Được ra đời từ năm 1940 và đưa vào sản xuất hàng loạt từ 1941, xe tăng M4 Sherman đã từng là chiếc xe tăng chủ lực của Quân đội Anh và Mỹ trong thế chiến thứ hai, tuy nhiên ngay sau khi cuộc chiến này kết thúc phía Mỹ đã phát triển một dòng xe tăng đời mới hiện đại hơn và cho tất cả những chiếc M4 này đi nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên đến tận ngày nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều quốc gia sử dụng xe tăng M4 Sherman trong biên chế của quân đội nước mình. Những chiếc M4 trong biên chế quân đội Peru là một ví dụ. Nguồn ảnh: QQ.Quyết định vẫn sử dụng xe tăng M4 Sherman thay vì mua tăng chủ lực hiện đại của Peru được cho là vấn đề ngân sách. Ngoài ra, nước này từng có ý định mua 100 xe tăng giá rẻ MBT-3000 của Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng tăng Trung Quốc trong quá trình thử nghiệm đã khiến người Peru sợ hãi và từ bỏ ý định. Nguồn ảnh: QQ. aaaMBT3000 hay còn được biết tới với cái tên VT-4 là xe tăng chủ lực thế hệ 3 do Trung Quốc phát triển trên cơ sở dòng tăng Type 90-II. Nó có trọng lượng khoảng 52 tấn, kíp xe 3 người, trang bị pháo nòng trơn 125mm có thể bắn tên lửa qua nòng, tốc độ đạt tới 70km/h. Nguồn ảnh: WikipediaViệc Peru từ bỏ kế hoạch mua VT4 được cho là bắt nguồn từ nguyên nhân chiếc xe tăng này sử dụng công nghệ động cơ của Ukraine. Mà phía Kiev không chấp thuận việc Trung Quốc "lén lút" bán xe tăng có lắp động cơ của mình mà không báo cho Ukraine. Chính vì vậy, thương vụ VT-4 đã đổ vỡ không lâu sau đó. Nguồn ảnh: QQ.Được chế tạo từ trong CTTG 2, dù đã rất cổ lỗ và khó ai có thể tin rằng Sherman còn phù hợp trong chiến tranh hiện đại. Thế nhưng, trong quá khứ, đã từng có thời gian chiếc M50 Sherman cổ lỗ sĩ (phiên bản cải tiến từ M4) đối đầu với cả... T-62 và T-72 trong cuộc chiến tranh giữa Israel và liên minh Ả-rập. Bất ngờ ở chỗ những chiếc M4 được người Israel cải tiến này lại đã khiến T-64 và T-72 hiện đại của Ả-rập thua liểng xiểng. Nguồn ảnh: QQ.Điều đó đã chứng tỏ khả năng chiến đấu đáng nể của những chiếc xe tăng cổ điển này và khi mà T-62 và T-72 vẫn còn được tiếp tục tin dùng tại nhiều nước trên thế giới thì việc một vài đội quân tiếp tục sử dụng M4 Sherman và những phiên bản cải tiến của nó cũng là điều dễ hiểu. Nguồn ảnh: QQ.Ngoài ra, cũng có nhiều chiếc M4 được "độ" lại thành xe chỉ huy, xe công binh hay xe phóng hỏa tiễn. Phần khung gầm của M4 rất bền và dễ dàng sửa chữa do sử dụng toàn những công nghệ cũ khiến việc bảo trì, bảo dưỡng đơn giản hơn bao giờ hết. Vấn đề khó nhất đó là tìm kiếm linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: QQ.Hỏa lực chủ yếu của các xe tăng Sherman là pháo 75mm hoặc 76mm - nhìn chung vẫn còn hạ được các xe chiến đấu bộ binh hay xe bọc thép chở quân vốn có giáp mỏng. Nguồn ảnh: QQ.
Được ra đời từ năm 1940 và đưa vào sản xuất hàng loạt từ 1941, xe tăng M4 Sherman đã từng là chiếc xe tăng chủ lực của Quân đội Anh và Mỹ trong thế chiến thứ hai, tuy nhiên ngay sau khi cuộc chiến này kết thúc phía Mỹ đã phát triển một dòng xe tăng đời mới hiện đại hơn và cho tất cả những chiếc M4 này đi nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên đến tận ngày nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều quốc gia sử dụng xe tăng M4 Sherman trong biên chế của quân đội nước mình. Những chiếc M4 trong biên chế quân đội Peru là một ví dụ. Nguồn ảnh: QQ.
Quyết định vẫn sử dụng xe tăng M4 Sherman thay vì mua tăng chủ lực hiện đại của Peru được cho là vấn đề ngân sách. Ngoài ra, nước này từng có ý định mua 100 xe tăng giá rẻ MBT-3000 của Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng tăng Trung Quốc trong quá trình thử nghiệm đã khiến người Peru sợ hãi và từ bỏ ý định. Nguồn ảnh: QQ. aaa
MBT3000 hay còn được biết tới với cái tên VT-4 là xe tăng chủ lực thế hệ 3 do Trung Quốc phát triển trên cơ sở dòng tăng Type 90-II. Nó có trọng lượng khoảng 52 tấn, kíp xe 3 người, trang bị pháo nòng trơn 125mm có thể bắn tên lửa qua nòng, tốc độ đạt tới 70km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Việc Peru từ bỏ kế hoạch mua VT4 được cho là bắt nguồn từ nguyên nhân chiếc xe tăng này sử dụng công nghệ động cơ của Ukraine. Mà phía Kiev không chấp thuận việc Trung Quốc "lén lút" bán xe tăng có lắp động cơ của mình mà không báo cho Ukraine. Chính vì vậy, thương vụ VT-4 đã đổ vỡ không lâu sau đó. Nguồn ảnh: QQ.
Được chế tạo từ trong CTTG 2, dù đã rất cổ lỗ và khó ai có thể tin rằng Sherman còn phù hợp trong chiến tranh hiện đại. Thế nhưng, trong quá khứ, đã từng có thời gian chiếc M50 Sherman cổ lỗ sĩ (phiên bản cải tiến từ M4) đối đầu với cả... T-62 và T-72 trong cuộc chiến tranh giữa Israel và liên minh Ả-rập. Bất ngờ ở chỗ những chiếc M4 được người Israel cải tiến này lại đã khiến T-64 và T-72 hiện đại của Ả-rập thua liểng xiểng. Nguồn ảnh: QQ.
Điều đó đã chứng tỏ khả năng chiến đấu đáng nể của những chiếc xe tăng cổ điển này và khi mà T-62 và T-72 vẫn còn được tiếp tục tin dùng tại nhiều nước trên thế giới thì việc một vài đội quân tiếp tục sử dụng M4 Sherman và những phiên bản cải tiến của nó cũng là điều dễ hiểu. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra, cũng có nhiều chiếc M4 được "độ" lại thành xe chỉ huy, xe công binh hay xe phóng hỏa tiễn. Phần khung gầm của M4 rất bền và dễ dàng sửa chữa do sử dụng toàn những công nghệ cũ khiến việc bảo trì, bảo dưỡng đơn giản hơn bao giờ hết. Vấn đề khó nhất đó là tìm kiếm linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: QQ.
Hỏa lực chủ yếu của các xe tăng Sherman là pháo 75mm hoặc 76mm - nhìn chung vẫn còn hạ được các xe chiến đấu bộ binh hay xe bọc thép chở quân vốn có giáp mỏng. Nguồn ảnh: QQ.