Đứng đầu danh sách những chiếc xe tăng thảm họa là chiếc xe tăng Tsar được chế tạo dưới thời Nga Hoàng vào đầu thế kỷ 20. Đây là giai đoạn những thiết kế xe tăng vẫn chưa được đồng nhất và các kỹ sư có thể "tha hồ" phát huy trí tưởng tượng của mình với những mẫu xe tăng "dị" nhất có thể. Nguồn ảnh: BI.Xe tăng Tsar có bộ bánh trước đường kính tới 17 mét giúp nó có thể vượt qua mọi chiến hào mà không sợ bị mắc kẹt kèm theo 2 động cơ 250 sức ngựa cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 15 km/h. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên do ngoại hình quá cồng kềnh và thiết kế không đáng tin cậy, chiếc xe này có nguy cơ tự... gẫy đôi khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề. Mẫu thiết kế này đã bị hủy bỏ trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: WOT.Mẫu xe tăng Boirault của Pháp được ra đời vào năm 1914 với bộ khung giúp nó có thể vượt qua bất cứ chiến hào nào dù là sâu nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: BI.Về cơ bản, bộ khung của chiếc xe này sẽ đóng vai trò như một hệ thống đường ray tự lắp khiến nó dễ dàng di chuyển qua mọi địa hình mà không cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ảnh trên: Bốn bước hoạt động giúp xe tăng Boirault di chuyển vượt chiến hào. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù có kết cấu cực kỳ cồng kềnh, cao 5 mét, nặng 30 tấn nhưng nó lại chỉ được trang bị một động cơ 80 sức ngựa nên tốc độ di chuyển của chiếc xe tăng này thậm chí còn không vượt quá nổi 2km/h. Dự án đã bị Bộ Chiến Tranh Pháp hủy bỏ vào năm 1915. Nguồn ảnh: BI.Dự án xe tăng Screw. Đây là một dự án xe tăng do Mỹ và Canada hợp tác nghiên cứu vào năm 1920, xe có khả năng vượt mọi địa hình kể cả địa hình bùn lầy nhờ hệ thống bánh được thiết kế dạng xoắn ốc. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, chiếc xe này lại thiếu đi một yếu tố rất quan trọng đó là khả năng di chuyển cơ động trên những đoạn đường được trải nhựa, trải đá đàng hoàng. Chính vì khả năng cơ động trên đường hỗn hợp quá kém nên chiếc xe tăng này đã bị loại bỏ, tuy nhiên một vài mẫu xe với cách thức hoạt động tương tự đã được phía Nga học hỏi để phát minh ra chiếc xe vượt mọi địa hình tương tư. Nguồn ảnh: BI.Xe tăng bay Antonov A-40 là một dự án "điên rồ" khác của Nga. Một chiếc xe tăng A-40 sẽ được gắn thêm cánh và có khả năng bay vượt qua trận địa của đối phương, tấn công sâu vào trong. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên sau khi thử nghiệm và tính toán kỹ lại thiết kế các kỹ sư nhận ra rằng cú hạ cánh quá mạnh sẽ khiến hệ thống khung gầm của chiếc A-40 bị hỏng nặng, chưa kể việc phải tháo bộ "cánh" ra trước khi kíp lái có thể chiến đấu một cách bình thường sẽ khiến quá trình tấn công bị mất rất nhiều thời gian, dự án đã bị hủy bỏ trước khi thế chiến hai bắt đầu. Nguồn ảnh: Airway.
Đứng đầu danh sách những chiếc xe tăng thảm họa là chiếc xe tăng Tsar được chế tạo dưới thời Nga Hoàng vào đầu thế kỷ 20. Đây là giai đoạn những thiết kế xe tăng vẫn chưa được đồng nhất và các kỹ sư có thể "tha hồ" phát huy trí tưởng tượng của mình với những mẫu xe tăng "dị" nhất có thể. Nguồn ảnh: BI.
Xe tăng Tsar có bộ bánh trước đường kính tới 17 mét giúp nó có thể vượt qua mọi chiến hào mà không sợ bị mắc kẹt kèm theo 2 động cơ 250 sức ngựa cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 15 km/h. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên do ngoại hình quá cồng kềnh và thiết kế không đáng tin cậy, chiếc xe này có nguy cơ tự... gẫy đôi khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề. Mẫu thiết kế này đã bị hủy bỏ trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: WOT.
Mẫu xe tăng Boirault của Pháp được ra đời vào năm 1914 với bộ khung giúp nó có thể vượt qua bất cứ chiến hào nào dù là sâu nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, bộ khung của chiếc xe này sẽ đóng vai trò như một hệ thống đường ray tự lắp khiến nó dễ dàng di chuyển qua mọi địa hình mà không cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ảnh trên: Bốn bước hoạt động giúp xe tăng Boirault di chuyển vượt chiến hào. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù có kết cấu cực kỳ cồng kềnh, cao 5 mét, nặng 30 tấn nhưng nó lại chỉ được trang bị một động cơ 80 sức ngựa nên tốc độ di chuyển của chiếc xe tăng này thậm chí còn không vượt quá nổi 2km/h. Dự án đã bị Bộ Chiến Tranh Pháp hủy bỏ vào năm 1915. Nguồn ảnh: BI.
Dự án xe tăng Screw. Đây là một dự án xe tăng do Mỹ và Canada hợp tác nghiên cứu vào năm 1920, xe có khả năng vượt mọi địa hình kể cả địa hình bùn lầy nhờ hệ thống bánh được thiết kế dạng xoắn ốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, chiếc xe này lại thiếu đi một yếu tố rất quan trọng đó là khả năng di chuyển cơ động trên những đoạn đường được trải nhựa, trải đá đàng hoàng. Chính vì khả năng cơ động trên đường hỗn hợp quá kém nên chiếc xe tăng này đã bị loại bỏ, tuy nhiên một vài mẫu xe với cách thức hoạt động tương tự đã được phía Nga học hỏi để phát minh ra chiếc xe vượt mọi địa hình tương tư. Nguồn ảnh: BI.
Xe tăng bay Antonov A-40 là một dự án "điên rồ" khác của Nga. Một chiếc xe tăng A-40 sẽ được gắn thêm cánh và có khả năng bay vượt qua trận địa của đối phương, tấn công sâu vào trong. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên sau khi thử nghiệm và tính toán kỹ lại thiết kế các kỹ sư nhận ra rằng cú hạ cánh quá mạnh sẽ khiến hệ thống khung gầm của chiếc A-40 bị hỏng nặng, chưa kể việc phải tháo bộ "cánh" ra trước khi kíp lái có thể chiến đấu một cách bình thường sẽ khiến quá trình tấn công bị mất rất nhiều thời gian, dự án đã bị hủy bỏ trước khi thế chiến hai bắt đầu. Nguồn ảnh: Airway.