Với những gì đang diễn ra, cùng tuyên bố của hai bên căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang nóng hơn bao giờ hết khi các bên đều đe dọa sẵn sàng sử dụng vũ lực. Thậm chí hôm 9/8 phía Triều Tiên còn tuyên bố sẽ sẵn sàng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam nếu như Washington tiếp tục có những hành đồng khiêu khích Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: forocoches.com.Tất nhiên những gì Bình Nhưỡng tuyên bố hoàn toàn không nói suông, khi kho tên lửa đạn đạo chiến lược hiện tại của nước này có tầm bắn tối đa lên đến hơn 6.000km, còn Guam chỉ cách Bình Nhưỡng 3.500km. Và để tấn công Guam, Triều Tiên có nhiều hơn một sự lựa chọn. Nguồn ảnh: DVIDS.Đảo Guam, từ lâu đã được xem là tổ hợp căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với các căn cứ hải quân liên hợp và căn cứ không quân Andersen. Quân đội Mỹ hiện tại có ít nhất 7 căn cứ quân sự ở vùng lãnh thổ hải ngoại này, với quân số đồn trú có thể vượt con số hàng chục nghìn quân. Nguồn ảnh: Air Power Australia.Do đó để tấn công phủ đầu Mỹ không có nơi nào tốt hơn ngoài Guam nếu như Bình Nhưỡng muốn mở màn một cuộc chiến tranh tổng lực đánh về phía nam Bán đảo Triều Tiên. Và lực lượng duy nhất giúp Bình Nhưỡng hiện thực hóa kế hoạch này chính là sử dụng các tên lửa đạn đạo liên lục địa với những cái tên như Hwasong-14, Hwasong-13 (KN-08), Hwasong-10 (Musudan) và cả Pukkuksong-1 tất cả đều có tầm bắn hơn 3.000km. Nguồn ảnh: PBS.Dù xác xuất xảy ra tình huống trên là cực kỳ thấp, nhưng Mỹ không thể nói là không có sự phòng bị khi từ lâu họ đã xây dựng cho mình một hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa dày đặc xung quanh khu vực Đông Bắc Á mở rộng ra tận các căn cứ ở Thái Bình Dương. Và hệ thống phòng thủ tên lửa này không chỉ đề phòng mỗi Triều Tiên mà còn dành cho nhiều mối đe dọa khác. Nguồn ảnh: forocoches.com.Và nhiều khả năng ở thời điểm hiện tại, Mỹ có thể đã triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến bậc nhất của mình tới Guam để đề phòng mọi bất trắc bởi họ không muốn có một Trân Châu Cảng thứ hai ở Thái Bình Dương. Và những cái tên đang được nhắc đến nhiều nhất hiện tại ở Guam đó chính là Patriot PAC-3, THAAD và cả RIM-161. Nguồn ảnh: UPI.com.Trong số đó PAC-3 là hệ thống tên lửa đánh chặn phổ biến nhất của Quân đội Mỹ. Patriot PAC-3 (hay còn gọi là MIM-104F) là biến thể nâng cấp hiện đại nhất của hệ thống phòng không Patriot do Lockheed Martin phát triển lại dựa trên các dòng Patriot trước đó nhằm tối ưu hóa khả năng tác chiến của dòng tên lửa này. Nguồn ảnh: DefenseTech.Mỗi tiểu đoàn Patriot PAC-3 được biên chế: 6 đại đội, mỗi đại đội biên chế 6 tổ hợp, một radar AN/MPQ-53, một trạm chỉ huy AN/MSQ-104. Hệ thống tên lửa đánh chặn này có khả năng bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi bán kính tác chiến 500km, 600km và 1.000km. Nguồn ảnh: defence.pk.Hiện nay, với biến thể mới nhất Patriot PAC-3 MSE khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không này được đã được tăng lên 50% với cự ly đánh chặn cũng tăng lên gấp đôi. Cho phép nó đánh chặn hiệu quả hơn đối với các mục tiêu tầm cao có tốc độ bay cực nhanh như tên lửa đạn đạo hay tầm thấp như tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: defence.pk.Cái tên thứ hai giúp Mỹ bảo vệ hiệu quả Guam là hệ thống tên lửa phòng không trên hạm RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3), được triển khai từ các khu trục hạm mang tên lửa và tuần dương hạm của Hải quân Mỹ đang đóng tại Guam hoặc khu vực gần đó. Chúng có thể được xem là các hệ thống tên lửa phòng không cơ động nhất thế giới khi luôn di chuyển trên biển. Nguồn ảnh: Global Military.RIM-161 là hệ thống tên lửa phòng không 3 tầng đánh chặn của Hải quân Mỹ, với khả năng đánh chặn các mục tiêu tầm cao như tên lửa đạn đạo và cả chống vệ tinh ở quỹ đạo thấp cũng như các mục tiêu tầm thấp, nó cũng là một phần trong hệ thống tác chiến Aegis trên các tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tên lửa RIM-161 có tầm bắn hiệu quả từ 700-2.500km, ở trần bay 500-1.500km với tốc độ bay tối đa có thể đạt là 3km/s. Cơ chế dẫn đường của nó hoạt động dựa trên hệ thống dẫn đường quán tính ở từng giai đoạn bay kết hợp dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại và định vị GPS. Kiểu đầu đạn: đầu đạn động năng. Nguồn ảnh: RP Defense.Nếu so với Patriot PAC-3, RIM-161 là sự lựa chọn hiệu quả hơn nhiều nếu Mỹ muốn đánh chặn các mục tiêu tầm cao như tên lửa đạn đạo bắn đi từ Bán đảo Triều Tiên nhắm tới Guam. Xác suất đánh chặn thành công của RIM-161 cũng vượt xa PAC-3, bên cạnh đó nó cơ động hơn hẳn so với các hệ thống phòng không cố định trên mặt đất. Nguồn ảnh: Traditional Games.Một cái tên khác nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Bắc Á có thể bảo vệ Guam chính là hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao Terminal High Altitude Area Defense (THAAD). THAAD từ lâu đã được xem là nút thắt cuối cùng trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: defence.pk.Với trọng lượng 900kg cho mỗi quả tên lửa, THAAD có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 200km nó không thiên về khả năng tác chiến tầm xa hay tầm cao mà khả năng đánh chặn mục tiêu ở giai đoạn cuối của hành trình bay với tỷ lệ bắn hạ thành công lên đến 100%. Để làm được điều này tốc độ bay của đạn tên lửa THAAD có thể đạt đến 2.8 km/giây tương đương với Mach 8.24 và mục tiêu chính của nó tất nhiên là các tên lửa đạn đạo của đối phương. Nguồn ảnh: NCO Journal.Từ hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng trên của Mỹ tại Guam hay ở các khu vực lân cận, có thể nói rất khó để tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đi đến đích cuối của mình và tỷ lệ chúng bị bắn hạ còn nhiều hơn cả khả năng chúng tấn công được các căn cứ của Mỹ tại Guam. Nếu đủ sáng suốt, có lẽ Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ đi một nước cờ mạo hiểm như vậy bởi họ còn nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn ngoài việc khơi mào một cuộc chiến tranh mới. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Với những gì đang diễn ra, cùng tuyên bố của hai bên căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang nóng hơn bao giờ hết khi các bên đều đe dọa sẵn sàng sử dụng vũ lực. Thậm chí hôm 9/8 phía Triều Tiên còn tuyên bố sẽ sẵn sàng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam nếu như Washington tiếp tục có những hành đồng khiêu khích Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: forocoches.com.
Tất nhiên những gì Bình Nhưỡng tuyên bố hoàn toàn không nói suông, khi kho tên lửa đạn đạo chiến lược hiện tại của nước này có tầm bắn tối đa lên đến hơn 6.000km, còn Guam chỉ cách Bình Nhưỡng 3.500km. Và để tấn công Guam, Triều Tiên có nhiều hơn một sự lựa chọn. Nguồn ảnh: DVIDS.
Đảo Guam, từ lâu đã được xem là tổ hợp căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với các căn cứ hải quân liên hợp và căn cứ không quân Andersen. Quân đội Mỹ hiện tại có ít nhất 7 căn cứ quân sự ở vùng lãnh thổ hải ngoại này, với quân số đồn trú có thể vượt con số hàng chục nghìn quân. Nguồn ảnh: Air Power Australia.
Do đó để tấn công phủ đầu Mỹ không có nơi nào tốt hơn ngoài Guam nếu như Bình Nhưỡng muốn mở màn một cuộc chiến tranh tổng lực đánh về phía nam Bán đảo Triều Tiên. Và lực lượng duy nhất giúp Bình Nhưỡng hiện thực hóa kế hoạch này chính là sử dụng các tên lửa đạn đạo liên lục địa với những cái tên như Hwasong-14, Hwasong-13 (KN-08), Hwasong-10 (Musudan) và cả Pukkuksong-1 tất cả đều có tầm bắn hơn 3.000km. Nguồn ảnh: PBS.
Dù xác xuất xảy ra tình huống trên là cực kỳ thấp, nhưng Mỹ không thể nói là không có sự phòng bị khi từ lâu họ đã xây dựng cho mình một hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa dày đặc xung quanh khu vực Đông Bắc Á mở rộng ra tận các căn cứ ở Thái Bình Dương. Và hệ thống phòng thủ tên lửa này không chỉ đề phòng mỗi Triều Tiên mà còn dành cho nhiều mối đe dọa khác. Nguồn ảnh: forocoches.com.
Và nhiều khả năng ở thời điểm hiện tại, Mỹ có thể đã triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến bậc nhất của mình tới Guam để đề phòng mọi bất trắc bởi họ không muốn có một Trân Châu Cảng thứ hai ở Thái Bình Dương. Và những cái tên đang được nhắc đến nhiều nhất hiện tại ở Guam đó chính là Patriot PAC-3, THAAD và cả RIM-161. Nguồn ảnh: UPI.com.
Trong số đó PAC-3 là hệ thống tên lửa đánh chặn phổ biến nhất của Quân đội Mỹ. Patriot PAC-3 (hay còn gọi là MIM-104F) là biến thể nâng cấp hiện đại nhất của hệ thống phòng không Patriot do Lockheed Martin phát triển lại dựa trên các dòng Patriot trước đó nhằm tối ưu hóa khả năng tác chiến của dòng tên lửa này. Nguồn ảnh: DefenseTech.
Mỗi tiểu đoàn Patriot PAC-3 được biên chế: 6 đại đội, mỗi đại đội biên chế 6 tổ hợp, một radar AN/MPQ-53, một trạm chỉ huy AN/MSQ-104. Hệ thống tên lửa đánh chặn này có khả năng bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi bán kính tác chiến 500km, 600km và 1.000km. Nguồn ảnh: defence.pk.
Hiện nay, với biến thể mới nhất Patriot PAC-3 MSE khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không này được đã được tăng lên 50% với cự ly đánh chặn cũng tăng lên gấp đôi. Cho phép nó đánh chặn hiệu quả hơn đối với các mục tiêu tầm cao có tốc độ bay cực nhanh như tên lửa đạn đạo hay tầm thấp như tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: defence.pk.
Cái tên thứ hai giúp Mỹ bảo vệ hiệu quả Guam là hệ thống tên lửa phòng không trên hạm RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3), được triển khai từ các khu trục hạm mang tên lửa và tuần dương hạm của Hải quân Mỹ đang đóng tại Guam hoặc khu vực gần đó. Chúng có thể được xem là các hệ thống tên lửa phòng không cơ động nhất thế giới khi luôn di chuyển trên biển. Nguồn ảnh: Global Military.
RIM-161 là hệ thống tên lửa phòng không 3 tầng đánh chặn của Hải quân Mỹ, với khả năng đánh chặn các mục tiêu tầm cao như tên lửa đạn đạo và cả chống vệ tinh ở quỹ đạo thấp cũng như các mục tiêu tầm thấp, nó cũng là một phần trong hệ thống tác chiến Aegis trên các tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tên lửa RIM-161 có tầm bắn hiệu quả từ 700-2.500km, ở trần bay 500-1.500km với tốc độ bay tối đa có thể đạt là 3km/s. Cơ chế dẫn đường của nó hoạt động dựa trên hệ thống dẫn đường quán tính ở từng giai đoạn bay kết hợp dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại và định vị GPS. Kiểu đầu đạn: đầu đạn động năng. Nguồn ảnh: RP Defense.
Nếu so với Patriot PAC-3, RIM-161 là sự lựa chọn hiệu quả hơn nhiều nếu Mỹ muốn đánh chặn các mục tiêu tầm cao như tên lửa đạn đạo bắn đi từ Bán đảo Triều Tiên nhắm tới Guam. Xác suất đánh chặn thành công của RIM-161 cũng vượt xa PAC-3, bên cạnh đó nó cơ động hơn hẳn so với các hệ thống phòng không cố định trên mặt đất. Nguồn ảnh: Traditional Games.
Một cái tên khác nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Bắc Á có thể bảo vệ Guam chính là hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao Terminal High Altitude Area Defense (THAAD). THAAD từ lâu đã được xem là nút thắt cuối cùng trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: defence.pk.
Với trọng lượng 900kg cho mỗi quả tên lửa, THAAD có tầm bắn hiệu quả lên đến hơn 200km nó không thiên về khả năng tác chiến tầm xa hay tầm cao mà khả năng đánh chặn mục tiêu ở giai đoạn cuối của hành trình bay với tỷ lệ bắn hạ thành công lên đến 100%. Để làm được điều này tốc độ bay của đạn tên lửa THAAD có thể đạt đến 2.8 km/giây tương đương với Mach 8.24 và mục tiêu chính của nó tất nhiên là các tên lửa đạn đạo của đối phương. Nguồn ảnh: NCO Journal.
Từ hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng trên của Mỹ tại Guam hay ở các khu vực lân cận, có thể nói rất khó để tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đi đến đích cuối của mình và tỷ lệ chúng bị bắn hạ còn nhiều hơn cả khả năng chúng tấn công được các căn cứ của Mỹ tại Guam. Nếu đủ sáng suốt, có lẽ Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ đi một nước cờ mạo hiểm như vậy bởi họ còn nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn ngoài việc khơi mào một cuộc chiến tranh mới. Nguồn ảnh: Wikipedia.