Trạm kiểm soát Charlie hay còn được gọi là Trạm C là một trong những cửa ngõ giao thương cuối cùng còn sót lại ở Berlin sau khi phía Đông Đức chính thức xây dựng bức tường Berlin, chia đôi thủ đô của nước Đức. Nguồn ảnh: Commons.Trạm C tại Berlin là một trong nhiều nút giao thông qua lại từ Tây và Đông Berlin nhưng vì nhiều lý do, nó lại là địa điểm nổi tiếng nhất dọc bức tường này. Nguồn ảnh: Commons.Sau khi phía Đông Đức và Liên Xô xây dựng bức tường Berlin, người dân Berlin không còn được phép tự do qua lại giữa hai phần thủ đô nữa mà buộc phải đi qua các trạm kiểm soát, Trạm Charlie là một trong số đó. Ảnh: Biển báo nổi tiếng có viết "Bạn đang rời khỏi khu vực của Mỹ" bằng 4 thứ tiếng khác nhau. Điều khiến bức biển báo này nổi tiếng đó là nó được đặt ở Trạm C, trong lòng thủ đô nước Đức nhưng lại được ghi là "khu vực của Mỹ". Nguồn ảnh: Commons.Sau khi trạm được thành lập, người dân di chuyển giữa Đông và Tây Berlin phải xuất trình hộ chiến như đi ra nước ngoài. Tuy nhiên, để hạn chế những người ở phía Đông trốn sang phía Tây, thường thì chỉ những người ở phía Tây được phép đi sang phía Đông. Nguồn ảnh: Commons.Phía Đông Berlin, trạm kiểm soát được đặt rất nhiều hàng rào chống tăng, hầu hết các tòa nhà cao tầng xung quanh trạm Charlie đều được bố trí lính bắn tỉa trên nóc. Nguồn ảnh: Commons.Trạm kiểm sát Charlie nhìn từ phía Đông Đức, ở phía bên này, bảng chỉ dẫn hoàn toàn bằng tiếng Đức và không hề nhắc tới việc đây là khu vực hay lãnh thổ của Liên Xô như bảng chỉ đường ở phía Tây. Nguồn ảnh: Commons.Năm 1963, Tổng thống Mỹ Kennedy đã tới thăm trạm Charlie, từ phía Tây Berlin, ông đã trèo lên một dàn giáo để có thể nhìn sang được phía Đông Berlin. Nguồn ảnh: Commons.Căn nhà được đặt ở giữa trạm Charlie, ở giữa căn nhà là một vạch ngăn cách, người nào muốn di chuyển qua lại Đông và Tây Berlin sẽ được kiểm tra và thông quan ở đây, đường phía bên ngoài là dành cho phương tiện. Nguồn ảnh: Commons.Dấu thông hành được đóng vào hộ chiếu của những người qua lại giữa hai bờ Berlin. Từ việc là người dân sống trong cùng một thành phố, giờ đây mỗi lần đi lại giữa phía Đông và Tây Berlin người dân Đức phải sử dụng đến... hộ chiếu. Nguồn ảnh: Commons.Khu vực kiểm soát của Liên Xô với một chòi canh tại trạm kiểm sát Charlie. Ảnh chụp năm 1982. Nguồn ảnh: Commons.Năm 1961, khi bức tường Berlin mới được dựng lên, trạm Charlie đã nổi tiếng là nơi dàn xe tăng giữa Mỹ và Liên Xô, suýt dẫn tới một cuộc chạm trán giữa hai bên. Có lẽ chính vì lý do này mà trạm Charlie đã nổi tiếng ngay từ khi nó mới được đưa vào sử dụng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Commons.Ngày 9/11/1989, Trạm Charlie là nơi đầu tiên thất thủ trong làn sóng kép trong sự kiện "bức tường Berlin", thống nhất hai nửa nước Đức. Nguồn ảnh: Commons.Trạm Charlie ngày nay vẫn được giữa lại như một biểu tượng về sự chia cắt của nuóc Đức trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Commons.Sau khi bị dỡ bỏ, toàn bộ trạm kiểm soát Charlie đã được đưa tới bảo tàng Alliierten để lưu giữ. Nguồn ảnh: Commons.
Trạm kiểm soát Charlie hay còn được gọi là Trạm C là một trong những cửa ngõ giao thương cuối cùng còn sót lại ở Berlin sau khi phía Đông Đức chính thức xây dựng bức tường Berlin, chia đôi thủ đô của nước Đức. Nguồn ảnh: Commons.
Trạm C tại Berlin là một trong nhiều nút giao thông qua lại từ Tây và Đông Berlin nhưng vì nhiều lý do, nó lại là địa điểm nổi tiếng nhất dọc bức tường này. Nguồn ảnh: Commons.
Sau khi phía Đông Đức và Liên Xô xây dựng bức tường Berlin, người dân Berlin không còn được phép tự do qua lại giữa hai phần thủ đô nữa mà buộc phải đi qua các trạm kiểm soát, Trạm Charlie là một trong số đó. Ảnh: Biển báo nổi tiếng có viết "Bạn đang rời khỏi khu vực của Mỹ" bằng 4 thứ tiếng khác nhau. Điều khiến bức biển báo này nổi tiếng đó là nó được đặt ở Trạm C, trong lòng thủ đô nước Đức nhưng lại được ghi là "khu vực của Mỹ". Nguồn ảnh: Commons.
Sau khi trạm được thành lập, người dân di chuyển giữa Đông và Tây Berlin phải xuất trình hộ chiến như đi ra nước ngoài. Tuy nhiên, để hạn chế những người ở phía Đông trốn sang phía Tây, thường thì chỉ những người ở phía Tây được phép đi sang phía Đông. Nguồn ảnh: Commons.
Phía Đông Berlin, trạm kiểm soát được đặt rất nhiều hàng rào chống tăng, hầu hết các tòa nhà cao tầng xung quanh trạm Charlie đều được bố trí lính bắn tỉa trên nóc. Nguồn ảnh: Commons.
Trạm kiểm sát Charlie nhìn từ phía Đông Đức, ở phía bên này, bảng chỉ dẫn hoàn toàn bằng tiếng Đức và không hề nhắc tới việc đây là khu vực hay lãnh thổ của Liên Xô như bảng chỉ đường ở phía Tây. Nguồn ảnh: Commons.
Năm 1963, Tổng thống Mỹ Kennedy đã tới thăm trạm Charlie, từ phía Tây Berlin, ông đã trèo lên một dàn giáo để có thể nhìn sang được phía Đông Berlin. Nguồn ảnh: Commons.
Căn nhà được đặt ở giữa trạm Charlie, ở giữa căn nhà là một vạch ngăn cách, người nào muốn di chuyển qua lại Đông và Tây Berlin sẽ được kiểm tra và thông quan ở đây, đường phía bên ngoài là dành cho phương tiện. Nguồn ảnh: Commons.
Dấu thông hành được đóng vào hộ chiếu của những người qua lại giữa hai bờ Berlin. Từ việc là người dân sống trong cùng một thành phố, giờ đây mỗi lần đi lại giữa phía Đông và Tây Berlin người dân Đức phải sử dụng đến... hộ chiếu. Nguồn ảnh: Commons.
Khu vực kiểm soát của Liên Xô với một chòi canh tại trạm kiểm sát Charlie. Ảnh chụp năm 1982. Nguồn ảnh: Commons.
Năm 1961, khi bức tường Berlin mới được dựng lên, trạm Charlie đã nổi tiếng là nơi dàn xe tăng giữa Mỹ và Liên Xô, suýt dẫn tới một cuộc chạm trán giữa hai bên. Có lẽ chính vì lý do này mà trạm Charlie đã nổi tiếng ngay từ khi nó mới được đưa vào sử dụng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Commons.
Ngày 9/11/1989, Trạm Charlie là nơi đầu tiên thất thủ trong làn sóng kép trong sự kiện "bức tường Berlin", thống nhất hai nửa nước Đức. Nguồn ảnh: Commons.
Trạm Charlie ngày nay vẫn được giữa lại như một biểu tượng về sự chia cắt của nuóc Đức trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Commons.
Sau khi bị dỡ bỏ, toàn bộ trạm kiểm soát Charlie đã được đưa tới bảo tàng Alliierten để lưu giữ. Nguồn ảnh: Commons.