỏ Chiến lược chiến tranh cục bộ, từng bước rút quân và thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
Từ ngày 10 - 20/5/1969, quân đội Mỹ mở cuộc tấn công vào núi A Bia, thuộc huyện A Lưới, nhưng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân giải phóng. Báo chí Mỹ gọi A Bia là trận chiến Đồi thịt băm.
A Bia ngày nay thuộc địa phận xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có độ cao 937m và nằm gần 3 mỏm núi: cao điểm 916, 903 ở phía Tây Bắc và cao điểm 900 nằm về phía Đông Nam.
Ba cao điểm này kết hợp với A Bia hình thành thế chân vạc; nếu chiếm lĩnh được thì toàn bộ thung lũng A Lưới, đối phương quen gọi là A Sầu, dài chừng 20 km sẽ bị đặt trong tầm khống chế. Khi phát hiện một đơn vị chủ lực quân giải phóng đang đồn trú tại đây, quân đội Mỹ đã quyết định mở cuộc tấn công nhằm kiểm soát cao điểm này.
Theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam MACV, trận đánh vào cao điểm 937- A Bia là giai đoạn hai của chiến dịch đầy tham vọng mang tên: “Apache Snow”. Quân đội Mỹ quyết định huy động lực lượng tham chiến tương đương 2 sư đoàn.
Với tham vọng đánh nhanh thắng nhanh vào A Bia, Mỹ đã xây dựng ở phía Đông trục đường 14 (đường Hồ Chí Minh chạy qua thung lũng A Lưới ngày nay), 5 căn cứ quân sự gồm: động Cô Pung, động A Rlau, động Tách, Đèo A Co và Tà Bạt. Không quân Mỹ đồn trú ở Đà Nẵng và Phú Bài đều được huy động theo yêu cầu.
Phán đoán ý đồ của đối phương, Quân khu Trị Thiên điều Trung đoàn 3, do Trung đoàn trưởng Ma Vĩnh Lan chỉ huy; đồng chí Kiều Tam Nguyên làm Chính ủy vào A Lưới ứng phó. Sát cánh cùng Trung đoàn 3 là bộ đội địa phương và du kích các xã của quận 3 miền Tây Thừa Thiên (nay thuộc huyện A Lưới).
Để đối phó với phi pháo của đối phương, Trung đoàn 3 đã cho công binh khoét núi xây dựng hầm hào ở núi A Bia và giao trách nhiệm cho Tiểu đoàn 8 (được tăng cường Đại đội cối 82 ly) giữ chốt nhằm thu hút địch. Hai đơn vị còn lại, Trung đoàn giao Tiểu đoàn 7, tiến công trên các điểm cao 916 và 903, Tiểu đoàn 9 dự bị.
Phương án “vận động tấn công kết hợp chốt” phù hợp với thực tiễn chiến trường, vừa chủ động đánh địch vừa hạn chế tổn thất. Sau nhiều giờ thả bom và bắn phá, gần trưa ngày 10/5/1969, Mỹ bắt đầu sử dụng trực thăng đổ quân xuống A Bia.
Binh lính của Tiểu đoàn 3, thuộc Lữ đoàn 187 do Trung tá Weldon Honeycutt chỉ huy, đổ bộ xuống điểm cao 500 và 400, cách A Bia khoảng 1km về phía Đông - Đông Bắc, nhưng đã bị Đại đội 5, Tiểu đoàn 8, quân giải phóng Miền Nam dùng pháo 82 ly đánh phủ đầu khi vừa tiếp đất, buộc phải rút lui.
Ở cao điểm 903, binh sĩ của Đại đội 1 Mỹ vừa đổ bộ, chưa kịp phân tán đã bị pháo 82 ly của quân giải phóng bắn vào đội hình, buộc phải tháo chạy. Ngày đầu, các hướng tấn công của Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 187 Mỹ đều bị bẻ gãy nên Lữ đoàn 3 dù Mỹ, đã điều thêm 2 tiểu đoàn nhằm chiếm cao điểm 903, 916 và các mỏm đồi phía dưới.
Địch hình thành 3 hướng đồng loạt tấn công lên A Bia, nhưng bị lực lượng Tiểu đoàn 7 cầm chân, liên tục tấn công làm cho đội quân viễn chinh hoang mang, bị động. Thậm chí, trực thăng vũ trang AH-1 Cobra đã bắn nhầm vào quân Mỹ, làm 2 binh sĩ tử trận và 35 người bị thương, trong đó có Trung tá W. Honeycutt, Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn.
Đặc công của Quân khu Trị Thiên tấn công vào Chỉ huy sở Lữ đoàn 3, Sư đoàn dù 101 ở Động Tranh; tập kích tiêu diệt trận địa pháo của Mỹ ở động Ta Tách, đánh vào trận địa pháo Mỹ trên động A Rlau buộc Mỹ phải phân tán lực lượng.
Sau 3 ngày chủ động tấn công, Chỉ huy Trung đoàn 3 của ta quyết định giao Tiểu đoàn 8 tiếp tục giữ chốt A Bia, Tiểu đoàn 7 giữ cao điểm 903; điều Tiểu đoàn 9 dự bị vào hoạt động ở A Lê Thiêm, A Lê Lốc; đồng thời dùng lực lượng đặc công liên tục tập kích vào các vị trí đóng quân của Mỹ.
Riêng tại A Bia, đơn vị giữ chốt đã hứng chịu 5 tầng hỏa lực của đối phương bao gồm máy bay B-52, phi pháo phản lực, trực thăng vũ trang UH-1 Cobra, đạn pháo và cuối cùng là hỏa lực của bộ binh nhưng cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 7 vẫn bám trận địa, một tấc không đi, một ly không rời, thề sống chết với A Bia.
Sau 1 tuần căng mình chiến đấu, thấy mục tiêu tiêu diệt nhiều sinh lực địch đã hoàn thành, đêm 18/5, các đơn vị của Trung đoàn 3 quân giải phóng bắt đầu rút lui, chỉ để lại A Bia một bộ phận nghi binh. Mãi đến chiều cùng ngày, binh sĩ của Tiểu đoàn 3, Lữa đoàn 187, Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Airbonre mới đặt chân lên đỉnh A Bia.
Đến ngày 05/06, chỉ vài ngày sau khi chiếm được A Bia vô cùng khó khăn, quân đội Mỹ đã phải rút lui, vì A Bia không có giá trị chiến lược thực sự. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm lại Đồi Thịt Băm một tháng sau đó. Tướng General Zais phải thừa nhận: “Tầm quan trọng duy nhất của ngọn đồi là quân giải phóng đóng quân ở đó, còn bản thân ngọn đồi không hề có ý nghĩa chiến thuật”.
Đối với Quân đội Mỹ, Hamburger Hill được mô tả là: Ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, làm rung chuyển chính trường nước Mỹ, dẫn đến kết cục buộc chính quyền Mỹ phải từ bỏ Chiến lược chiến tranh cục bộ, từng bước rút quân và thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.