Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 25/10 cho biết: "Trong khoảng thời gian 24 giờ qua, phòng không Nga đã đánh chặn hai tên lửa chiến thuật ATACMS, một tên lửa đất đối không S-200 được chuyển đổi để tấn công các mục tiêu mặt đất, 2 tên lửa bức xạ HARM và 2 tên lửa phóng loạt HIMARS của Ukraine".Trước đó, Mỹ thông báo chuyển giao tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) cho Ukraine, có tầm bắn lên tới 165 km. Ngoại trưởng Ukraine cho biết, họ sẽ “thường xuyên” nhận được tên lửa ATACMS. Kiev từng nhiều lần yêu cầu Mỹ viện trợ tên lửa ATACMS; nhấn mạnh loại vũ khí này có thể thay đổi thế trận cuộc xung đột hiện nay với Nga.Sau khi Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine, nhà phân tích Larry Johnson của cơ quan tình báo Mỹ CIA, thừa nhận trên kênh YouTube của nhà báo Mỹ Stephen Gardner rằng, việc Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Kiev, không thể thay đổi tình hình ở mặt trận đối với quân đội Ukraine.Kênh Free Press đã phỏng vấn một nhà phân tích quân sự của Nga, đại tá đã nghỉ hưu Viktor Litovkin, liệu thông tin của cựu sĩ quan tình báo Mỹ Johnson có thể tin cậy được hay không? Chuyên gia Litovkin trả lời “Có thể tin tưởng được Larry Johnson”.Chuyên gia Litovkin cũng cho biết, ông có thông tin rằng, hiện có 20 tên lửa ATACMS đã được Mỹ gửi tới Ukraine. Hiện ông cũng không biết chúng còn lại bao nhiêu; nhưng việc phòng không Nga bắn hạ tên lửa ATACMS là điều hoàn toàn chắc chắn và không có gì đáng ngạc nhiên trong việc này.Theo chuyên gia Litovkin, mấu tên lửa ATACMS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine là những phiên bản đời đầu. Đây là một tên lửa đạn đạo thuần túy, có tầm bắn tối đa 160 km và hoàn toàn không thể thay đổi quỹ đạo trên đường bay.Khi tên lửa ATACMS rời bệ phóng, nó bay theo một quỹ đạo cố định; tên lửa được lái đến mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường quán tính, có sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS để điều chỉnh sai số. Phương thức dẫn đường của ATACMS tương tự như tên lửa M-31, cũng sử dụng phóng từ bệ phóng HIMARS.Tên lửa ATACMS sử dụng đầu đạn chùm nặng 500 kg và mang theo 960 quả đạn con để tăng khả năng sát thương mục tiêu. Do đó, loại tên lửa này trước hết không nhằm mục đích tấn công sinh lực, vì lực lượng này nếu trong xe thiết giáp hoặc trong hầm, hay mang giáp bảo hộ thì khả năng sát thương kém.Tuy nhiên tên lửa ATACMS sử dụng đạn chùm sẽ phát huy tốt tác dụng khi bắn phá các mục tiêu như sân bay với máy bay đỗ lộ thiên (không có hầm chứa). Trong báo cáo tóm tắt của Bộ Quốc phòng Anh vào ngày 19/10 cho biết, Nga đã thiệt hại 14 trực thăng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS của Ukraine vào hai sân bay. Sau những thành công ban đầu, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ được tên lửa ATACMS ở Crimea, vì bán đảo này được hệ thống phòng không bảo vệ khá tốt. Theo Litovkin, ATACMS có thể bị bắn hạ bởi nhiều loại vũ khí phòng không của Nga như Tor-M2/M3, Buk-M2, S-350, S-400 và thậm chí là Pantsir-S.Theo chuyên gia Litovkin, ATACMS thực sự là vũ khí tấn công nguy hiểm, nhưng chỉ phát huy tối đa khi tấn công các mục tiêu không được bảo vệ và chúng không thể gây ra những khó khăn lớn cho các hệ thống phòng không đánh chặn của Nga, vì quỹ đạo bay rất đơn giản. ATACMS có nhiều phiên bản khác nhau với tầm bắn từ 160km đến 350km. Phiên bản ATACMS mà Mỹ chuyển cho Ukraine có tầm bắn khoảng 160km, xa hơn gấp đôi so với tên lửa M-31 mà Mỹ đã viện trợ trước đó. Chính quyền Mỹ từng lưỡng lự khi viện trợ ATACMS cho Ukraine, do lo ngại nguy cơ leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột.Các quan chức Nga đã chỉ trích gay gắt động thái của Mỹ khi tiếp tục viện trợ vũ khí tấn công tầm xa cho Ukraine; đồng thời nhấn mạnh, Moskva có đủ các vũ khí để đánh chặn ATACMS và việc chuyển giao này sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình của các hoạt động quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi động thái của Mỹ là “sai lầm” và điều này chỉ “tạo thêm mối đe dọa”. Tuy nhiên, Tổng thống Putin tuyên bố, quân đội Nga “sẽ đẩy lùi” ATACMS và các loại vũ khí này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.Chuyên gia Litovkin cho rằng, tên lửa ATACMS hoàn toàn không hiệu quả vì trước hết là nó không có số lượng nhiều. Ngoài ra, ATACMS yêu cầu cách tiếp cận riêng, phụ tùng thay thế riêng và thành thạo kỹ thuật. Nhưng đơn giản là không có nhiều chuyên gia như vậy trong Quân đội Ukraine.Và điều quan trọng nhất theo chuyên gia Litovkin, là tất cả các vũ khí của Ukraine hiện nay đều không được bảo vệ từ trên không; do vậy có thể bị tấn công bởi không quân, pháo binh và tên lửa của Nga. Do đó, ATACMS không thể là vũ khí thay đổi cục diện chiến trường như lời khẳng định của Kiev.
Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 25/10 cho biết: "Trong khoảng thời gian 24 giờ qua, phòng không Nga đã đánh chặn hai tên lửa chiến thuật ATACMS, một tên lửa đất đối không S-200 được chuyển đổi để tấn công các mục tiêu mặt đất, 2 tên lửa bức xạ HARM và 2 tên lửa phóng loạt HIMARS của Ukraine".
Trước đó, Mỹ thông báo chuyển giao tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) cho Ukraine, có tầm bắn lên tới 165 km. Ngoại trưởng Ukraine cho biết, họ sẽ “thường xuyên” nhận được tên lửa ATACMS. Kiev từng nhiều lần yêu cầu Mỹ viện trợ tên lửa ATACMS; nhấn mạnh loại vũ khí này có thể thay đổi thế trận cuộc xung đột hiện nay với Nga.
Sau khi Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine, nhà phân tích Larry Johnson của cơ quan tình báo Mỹ CIA, thừa nhận trên kênh YouTube của nhà báo Mỹ Stephen Gardner rằng, việc Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Kiev, không thể thay đổi tình hình ở mặt trận đối với quân đội Ukraine.
Kênh Free Press đã phỏng vấn một nhà phân tích quân sự của Nga, đại tá đã nghỉ hưu Viktor Litovkin, liệu thông tin của cựu sĩ quan tình báo Mỹ Johnson có thể tin cậy được hay không? Chuyên gia Litovkin trả lời “Có thể tin tưởng được Larry Johnson”.
Chuyên gia Litovkin cũng cho biết, ông có thông tin rằng, hiện có 20 tên lửa ATACMS đã được Mỹ gửi tới Ukraine. Hiện ông cũng không biết chúng còn lại bao nhiêu; nhưng việc phòng không Nga bắn hạ tên lửa ATACMS là điều hoàn toàn chắc chắn và không có gì đáng ngạc nhiên trong việc này.
Theo chuyên gia Litovkin, mấu tên lửa ATACMS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine là những phiên bản đời đầu. Đây là một tên lửa đạn đạo thuần túy, có tầm bắn tối đa 160 km và hoàn toàn không thể thay đổi quỹ đạo trên đường bay.
Khi tên lửa ATACMS rời bệ phóng, nó bay theo một quỹ đạo cố định; tên lửa được lái đến mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường quán tính, có sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS để điều chỉnh sai số. Phương thức dẫn đường của ATACMS tương tự như tên lửa M-31, cũng sử dụng phóng từ bệ phóng HIMARS.
Tên lửa ATACMS sử dụng đầu đạn chùm nặng 500 kg và mang theo 960 quả đạn con để tăng khả năng sát thương mục tiêu. Do đó, loại tên lửa này trước hết không nhằm mục đích tấn công sinh lực, vì lực lượng này nếu trong xe thiết giáp hoặc trong hầm, hay mang giáp bảo hộ thì khả năng sát thương kém.
Tuy nhiên tên lửa ATACMS sử dụng đạn chùm sẽ phát huy tốt tác dụng khi bắn phá các mục tiêu như sân bay với máy bay đỗ lộ thiên (không có hầm chứa). Trong báo cáo tóm tắt của Bộ Quốc phòng Anh vào ngày 19/10 cho biết, Nga đã thiệt hại 14 trực thăng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS của Ukraine vào hai sân bay.
Sau những thành công ban đầu, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ được tên lửa ATACMS ở Crimea, vì bán đảo này được hệ thống phòng không bảo vệ khá tốt. Theo Litovkin, ATACMS có thể bị bắn hạ bởi nhiều loại vũ khí phòng không của Nga như Tor-M2/M3, Buk-M2, S-350, S-400 và thậm chí là Pantsir-S.
Theo chuyên gia Litovkin, ATACMS thực sự là vũ khí tấn công nguy hiểm, nhưng chỉ phát huy tối đa khi tấn công các mục tiêu không được bảo vệ và chúng không thể gây ra những khó khăn lớn cho các hệ thống phòng không đánh chặn của Nga, vì quỹ đạo bay rất đơn giản.
ATACMS có nhiều phiên bản khác nhau với tầm bắn từ 160km đến 350km. Phiên bản ATACMS mà Mỹ chuyển cho Ukraine có tầm bắn khoảng 160km, xa hơn gấp đôi so với tên lửa M-31 mà Mỹ đã viện trợ trước đó. Chính quyền Mỹ từng lưỡng lự khi viện trợ ATACMS cho Ukraine, do lo ngại nguy cơ leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột.
Các quan chức Nga đã chỉ trích gay gắt động thái của Mỹ khi tiếp tục viện trợ vũ khí tấn công tầm xa cho Ukraine; đồng thời nhấn mạnh, Moskva có đủ các vũ khí để đánh chặn ATACMS và việc chuyển giao này sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình của các hoạt động quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi động thái của Mỹ là “sai lầm” và điều này chỉ “tạo thêm mối đe dọa”. Tuy nhiên, Tổng thống Putin tuyên bố, quân đội Nga “sẽ đẩy lùi” ATACMS và các loại vũ khí này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Chuyên gia Litovkin cho rằng, tên lửa ATACMS hoàn toàn không hiệu quả vì trước hết là nó không có số lượng nhiều. Ngoài ra, ATACMS yêu cầu cách tiếp cận riêng, phụ tùng thay thế riêng và thành thạo kỹ thuật. Nhưng đơn giản là không có nhiều chuyên gia như vậy trong Quân đội Ukraine.
Và điều quan trọng nhất theo chuyên gia Litovkin, là tất cả các vũ khí của Ukraine hiện nay đều không được bảo vệ từ trên không; do vậy có thể bị tấn công bởi không quân, pháo binh và tên lửa của Nga. Do đó, ATACMS không thể là vũ khí thay đổi cục diện chiến trường như lời khẳng định của Kiev.