Thời điểm cuối năm 2015, Hải quân Myanmar đã hạ thủy chiếc tàu hộ vệ tên lửa 3.000 tấn đầu tiên thuộc lớp Kyan Sittha do nước này tự thi công đóng mới, đưa họ chính thức gia nhập hàng ngũ những cường quốc đóng tàu quân sự của khu vực. Nguồn ảnh: staticflickr.com.Những khi nhìn thẳng vào thiết kế của khinh hạm lớp Kyan Sittha nó có nét gì đó giống khu trục hạm Type 052D của Trung Quốc, đây là điều dễ hiểu vì Bắc Kinh chính là nguồn hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật quân sự chủ yếu cho Myanmar. Nguồn ảnh: staticflickr.com.Chiến hạm Myanmar có các thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm lượng giãn nước đầy tải 3.000 tấn; chiều dài 108 m; số lượng thủy thủ đoàn chưa được công bố. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel - diesel (CODAD) gồm 4 máy SEMT Pielstick 16 PA6 STC công suất 5.700 kW (7.600 mã lực) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 3.800 hải lý. Nguồn ảnh: wordpress.com.Thiết kế mang đậm chất Trung Quốc nhưng khí tài điện tử cũng như vũ khí trên chiếc khinh hạm này lại có xuất xứ từ cả Ấn Độ lẫn Triều Tiên. Cảm biến chính của tàu là radar trinh sát 2 tham số (2D) BEL RAWL-02 Mk III hoạt động trên băng tần L do Ấn Độ chế tạo. Nguồn ảnh: blogspot.com.Bên cạnh đó là radar kiểm soát hỏa lực pháo Type 347G và radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Type 344 của Trung Quốc, đi kèm hệ thống định vị thủy âm (sonar) BEL HMS-X do Ấn Độ cung cấp. Sàn đáp và nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho phép tiếp nhận 1 trực thăng săn ngầm Ka-28. Nguồn ảnh: blogspot.com.Vũ khí của Kian Sittha gồm 8 ống phóng tên lửa chống hạm cận âm C-802 có tầm bắn 120 km, vận tốc Mach 0,9, mang theo đầu đạn 155 kg; 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76,2 mm; 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm với tháp pháo góc cạnh cùng ngư lôi và rocket chống ngầm. Nguồn ảnh: blogspot.com.Myanmar đã có kế hoạch bổ sung tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N nhằm tăng cường khả năng tự vệ cho Kian Sittha trước các cuộc tấn công đường không, nhưng vì nhiều lý do mà hiện nay tổ hợp vũ khí này vẫn chưa được lắp đặt. Nhìn chung, khinh hạm Myanamar ngoài kích thước lớn thì hệ thống điện tử cũng như vũ khí không có gì nổi bật, thậm chí còn thua kém nhiều chiến hạm có lượng giãn nước nhỏ hơn. Nguồn ảnh: shipbucket.com.Đứng chót trong bảng xếp hạng hải quân Đông Nam Á là Philippines, mặc dù là một quốc gia biển và ngân sách quốc phòng hàng năm của họ tương đối lớn, nhưng thật ngạc nhiên là hải quân nước này nói riêng cũng như quân đội nói chung lại được trang bị cực kỳ nghèo nàn, lạc hậu. Nguồn ảnh: WordPress.com. Hải quân Philippines chỉ có trong tay một vài tàu tuần tra từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai, phải đến gần đây thực trạng này mới được cải thiện nhờ việc mua lại 2 tàu tuần tra lớp Hamilton của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ. Nguồn ảnh: Getty Images.Tàu tuần tra lớp Hamiton có các thông số cơ bản gồm lượng giãn nước đầy tải 3.250 tấn; chiều dài 115 m; chiều rộng 13 m; mớn nước 4,6 m; thủy thủ đoàn 160 người trong đó có 20 sĩ quan và 140 thuyền viên. Nguồn ảnh: WordPress.com.Hệ thống động lực kết hợp gồm 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbine khí cho phép chạy với tốc độ tối đa 29 hải lý/h (53,7 km/h), tầm hoạt động 14.000 hải lý (22.531 km), thời gian bám biển liên tục 45 ngày. Nguồn ảnh: MaxDefense Philippines.Nguyên bản, trên tàu có trinh sát đường không 2D AN/SPS-40, pháo hạm Oto Breda cỡ 76,2 mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần 20 mm Phalanx CIWS, pháo tự động M242 Bushmaster cỡ 25 mm, súng máy hạng nặng M2 Browning cỡ 12,7 mm và súng máy hạng nhẹ M240 cỡ nòng 7,62 mm. Nhưng khi về tới Philippines thì con tàu chỉ còn duy nhất khẩu pháo hạm cùng radar kiểm soát hỏa lực ở phía trước, mọi vũ khí - khí tài khác bị tháo bỏ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Reddit.Xét về hỏa lực, hai khinh hạm mạnh nhất của Hải quân Philippines chỉ sánh ngang với tàu pháo TT-400TP của Việt Nam. Chính vì nhận thức được nhược điểm trên mà giới quân sự nước này đã kỳ vọng sẽ lắp đặt tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi chống ngầm cùng tên lửa phòng không cho con tàu, nhưng cho đến nay đây vẫn chỉ là dự án nằm trên giấy. Nguồn ảnh: cimsec.org.Trong số các khinh hạm hiện đại thuộc khu vực Đông Nam Á, tàu chiến lớp Hamilton của Hải quân Philippines xứng đáng đứng cuối bảng xếp hạng về mọi chỉ số, trừ lượng giãn nước mà thôi. Nguồn ảnh: philippine defense.
Thời điểm cuối năm 2015, Hải quân Myanmar đã hạ thủy chiếc tàu hộ vệ tên lửa 3.000 tấn đầu tiên thuộc lớp Kyan Sittha do nước này tự thi công đóng mới, đưa họ chính thức gia nhập hàng ngũ những cường quốc đóng tàu quân sự của khu vực. Nguồn ảnh: staticflickr.com.
Những khi nhìn thẳng vào thiết kế của khinh hạm lớp Kyan Sittha nó có nét gì đó giống khu trục hạm Type 052D của Trung Quốc, đây là điều dễ hiểu vì Bắc Kinh chính là nguồn hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật quân sự chủ yếu cho Myanmar. Nguồn ảnh: staticflickr.com.
Chiến hạm Myanmar có các thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm lượng giãn nước đầy tải 3.000 tấn; chiều dài 108 m; số lượng thủy thủ đoàn chưa được công bố. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel - diesel (CODAD) gồm 4 máy SEMT Pielstick 16 PA6 STC công suất 5.700 kW (7.600 mã lực) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 3.800 hải lý. Nguồn ảnh: wordpress.com.
Thiết kế mang đậm chất Trung Quốc nhưng khí tài điện tử cũng như vũ khí trên chiếc khinh hạm này lại có xuất xứ từ cả Ấn Độ lẫn Triều Tiên. Cảm biến chính của tàu là radar trinh sát 2 tham số (2D) BEL RAWL-02 Mk III hoạt động trên băng tần L do Ấn Độ chế tạo. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Bên cạnh đó là radar kiểm soát hỏa lực pháo Type 347G và radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Type 344 của Trung Quốc, đi kèm hệ thống định vị thủy âm (sonar) BEL HMS-X do Ấn Độ cung cấp. Sàn đáp và nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho phép tiếp nhận 1 trực thăng săn ngầm Ka-28. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Vũ khí của Kian Sittha gồm 8 ống phóng tên lửa chống hạm cận âm C-802 có tầm bắn 120 km, vận tốc Mach 0,9, mang theo đầu đạn 155 kg; 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76,2 mm; 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm với tháp pháo góc cạnh cùng ngư lôi và rocket chống ngầm. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Myanmar đã có kế hoạch bổ sung tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N nhằm tăng cường khả năng tự vệ cho Kian Sittha trước các cuộc tấn công đường không, nhưng vì nhiều lý do mà hiện nay tổ hợp vũ khí này vẫn chưa được lắp đặt. Nhìn chung, khinh hạm Myanamar ngoài kích thước lớn thì hệ thống điện tử cũng như vũ khí không có gì nổi bật, thậm chí còn thua kém nhiều chiến hạm có lượng giãn nước nhỏ hơn. Nguồn ảnh: shipbucket.com.
Đứng chót trong bảng xếp hạng hải quân Đông Nam Á là Philippines, mặc dù là một quốc gia biển và ngân sách quốc phòng hàng năm của họ tương đối lớn, nhưng thật ngạc nhiên là hải quân nước này nói riêng cũng như quân đội nói chung lại được trang bị cực kỳ nghèo nàn, lạc hậu. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Hải quân Philippines chỉ có trong tay một vài tàu tuần tra từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai, phải đến gần đây thực trạng này mới được cải thiện nhờ việc mua lại 2 tàu tuần tra lớp Hamilton của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ. Nguồn ảnh: Getty Images.
Tàu tuần tra lớp Hamiton có các thông số cơ bản gồm lượng giãn nước đầy tải 3.250 tấn; chiều dài 115 m; chiều rộng 13 m; mớn nước 4,6 m; thủy thủ đoàn 160 người trong đó có 20 sĩ quan và 140 thuyền viên. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Hệ thống động lực kết hợp gồm 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbine khí cho phép chạy với tốc độ tối đa 29 hải lý/h (53,7 km/h), tầm hoạt động 14.000 hải lý (22.531 km), thời gian bám biển liên tục 45 ngày. Nguồn ảnh: MaxDefense Philippines.
Nguyên bản, trên tàu có trinh sát đường không 2D AN/SPS-40, pháo hạm Oto Breda cỡ 76,2 mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần 20 mm Phalanx CIWS, pháo tự động M242 Bushmaster cỡ 25 mm, súng máy hạng nặng M2 Browning cỡ 12,7 mm và súng máy hạng nhẹ M240 cỡ nòng 7,62 mm. Nhưng khi về tới Philippines thì con tàu chỉ còn duy nhất khẩu pháo hạm cùng radar kiểm soát hỏa lực ở phía trước, mọi vũ khí - khí tài khác bị tháo bỏ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Reddit.
Xét về hỏa lực, hai khinh hạm mạnh nhất của Hải quân Philippines chỉ sánh ngang với tàu pháo TT-400TP của Việt Nam. Chính vì nhận thức được nhược điểm trên mà giới quân sự nước này đã kỳ vọng sẽ lắp đặt tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi chống ngầm cùng tên lửa phòng không cho con tàu, nhưng cho đến nay đây vẫn chỉ là dự án nằm trên giấy. Nguồn ảnh: cimsec.org.
Trong số các khinh hạm hiện đại thuộc khu vực Đông Nam Á, tàu chiến lớp Hamilton của Hải quân Philippines xứng đáng đứng cuối bảng xếp hạng về mọi chỉ số, trừ lượng giãn nước mà thôi. Nguồn ảnh: philippine defense.