6. MTVR, Mỹ. Tên gọi của xe là viết tắt của cụm từ Phương tiện chiến thuật hạng trung thay thế. MTVR là xe tải quân sự chủ lực của Thủy quân lục chiến Mỹ. Xe được đưa vào sử dụng từ năm 1998. Linh hoạt, khả năng off-road cực tốt, hiệu quả cao là những ưu điểm vượt trội của MTVR. Ảnh: Military TodayXe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 15 tấn, hoặc kéo theo rơ mooc chuyên chở các phương tiện hạng nặng. Cabin xe được bọc thép, nóc xe có thể lắp thêm vũ khí tự vệ. MTVR sử dụng động cơ công suất 425 mã lực, tốc độ tối đa 105 km/h, dự trữ hành trình 483 km. Ảnh: Military Today 7. KamAZ-5350, Nga. Đây là phiên bản nâng cấp từ KamAZ-4310. Xe được sản xuất từ năm 2003. Thiết kế của xe không thay đổi nhiều so với phiên bản cũ cho thấy tính hữu dụng rất cao của xe. KamAZ-5350 cùng với Ural-4230 là 2 ngựa thồ quân sự chủ lực của quân đội Nga. Ảnh: Military TodayXe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 6 tấn, xe có thể kéo theo rơ mooc nặng 7 tấn. Xe có khả năng off-road tốt. KamAZ lắp động cơ công suất 210 mã lực, tốc độ tối đa 85 km/h, dự trữ hành trình 1.000 km. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin 8. HEMTT, Mỹ. Còn gọi là Xe tải cơ động chiến thuật hạng nặng. HEMTT được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1982. Xe có thiết kế cabin rất hầm hố cùng khả năng off-road cực tốt. Khoảng 15.000 xe đã được sản xuất và chuyển giao cho quân đội Mỹ. Ảnh: Military TodayHEMTT có cấu hình 8x8 bánh, tải trọng tối đa 10 tấn. Cabin xe được bọc thép, nóc xe có thể lắp thêm vũ khí tự vệ. HEMTT được trang bị động cơ công suất 450 mã lực, tốc độ tối đa 100 km/h, dự trữ hành trình 640 km. Xe là một trong những trụ cột của lực lượng hậu cần Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Military Today 9. LVSR, Mỹ. Còn gọi Hệ thống phương tiện hậu cần thay thế. LVSR là chiếc xe tải quân sự hầm hố nhất trong danh sách do tập đoàn Oshkosh sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1985. LVSR là phương tiện vận tải hạng nặng chủ lực của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Military TodayLVSR có cấu hình 10x10 bánh đem lại khả năng viễn chinh rất tốt, tải trọng tối đa 20,4 tấn, nó cũng có thể kéo theo rơ mooc. Xe được lắp động cơ tăng áp công suất 600 mã lực, tốc độ tối đa 105 km/h, dự trữ hành trình 480 km. Ảnh: Military Today 10. IVECO M250, Italy. Dòng xe tải quân sự đa dụng do tập đoàn IVECO chế tạo và đưa vào sử dụng trong quân đội Italy từ năm 2003. Cabin xe được thiết kế khá rộng và có giường phía sau cho binh sĩ nghỉ ngơi. Ngoài ra, cabin xe có thể bọc thép theo yêu cầu khách hàng. Ảnh: Military TodayXe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 8 tấn, nó có thể kéo theo rơ mooc, pháo. Xe được trang bị động cơ diesel công suất 450 mã lực, tốc độ tối đa 85 km/h, dự trữ hành trình 680 km. M250 được xuất khẩu cho một số quốc gia trong khối quân sự NATO. Ảnh: Military Today
6. MTVR, Mỹ. Tên gọi của xe là viết tắt của cụm từ Phương tiện chiến thuật hạng trung thay thế. MTVR là xe tải quân sự chủ lực của Thủy quân lục chiến Mỹ. Xe được đưa vào sử dụng từ năm 1998. Linh hoạt, khả năng off-road cực tốt, hiệu quả cao là những ưu điểm vượt trội của MTVR. Ảnh: Military Today
Xe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 15 tấn, hoặc kéo theo rơ mooc chuyên chở các phương tiện hạng nặng. Cabin xe được bọc thép, nóc xe có thể lắp thêm vũ khí tự vệ. MTVR sử dụng động cơ công suất 425 mã lực, tốc độ tối đa 105 km/h, dự trữ hành trình 483 km. Ảnh: Military Today
7. KamAZ-5350, Nga. Đây là phiên bản nâng cấp từ KamAZ-4310. Xe được sản xuất từ năm 2003. Thiết kế của xe không thay đổi nhiều so với phiên bản cũ cho thấy tính hữu dụng rất cao của xe. KamAZ-5350 cùng với Ural-4230 là 2 ngựa thồ quân sự chủ lực của quân đội Nga. Ảnh: Military Today
Xe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 6 tấn, xe có thể kéo theo rơ mooc nặng 7 tấn. Xe có khả năng off-road tốt. KamAZ lắp động cơ công suất 210 mã lực, tốc độ tối đa 85 km/h, dự trữ hành trình 1.000 km. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin
8. HEMTT, Mỹ. Còn gọi là Xe tải cơ động chiến thuật hạng nặng. HEMTT được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1982. Xe có thiết kế cabin rất hầm hố cùng khả năng off-road cực tốt. Khoảng 15.000 xe đã được sản xuất và chuyển giao cho quân đội Mỹ. Ảnh: Military Today
HEMTT có cấu hình 8x8 bánh, tải trọng tối đa 10 tấn. Cabin xe được bọc thép, nóc xe có thể lắp thêm vũ khí tự vệ. HEMTT được trang bị động cơ công suất 450 mã lực, tốc độ tối đa 100 km/h, dự trữ hành trình 640 km. Xe là một trong những trụ cột của lực lượng hậu cần Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Military Today
9. LVSR, Mỹ. Còn gọi Hệ thống phương tiện hậu cần thay thế. LVSR là chiếc xe tải quân sự hầm hố nhất trong danh sách do tập đoàn Oshkosh sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1985. LVSR là phương tiện vận tải hạng nặng chủ lực của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Military Today
LVSR có cấu hình 10x10 bánh đem lại khả năng viễn chinh rất tốt, tải trọng tối đa 20,4 tấn, nó cũng có thể kéo theo rơ mooc. Xe được lắp động cơ tăng áp công suất 600 mã lực, tốc độ tối đa 105 km/h, dự trữ hành trình 480 km. Ảnh: Military Today
10. IVECO M250, Italy. Dòng xe tải quân sự đa dụng do tập đoàn IVECO chế tạo và đưa vào sử dụng trong quân đội Italy từ năm 2003. Cabin xe được thiết kế khá rộng và có giường phía sau cho binh sĩ nghỉ ngơi. Ngoài ra, cabin xe có thể bọc thép theo yêu cầu khách hàng. Ảnh: Military Today
Xe có cấu hình 6x6 bánh, tải trọng tối đa 8 tấn, nó có thể kéo theo rơ mooc, pháo. Xe được trang bị động cơ diesel công suất 450 mã lực, tốc độ tối đa 85 km/h, dự trữ hành trình 680 km. M250 được xuất khẩu cho một số quốc gia trong khối quân sự NATO. Ảnh: Military Today