Tại Nga, ở các cấp cao nhất về cả chính trị lẫn quân sự, các nhà chức trách đã bắt đầu chú ý đến sự phát triển của lực lượng hàng không vận tải quân sự (MTA) và đổ bộ đường không.Theo nhà quan sát của tờ báo kinh doanh Vzglyad - ông Alexander Timokhin, cần tập trung sự chú ý đến việc Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây tuyên bố cần đẩy nhanh sự phát triển ngành hàng không vận tải của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.Vậy lý do nào dẫn đến việc người đứng đầu nước Nga chỉ ra sự cần thiết phải tăng số lượng và chất lượng của phi đội máy bay vận tải?Chuyên gia lưu ý rằng Chiến tranh Lạnh đã trôi qua từ lâu và Moskva không cần thiết phải đưa quân tới eo biển Manche. Tuy nhiên sự mở rộng của lực lượng vũ trang buộc lãnh đạo đất nước phải tăng cường khả năng cơ động của quân đội.Chủ đề này trở nên phù hợp trong bối cảnh dân số nhỏ của vùng Viễn Đông rộng lớn, nơi có các quốc gia đông dân cư ở châu Á tiếp giáp với nhau. Trong bối cảnh này, nhu cầu bảo vệ Quần đảo Kuril có tầm quan trọng đặc biệt.Trong thời gian qua, lãnh đạo nước láng giềng Nhật Bản công khai gọi một phần của những hòn đảo này là lãnh thổ của mình, điều đó có thể tạo tiền đề thực sự cho hành động vũ trang chống lại Liên bang Nga.Đối diện tình huống trên, theo ước tính của các nhà phân tích, khi cung cấp cho những đơn vị của Lực lượng Nhảy dù đủ số lượng máy bay vận tải hiện đại, họ có thể nhanh chóng đẩy lùi hành động vũ trang ở quần đảo Kuril.Ông Timokhin lưu ý rằng cách ứng phó cụ thể với những thách thức như vậy trong tình huống này là tối ưu, bởi so sánh về hải quân rõ ràng Hạm đội Thái Bình Dương của Nga không thể so sánh với Hải quân Nhật Bản.Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của lực lượng đổ bộ đường không, cần nâng cao sức mạnh của hàng không vận tải, không chỉ về mặt số lượng mà còn cả chất lượng.Do vậy dựa trên nền tảng những lời nói của nhà lãnh đạo Nga về sự cần thiết phải trang bị đủ số lượng máy bay vận tải cho Lực lượng vũ trang, có thể sắp tới sẽ chứng kiến sự thay đổi quan trọng.Dấu hiệu đầu tiên chính là việc Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A hay còn gọi là Il-476 để thay thế những phiên bản vận tải cơ Il-76 đã cũ.Bên cạnh đó, chúng ta có thể quan sát việc Moskva thực hiện một động thái ngăn chặn nhằm đáp lại những tuyên bố về Quần đảo Kuril của Tokyo đang tỏ ra ngày một cứng rắn hơn.Trước đó, Mỹ đã lưu ý cách Nga có thể bảo vệ quần đảo Kuril khỏi Nhật Bản mà không cần bắn một phát súng nào, tập trung vào khả năng răn đe chiến lược thông qua vũ khí hạt nhân.Còn trong nước Nga, nhiều tướng lĩnh và chuyên gia quân sự tự tin cho rằng chưa cần, vũ khí hạt nhân, các tổ hợp tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm đang triển khai hoàn toàn đủ sức bảo vệ Quần đảo Kuril. Lực lượng lính dù Nga với kỹ thuật nhảy dù từ độ cao cực lớn, cho phép xâm nhập dễ dàng vào những khu vực cấm bay của đối phương. Nguồn: LaMagPa.
Tại Nga, ở các cấp cao nhất về cả chính trị lẫn quân sự, các nhà chức trách đã bắt đầu chú ý đến sự phát triển của lực lượng hàng không vận tải quân sự (MTA) và đổ bộ đường không.
Theo nhà quan sát của tờ báo kinh doanh Vzglyad - ông Alexander Timokhin, cần tập trung sự chú ý đến việc Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây tuyên bố cần đẩy nhanh sự phát triển ngành hàng không vận tải của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Vậy lý do nào dẫn đến việc người đứng đầu nước Nga chỉ ra sự cần thiết phải tăng số lượng và chất lượng của phi đội máy bay vận tải?
Chuyên gia lưu ý rằng Chiến tranh Lạnh đã trôi qua từ lâu và Moskva không cần thiết phải đưa quân tới eo biển Manche. Tuy nhiên sự mở rộng của lực lượng vũ trang buộc lãnh đạo đất nước phải tăng cường khả năng cơ động của quân đội.
Chủ đề này trở nên phù hợp trong bối cảnh dân số nhỏ của vùng Viễn Đông rộng lớn, nơi có các quốc gia đông dân cư ở châu Á tiếp giáp với nhau. Trong bối cảnh này, nhu cầu bảo vệ Quần đảo Kuril có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong thời gian qua, lãnh đạo nước láng giềng Nhật Bản công khai gọi một phần của những hòn đảo này là lãnh thổ của mình, điều đó có thể tạo tiền đề thực sự cho hành động vũ trang chống lại Liên bang Nga.
Đối diện tình huống trên, theo ước tính của các nhà phân tích, khi cung cấp cho những đơn vị của Lực lượng Nhảy dù đủ số lượng máy bay vận tải hiện đại, họ có thể nhanh chóng đẩy lùi hành động vũ trang ở quần đảo Kuril.
Ông Timokhin lưu ý rằng cách ứng phó cụ thể với những thách thức như vậy trong tình huống này là tối ưu, bởi so sánh về hải quân rõ ràng Hạm đội Thái Bình Dương của Nga không thể so sánh với Hải quân Nhật Bản.
Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của lực lượng đổ bộ đường không, cần nâng cao sức mạnh của hàng không vận tải, không chỉ về mặt số lượng mà còn cả chất lượng.
Do vậy dựa trên nền tảng những lời nói của nhà lãnh đạo Nga về sự cần thiết phải trang bị đủ số lượng máy bay vận tải cho Lực lượng vũ trang, có thể sắp tới sẽ chứng kiến sự thay đổi quan trọng.
Dấu hiệu đầu tiên chính là việc Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A hay còn gọi là Il-476 để thay thế những phiên bản vận tải cơ Il-76 đã cũ.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể quan sát việc Moskva thực hiện một động thái ngăn chặn nhằm đáp lại những tuyên bố về Quần đảo Kuril của Tokyo đang tỏ ra ngày một cứng rắn hơn.
Trước đó, Mỹ đã lưu ý cách Nga có thể bảo vệ quần đảo Kuril khỏi Nhật Bản mà không cần bắn một phát súng nào, tập trung vào khả năng răn đe chiến lược thông qua vũ khí hạt nhân.
Còn trong nước Nga, nhiều tướng lĩnh và chuyên gia quân sự tự tin cho rằng chưa cần, vũ khí hạt nhân, các tổ hợp tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm đang triển khai hoàn toàn đủ sức bảo vệ Quần đảo Kuril.
Lực lượng lính dù Nga với kỹ thuật nhảy dù từ độ cao cực lớn, cho phép xâm nhập dễ dàng vào những khu vực cấm bay của đối phương. Nguồn: LaMagPa.