Nếu AIM-120 được xem là mẫu tên lửa không đối không tầm xa tốt nhất của Mỹ hiện nay, thì trước đó họ còn sở hữu một mẫu tên lửa khác còn tốt hơn thế là AIM-54 Phoenix - cơn ác mộng trên không đối với các phi công Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Wikipedia.AIM-54 Phoenix là mẫu tên lửa không đối không tầm xa, sử dụng radar dẫn đường bán chủ động được sử dụng khá rộng rãi trong Hải quân Mỹ trong suốt giai đoạn từ năm 1974 cho đến 2004. Tên tuổi của AIM-54 gắn liền với dòng tiêm kích trên hạm F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ, thậm chí chúng còn được xem là bộ đôi được sinh ra để dành cho nhau. Nguồn ảnh: Wikipedia.Kể từ năm 1951, Hải quân Mỹ phải đối mặt với một mối đe dọa mới trên không đến từ Liên Xô là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-4K 'Bull' mang theo các tên lửa chống đe dọa trực tiếp tới biên đội tàu sân bay của Mỹ. Trong giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh mối đe dọa trên càng trở nên nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện của Tu-16 và Tu-22M. Nguồn ảnh: aeronavale-porteavions.comThứ Hải quân Mỹ cần tới nhất lúc này là một loạt vũ khí có thể ngăn cản các phi đội máy bay ném bom Liên Xô từ xa trước khi chúng kịp tiếp bận biên đội tàu sân bay của mình. Chính điều này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của AIM-54 tuy nhiên chặn đường phát triển của mẫu tên lửa huyền thoại này chỉ vừa mới bắt đầu. Nguồn ảnh: FlickrTrong những năm 1960, Hải quân Mỹ không chỉ thiếu một mẫu tên lửa không đối không tầm xa hoàn hảo mà họ còn thiếu cả một chiếc tiêm kích đánh chặn tốt. Nhiều phương án đã nỗ lực được thực hiện, điển hình là đề án F-111B, nhưng không thể làm hài lòng Hải quân Mỹ. F-111B cũng được thử nghiệm giai đoạn đầu với tiền thân của AIM-54 là AIM-47 nhưng cuối cùng nó vẫn bị đánh giá là không phù hợp. Nguồn ảnh: WikipediaMọi việc chỉ thực sự trở nên sáng sủa hơn đối với AIM-54 trong cuối những năm 1960 khi nó được thiết kế lại để hoạt động với hệ thống radar mạng pha băng X AN/AWG-9. Cả hai trở thành mảnh ghép quan trọng trong chương trình thử nghiệm chiến đâu cơ hải quân VFX tiền thân của F-14 sau này. Nguồn ảnh: Sextant BlogSự kết hợp giữa AIM-54 và AWG-9 tạo ra sức mạnh toàn diện trên không dành cho F-14, khi AWG-9 có khả năng theo dõi cùng lúc tới 24 mục tiêu và hổ trợ tấn công 6 mục tiêu trong số đó bằng AIM-54 và tấm bắn của dòng tên lửa không đối không này có thể lên đến 190km. Nguồn ảnh: FlickrỞ thời điểm giữa những năm 1970 khi AIM-54 được trang bị cho Hải quân Mỹ thì F-14 là mẫu chiến đấu cơ duy nhất triển khai hiệu quả Phoenix, điều này không chỉ dựa vào hệ thống radar AWG-9 mà còn do thiết kế đặc biệc của dòng chiến đấu cơ. Mỗi chiếc F-14 có thể mang theo tối đa 6 tên lửa AIM-54 với trọng lượng mỗi quả nặng gần 500kg. Nguồn ảnh: PinterestTuy nhiên rất hiếm khi F-14 chỉ mang theo AIM-54 mà kết hợp nhiều dòng tên lửa khác nhau trong tải trọng cho phép là 3.600kg hoặc 6.600kg khi đầy tải. AIM-54 thường được trang bị kèm với các dòng tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung như AIM-7 Sparrow và AIM-9 Sidewinder trên F-14. Trong ảnh là tên lửa AIM-54 được bắn đi từ một chiếc F-14 tiêu diệt thành công một mục tiêu bay QF-4B. Nguồn ảnh: WikipediaSở dĩ AIM-54 có tầm bắn khá lớn là nhờ vào việc nó sử dụng hệ thống dẫn đường kép, ở giai đoạn đầu sau khi được triển khai tên lửa được dẫn đường bởi hệ thống radar AWG-9 hoặc APG-71 trong phạm vi từ 24-30km và hướng tới mục tiêu ngay cả khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của AWG-9. Nguồn ảnh: eagle.ruKhi chỉ còn cách mục tiêu 18km, AIM-54 sẽ tự động kích hoạt hệ thống radar chủ động để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu và phạm vi tối thiểu để tên lửa tham gia tấn công mục tiêu là 3.7km với vận tốc hành trình bay có thể đạt tới hơn 4.600km/h hoàn toàn đủ khá năng đánh chặn mọi mục tiêu bay trên không. Nguồn ảnh: FlickrAIM-54 được thiết kế với kiểu cánh khác biệt với tên lửa hiện đại, trên thân được bố trí đến 4 cánh tứ giác kéo dài nửa thân về đuôi, đuôi được bố trí 4 cánh lái hình chữ nhật. Chiều dài cơ sở của tên lửa là 4m, nặng tới 470kg và nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 61kg. Nguồn ảnh: IRNAHiện tại trên thế giới chỉ có duy nhất hai quốc gia từng sử dụng AIM-54 là Mỹ và Iran, trong đó Mỹ đã cho nghỉ hưu AIM-54 từ năm 2004 cùng thời điểm với sự ra đi của F-14. Còn đối với Iran vẫn nước này vẫn duy trì trang bị AIM-54 từ những năm 1980 cho tới nay thậm chí họ còn nội địa hóa mẫu tên lửa này với cái tên là Fakour 90. Nguồn ảnh: IRNANếu trong Chiến tranh Lạnh, F-14 và AIM-54 được thiết kế để đánh chặn máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Liên Xô thì ngày nay chúng lại bay hộ tống bảo vệ kẻ thù của mình trong các chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria và tất nhiên phi đội F-14 trên đều thuộc Không quân Iran. Nguồn ảnh: AutoblogDù được đánh giá là một trong những mẫu tên lửa không đối không tốt nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ nhưng số phận của AIM-54 lại gắn liền với F-14 ngay khi dòng tiêm kích này nghỉ hưu thì vài trò của AIM-54 cũng chấm dứt. Và sứ mệnh của AIM-54 trong Hải quân Mỹ tiếp tục được kế thừa bởi một dòng tên lửa không đối không tầm xa khác không hề kém cạnh là AIM-120. Nguồn ảnh: Flying Tigers
Nếu AIM-120 được xem là mẫu tên lửa không đối không tầm xa tốt nhất của Mỹ hiện nay, thì trước đó họ còn sở hữu một mẫu tên lửa khác còn tốt hơn thế là AIM-54 Phoenix - cơn ác mộng trên không đối với các phi công Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Wikipedia.
AIM-54 Phoenix là mẫu tên lửa không đối không tầm xa, sử dụng radar dẫn đường bán chủ động được sử dụng khá rộng rãi trong Hải quân Mỹ trong suốt giai đoạn từ năm 1974 cho đến 2004. Tên tuổi của AIM-54 gắn liền với dòng tiêm kích trên hạm F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ, thậm chí chúng còn được xem là bộ đôi được sinh ra để dành cho nhau. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Kể từ năm 1951, Hải quân Mỹ phải đối mặt với một mối đe dọa mới trên không đến từ Liên Xô là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-4K 'Bull' mang theo các tên lửa chống đe dọa trực tiếp tới biên đội tàu sân bay của Mỹ. Trong giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh mối đe dọa trên càng trở nên nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện của Tu-16 và Tu-22M. Nguồn ảnh: aeronavale-porteavions.com
Thứ Hải quân Mỹ cần tới nhất lúc này là một loạt vũ khí có thể ngăn cản các phi đội máy bay ném bom Liên Xô từ xa trước khi chúng kịp tiếp bận biên đội tàu sân bay của mình. Chính điều này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của AIM-54 tuy nhiên chặn đường phát triển của mẫu tên lửa huyền thoại này chỉ vừa mới bắt đầu. Nguồn ảnh: Flickr
Trong những năm 1960, Hải quân Mỹ không chỉ thiếu một mẫu tên lửa không đối không tầm xa hoàn hảo mà họ còn thiếu cả một chiếc tiêm kích đánh chặn tốt. Nhiều phương án đã nỗ lực được thực hiện, điển hình là đề án F-111B, nhưng không thể làm hài lòng Hải quân Mỹ. F-111B cũng được thử nghiệm giai đoạn đầu với tiền thân của AIM-54 là AIM-47 nhưng cuối cùng nó vẫn bị đánh giá là không phù hợp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mọi việc chỉ thực sự trở nên sáng sủa hơn đối với AIM-54 trong cuối những năm 1960 khi nó được thiết kế lại để hoạt động với hệ thống radar mạng pha băng X AN/AWG-9. Cả hai trở thành mảnh ghép quan trọng trong chương trình thử nghiệm chiến đâu cơ hải quân VFX tiền thân của F-14 sau này. Nguồn ảnh: Sextant Blog
Sự kết hợp giữa AIM-54 và AWG-9 tạo ra sức mạnh toàn diện trên không dành cho F-14, khi AWG-9 có khả năng theo dõi cùng lúc tới 24 mục tiêu và hổ trợ tấn công 6 mục tiêu trong số đó bằng AIM-54 và tấm bắn của dòng tên lửa không đối không này có thể lên đến 190km. Nguồn ảnh: Flickr
Ở thời điểm giữa những năm 1970 khi AIM-54 được trang bị cho Hải quân Mỹ thì F-14 là mẫu chiến đấu cơ duy nhất triển khai hiệu quả Phoenix, điều này không chỉ dựa vào hệ thống radar AWG-9 mà còn do thiết kế đặc biệc của dòng chiến đấu cơ. Mỗi chiếc F-14 có thể mang theo tối đa 6 tên lửa AIM-54 với trọng lượng mỗi quả nặng gần 500kg. Nguồn ảnh: Pinterest
Tuy nhiên rất hiếm khi F-14 chỉ mang theo AIM-54 mà kết hợp nhiều dòng tên lửa khác nhau trong tải trọng cho phép là 3.600kg hoặc 6.600kg khi đầy tải. AIM-54 thường được trang bị kèm với các dòng tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung như AIM-7 Sparrow và AIM-9 Sidewinder trên F-14. Trong ảnh là tên lửa AIM-54 được bắn đi từ một chiếc F-14 tiêu diệt thành công một mục tiêu bay QF-4B. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sở dĩ AIM-54 có tầm bắn khá lớn là nhờ vào việc nó sử dụng hệ thống dẫn đường kép, ở giai đoạn đầu sau khi được triển khai tên lửa được dẫn đường bởi hệ thống radar AWG-9 hoặc APG-71 trong phạm vi từ 24-30km và hướng tới mục tiêu ngay cả khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của AWG-9. Nguồn ảnh: eagle.ru
Khi chỉ còn cách mục tiêu 18km, AIM-54 sẽ tự động kích hoạt hệ thống radar chủ động để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu và phạm vi tối thiểu để tên lửa tham gia tấn công mục tiêu là 3.7km với vận tốc hành trình bay có thể đạt tới hơn 4.600km/h hoàn toàn đủ khá năng đánh chặn mọi mục tiêu bay trên không. Nguồn ảnh: Flickr
AIM-54 được thiết kế với kiểu cánh khác biệt với tên lửa hiện đại, trên thân được bố trí đến 4 cánh tứ giác kéo dài nửa thân về đuôi, đuôi được bố trí 4 cánh lái hình chữ nhật. Chiều dài cơ sở của tên lửa là 4m, nặng tới 470kg và nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 61kg. Nguồn ảnh: IRNA
Hiện tại trên thế giới chỉ có duy nhất hai quốc gia từng sử dụng AIM-54 là Mỹ và Iran, trong đó Mỹ đã cho nghỉ hưu AIM-54 từ năm 2004 cùng thời điểm với sự ra đi của F-14. Còn đối với Iran vẫn nước này vẫn duy trì trang bị AIM-54 từ những năm 1980 cho tới nay thậm chí họ còn nội địa hóa mẫu tên lửa này với cái tên là Fakour 90. Nguồn ảnh: IRNA
Nếu trong Chiến tranh Lạnh, F-14 và AIM-54 được thiết kế để đánh chặn máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Liên Xô thì ngày nay chúng lại bay hộ tống bảo vệ kẻ thù của mình trong các chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria và tất nhiên phi đội F-14 trên đều thuộc Không quân Iran. Nguồn ảnh: Autoblog
Dù được đánh giá là một trong những mẫu tên lửa không đối không tốt nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ nhưng số phận của AIM-54 lại gắn liền với F-14 ngay khi dòng tiêm kích này nghỉ hưu thì vài trò của AIM-54 cũng chấm dứt. Và sứ mệnh của AIM-54 trong Hải quân Mỹ tiếp tục được kế thừa bởi một dòng tên lửa không đối không tầm xa khác không hề kém cạnh là AIM-120. Nguồn ảnh: Flying Tigers