Dù trên thế giới ngày càng có nhiều loại tên lửa hiện đại xuất hiện, thế nhưng trong tác chiến phòng không thì pháo vẫn được nhiều quốc gia duy trì và phát triển. Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, pháo phòng không đã được tự hành nhiều, giảm bớt kíp chiến đấu, tăng khả năng phản ứng, khả năng tác chiến với việc bổ sung hệ thống tự động hóa, radar dẫn bắn đem lại khả năng chiến đấu không thua kém tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: War ThunderMột trong những hệ thống pháo phòng không tự hành được đánh giá là nằm trong top đầu thế giới là mẫu Gepard 1A2 của Cộng hòa Liên bang Đức. Nguồn ảnh: WrittenPháo phòng không tự hành Gepard được đưa vào phục vụ từ năm 1973, Gepard 1A2 là biến thể nâng cấp với hệ thống điện tử cho phép nhắm bắn mục tiêu chính xác hơn. Nguồn ảnh: Military ImagesSo với các hệ thống pháo phòng không khác, Gepard 1A2 có trọng lượng khá nặng lên tới 47,3 tấn do dùng khung gầm tăng chủ lực Leopard 1. Tuy nhiên, điều này giúp xe có thể trang bi lớp giáp nhằm bảo vệ cho kíp chiến đấu 3 thành viên cách tốt hơn. Nguồn ảnh: Prime PortalNhờ khung gầm tăng trang bị động cơ MB838Ca M500 công suất 830 mã lực cho phép xe cơ động 65km/h mà Gepard có khả năng cao động khá tốt. Nguồn ảnh: Prime Portal"Hỏa thần" Gepard 1A2 trang bị radar nhắm bắn mục tiêu hoạt động trên băng tần S, radar giám sát mục tiêu hoạt động trên băng tần Ku với tầm phát hiện mục tiêu hơn 20km, kết hợp với radar là hệ thống dò tìm và chỉ thị mục tiêu C3 bằng tia laser. Nguồn ảnh: WeaponsystemsVũ khí chính là cặp pháo Oerlikon KDA cỡ nòng 35mm, pháo có tốc độ bắn lên tới 1.100 phát/phút, tầm tác xạ 4km, cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu 680 viên. Ngoài ra, khi cần Gepard có thể lắp thêm 4 tên lửa đất đối không tăng tầm tác chiến, tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: InfonetSau Gepard, K30 BIHO cũng được coi là một trong những hệ thống pháo phòng không tự hành cực kỳ hiệu quả hiện nay. Hàn Quốc đã từng có nhã ý sẵn sàng cung cấp hệ thống này cho Việt Nam nếu được yêu cầu. Nguồn ảnh: YoutubeK30 BIHO được phát triển vào đầu thập niên 1990 và chính thức đi vào phục vụ trong quân đội Hàn Quốc từ năm 1999. Nguồn ảnh: wikiVới tổng số 176 hệ thống được chế tạo từ năm 1996 cho tới nay, đơn giá ước tính 5,7 triệu USD một hệ thống. Đây được coi là thành phần thứ cuối cùng để tạo nên lưới lửa phòng không dày đặc của nước này. Nguồn ảnh: ThepianomakerPháo K30 BIHO có trọng lượng 25 tấn, sử dụng động cơ D2840L công suất 520 mã lực cho phép xe có vận tốc tối đa 60km/h, và dữ trữ hành trình lên tới 500km. Nguồn ảnh:YouTubeTổ hợp K30 BIHO sử dụng radar thám sát TPS-83K hoạt động trên băng tần X, có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 25km, ngoài ra còn có radar nhắm bắn mục tiêu hoạt động trên băng tần L, và hệ thống chiếu xạ bằng tia laser và hệ thống camera ảnh nhiệt. Nguồn ảnh:YouTubeVũ khí chính là cặp pháo S&T KKCB cỡ nòng 30mm, pháo có tầm bắn 4km, với tốc độ bắn lên tới 1.200 phát/phút. Cơ số đạn 600 viên. Nguồn ảnh: Member CompaniesNhững nâng cấp gần đây cho phép tổ hợp có thể triển khai thêm 4 tên lửa phòng không tầm gần KP-SAM Shingung - tầm bắn lên tới 7km. Đây được coi là sát thủ của máy bay tầm thấp. Nguồn ảnh:YouTubeTuy không còn được sử dụng trong quân đội Mỹ, nhưng hệ thống pháo phòng không M163 VADS vẫn còn đang hoạt động tích cực trong biên chế quân đội nhiều nước. Những nâng cấp mới vẫn khiến cho M163 VADS là cái tên đáng lưu tâm cho bất cứ phi công nào bay vào tầm tác xạ của chúng. Nguồn ảnh: WeaponsystemsHệ thống này sử dụng khung gầm xe bọc thép M113 có trọng lượng 12,5 tấn. Xe sử dụng động cơ 6V53 công suất 210 mã lực cho phép xe chạy với vận tốc 64km/h, tầm hoạt động 480km. Nguồn ảnh: wikiHệ thống sử dụng một radar thám sát và ngắm bắn AN/VPS-2A hoạt động trên băng tần J, chúng có khả năng phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách 22km, và điều khiển cho pháo hạ mục tiêu. Nguồn ảnh: Bob CromwellHệ thống vũ khí chính là khẩu pháo M168 cỡ nòng 20mm. Đây chính là biến thể của hỏa thần M61 Vulcan nổi tiếng trang bị trên máy bay và tàu chiến của Mỹ. Với 6 nòng, pháo có thể nhả 3.000 phát/phút. Cơ số đạn sẵn sàng khai hỏa 1.100 viên. Nguồn ảnh:Piphoto
Dù trên thế giới ngày càng có nhiều loại tên lửa hiện đại xuất hiện, thế nhưng trong tác chiến phòng không thì pháo vẫn được nhiều quốc gia duy trì và phát triển. Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, pháo phòng không đã được tự hành nhiều, giảm bớt kíp chiến đấu, tăng khả năng phản ứng, khả năng tác chiến với việc bổ sung hệ thống tự động hóa, radar dẫn bắn đem lại khả năng chiến đấu không thua kém tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: War Thunder
Một trong những hệ thống pháo phòng không tự hành được đánh giá là nằm trong top đầu thế giới là mẫu Gepard 1A2 của Cộng hòa Liên bang Đức. Nguồn ảnh: Written
Pháo phòng không tự hành Gepard được đưa vào phục vụ từ năm 1973, Gepard 1A2 là biến thể nâng cấp với hệ thống điện tử cho phép nhắm bắn mục tiêu chính xác hơn. Nguồn ảnh: Military Images
So với các hệ thống pháo phòng không khác, Gepard 1A2 có trọng lượng khá nặng lên tới 47,3 tấn do dùng khung gầm tăng chủ lực Leopard 1. Tuy nhiên, điều này giúp xe có thể trang bi lớp giáp nhằm bảo vệ cho kíp chiến đấu 3 thành viên cách tốt hơn. Nguồn ảnh: Prime Portal
Nhờ khung gầm tăng trang bị động cơ MB838Ca M500 công suất 830 mã lực cho phép xe cơ động 65km/h mà Gepard có khả năng cao động khá tốt. Nguồn ảnh: Prime Portal
"Hỏa thần" Gepard 1A2 trang bị radar nhắm bắn mục tiêu hoạt động trên băng tần S, radar giám sát mục tiêu hoạt động trên băng tần Ku với tầm phát hiện mục tiêu hơn 20km, kết hợp với radar là hệ thống dò tìm và chỉ thị mục tiêu C3 bằng tia laser. Nguồn ảnh: Weaponsystems
Vũ khí chính là cặp pháo Oerlikon KDA cỡ nòng 35mm, pháo có tốc độ bắn lên tới 1.100 phát/phút, tầm tác xạ 4km, cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu 680 viên. Ngoài ra, khi cần Gepard có thể lắp thêm 4 tên lửa đất đối không tăng tầm tác chiến, tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: Infonet
Sau Gepard, K30 BIHO cũng được coi là một trong những hệ thống pháo phòng không tự hành cực kỳ hiệu quả hiện nay. Hàn Quốc đã từng có nhã ý sẵn sàng cung cấp hệ thống này cho Việt Nam nếu được yêu cầu. Nguồn ảnh: Youtube
K30 BIHO được phát triển vào đầu thập niên 1990 và chính thức đi vào phục vụ trong quân đội Hàn Quốc từ năm 1999. Nguồn ảnh: wiki
Với tổng số 176 hệ thống được chế tạo từ năm 1996 cho tới nay, đơn giá ước tính 5,7 triệu USD một hệ thống. Đây được coi là thành phần thứ cuối cùng để tạo nên lưới lửa phòng không dày đặc của nước này. Nguồn ảnh: Thepianomaker
Pháo K30 BIHO có trọng lượng 25 tấn, sử dụng động cơ D2840L công suất 520 mã lực cho phép xe có vận tốc tối đa 60km/h, và dữ trữ hành trình lên tới 500km. Nguồn ảnh:YouTube
Tổ hợp K30 BIHO sử dụng radar thám sát TPS-83K hoạt động trên băng tần X, có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 25km, ngoài ra còn có radar nhắm bắn mục tiêu hoạt động trên băng tần L, và hệ thống chiếu xạ bằng tia laser và hệ thống camera ảnh nhiệt. Nguồn ảnh:YouTube
Vũ khí chính là cặp pháo S&T KKCB cỡ nòng 30mm, pháo có tầm bắn 4km, với tốc độ bắn lên tới 1.200 phát/phút. Cơ số đạn 600 viên. Nguồn ảnh: Member Companies
Những nâng cấp gần đây cho phép tổ hợp có thể triển khai thêm 4 tên lửa phòng không tầm gần KP-SAM Shingung - tầm bắn lên tới 7km. Đây được coi là sát thủ của máy bay tầm thấp. Nguồn ảnh:YouTube
Tuy không còn được sử dụng trong quân đội Mỹ, nhưng hệ thống pháo phòng không M163 VADS vẫn còn đang hoạt động tích cực trong biên chế quân đội nhiều nước. Những nâng cấp mới vẫn khiến cho M163 VADS là cái tên đáng lưu tâm cho bất cứ phi công nào bay vào tầm tác xạ của chúng. Nguồn ảnh: Weaponsystems
Hệ thống này sử dụng khung gầm xe bọc thép M113 có trọng lượng 12,5 tấn. Xe sử dụng động cơ 6V53 công suất 210 mã lực cho phép xe chạy với vận tốc 64km/h, tầm hoạt động 480km. Nguồn ảnh: wiki
Hệ thống sử dụng một radar thám sát và ngắm bắn AN/VPS-2A hoạt động trên băng tần J, chúng có khả năng phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách 22km, và điều khiển cho pháo hạ mục tiêu. Nguồn ảnh: Bob Cromwell
Hệ thống vũ khí chính là khẩu pháo M168 cỡ nòng 20mm. Đây chính là biến thể của hỏa thần M61 Vulcan nổi tiếng trang bị trên máy bay và tàu chiến của Mỹ. Với 6 nòng, pháo có thể nhả 3.000 phát/phút. Cơ số đạn sẵn sàng khai hỏa 1.100 viên. Nguồn ảnh:Piphoto