Đối với Mỹ, cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã thành một chương buồn trong lịch sử của họ. 5 đời Tổng thống Mỹ với 4 chiến lược chiến tranh tại Việt Nam lần lượt phá sản.Quân đội Mỹ giảm hẳn hoạt động tại nước ngoài trong suốt 15 năm, cho tới khi Chiến tranh Vùng vịnh nổ ra. Còn tại chiến trường Việt Nam, đã có 58.220 lính Mỹ đã chết và 305.000 thương tật (trong đó 153.303 bị tàn phế nặng, trong đó 23.114 bị tàn phế hoàn toàn).Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ trong số 2,7 triệu lính từng tham chiến tại Việt Nam bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là "Hội chứng Việt Nam", thêm vào đó là khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy trong những ngày ở Việt Nam. Khoảng 70.000 tới 300.000 cựu binh Mỹ đã tự sát sau khi trở về từ Việt Nam.Sự cay đắng của các cựu binh tuổi thanh niên này góp phần tạo nên “Hippie”, một trào lưu đầy nổi loạn, phủ nhận xã hội công nghiệp phương Tây, quay trở về với thiên nhiên, chống chiến tranh, cổ vũ tự do tình dục và những giá trị như bình đẳng, hòa bình và tình yêu... trong thanh niên Mỹ trong suốt 20 năm.Nhiều năm sau chiến tranh, hàng trăm ngàn quân nhân và cố vấn Mỹ đã bị ung thư hoặc sinh con bị dị tật do đã tiếp xúc với chất độc da cam. Sau thất bại ở Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon nhìn nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ, có nhiều nguồn lực như vậy đã bị sử dụng một cách kém hiệu quả như trong chiến tranh ở Việt Nam”.Cuộc chiến tranh đối chọi giữa một siêu cường hạt nhân với tổng sản lượng quốc dân 500 tỷ USD, một lực lượng vũ trang trên một triệu người và dân số 180 triệu chống lại một quốc gia nhỏ bé với tổng sản lượng quốc dân chưa được 2 tỷ USD, một đội quân 250.000 người và một số dân chỉ có 16 triệu.Đại tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, từng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam khái quát: “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta (nước Mỹ) không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này mà toàn là những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”.Nền chính trị và mối liên kết giữa chính phủ Mỹ và người dân bị cuộc chiến làm chia rẽ nghiêm trọng. Mỹ đã tốn 676 tỷ USD cho cuộc chiến (tính theo giá trị USD của năm 2004, chưa tính các khoản chi tiêu gián tiếp khác), mức hao tổn này chỉ đứng sau chi phí của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1.200 tỷ USD, tính theo thời giá năm 2007) và cao hơn cả chiến phí của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.Một tính toán khác cho thấy Chính phủ Mỹ đã phải tiêu tốn 950 tỷ USD (thời giá 2011) chiến phí, nếu tính cả chi phí hỗ trợ cho các cựu chiến binh sau cuộc chiến thì nước Mỹ đã tốn kém tới 1.200-1.800 tỷ USD cho cuộc chiến tại Việt Nam.Nếu đem so sánh độ tốn kém của chiến tranh Việt Nam với các chương trình có tính chất tiêu biểu mà chính phủ nước Mỹ đã thực hiện, thì Việt Nam vẫn nổi lên một lần nữa là một trong những công cuộc đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ. Toàn bộ hệ thống đường sá giữa các bang tại Mỹ chỉ tiêu tốn 53 tỷ USD (năm 1972), chương trình vũ trụ đưa người lên Mặt Trăng của Mỹ cũng chỉ tốn 25 tỷ USD.Việc Mỹ phải liên tục in tiền để trả chiến phí cho Chiến tranh Việt Nam đã góp phần khiến USD mất giá và tăng lạm phát, kéo theo sự sụp đổ của Hệ thống Bretton Woods (hệ thống tỷ giá cố định mà Ngân hàng Trung ương Mỹ ấn định cho USD).Trong cuộc chiến tranh, nhằm đáp ứng yêu cầu của các nỗ lực chiến tranh, các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng được chuyển đổi để sản xuất thiết bị quân sự, gây ra sự sụt giảm hàng hóa, do đó làm tổn thương nền kinh tế. Sự hao tổn chiến phí đã làm thâm hụt ngân sách tăng cao, góp phần đẩy nền kinh tế Mỹ vào một thập niên 1970 suy thoái kinh tế đầy u ám.Sau này, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu về bài học mà Mỹ rút ra trong chiến tranh Việt Nam: “Chúng ta (Việt Nam và Mỹ) là 2 nước độc lập và dù lớn hay nhỏ cũng đều có chủ quyền của mình, phải được tôn trọng tuyệt đối. Nước lớn không thể "ăn hiếp" nước nhỏ...”....Bài học của chúng ta trong chiến tranh, trong quá khứ cũng là bài học của cả nhân loại. Những chân giá trị của hòa bình đã được chỉ ra. Chúng ta cũng thấy một điều có tính nguyên lý là độc lập, không một quốc gia nào có thể áp đặt ý chí lên Việt Nam và tương lai của Việt Nam là do người dân Việt Nam quyết định". Nguồn ảnh: TL.
Đối với Mỹ, cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã thành một chương buồn trong lịch sử của họ. 5 đời Tổng thống Mỹ với 4 chiến lược chiến tranh tại Việt Nam lần lượt phá sản.
Quân đội Mỹ giảm hẳn hoạt động tại nước ngoài trong suốt 15 năm, cho tới khi Chiến tranh Vùng vịnh nổ ra. Còn tại chiến trường Việt Nam, đã có 58.220 lính Mỹ đã chết và 305.000 thương tật (trong đó 153.303 bị tàn phế nặng, trong đó 23.114 bị tàn phế hoàn toàn).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ trong số 2,7 triệu lính từng tham chiến tại Việt Nam bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là "Hội chứng Việt Nam", thêm vào đó là khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy trong những ngày ở Việt Nam. Khoảng 70.000 tới 300.000 cựu binh Mỹ đã tự sát sau khi trở về từ Việt Nam.
Sự cay đắng của các cựu binh tuổi thanh niên này góp phần tạo nên “Hippie”, một trào lưu đầy nổi loạn, phủ nhận xã hội công nghiệp phương Tây, quay trở về với thiên nhiên, chống chiến tranh, cổ vũ tự do tình dục và những giá trị như bình đẳng, hòa bình và tình yêu... trong thanh niên Mỹ trong suốt 20 năm.
Nhiều năm sau chiến tranh, hàng trăm ngàn quân nhân và cố vấn Mỹ đã bị ung thư hoặc sinh con bị dị tật do đã tiếp xúc với chất độc da cam. Sau thất bại ở Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon nhìn nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ, có nhiều nguồn lực như vậy đã bị sử dụng một cách kém hiệu quả như trong chiến tranh ở Việt Nam”.
Cuộc chiến tranh đối chọi giữa một siêu cường hạt nhân với tổng sản lượng quốc dân 500 tỷ USD, một lực lượng vũ trang trên một triệu người và dân số 180 triệu chống lại một quốc gia nhỏ bé với tổng sản lượng quốc dân chưa được 2 tỷ USD, một đội quân 250.000 người và một số dân chỉ có 16 triệu.
Đại tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, từng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam khái quát: “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta (nước Mỹ) không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này mà toàn là những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”.
Nền chính trị và mối liên kết giữa chính phủ Mỹ và người dân bị cuộc chiến làm chia rẽ nghiêm trọng. Mỹ đã tốn 676 tỷ USD cho cuộc chiến (tính theo giá trị USD của năm 2004, chưa tính các khoản chi tiêu gián tiếp khác), mức hao tổn này chỉ đứng sau chi phí của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1.200 tỷ USD, tính theo thời giá năm 2007) và cao hơn cả chiến phí của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Một tính toán khác cho thấy Chính phủ Mỹ đã phải tiêu tốn 950 tỷ USD (thời giá 2011) chiến phí, nếu tính cả chi phí hỗ trợ cho các cựu chiến binh sau cuộc chiến thì nước Mỹ đã tốn kém tới 1.200-1.800 tỷ USD cho cuộc chiến tại Việt Nam.
Nếu đem so sánh độ tốn kém của chiến tranh Việt Nam với các chương trình có tính chất tiêu biểu mà chính phủ nước Mỹ đã thực hiện, thì Việt Nam vẫn nổi lên một lần nữa là một trong những công cuộc đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ. Toàn bộ hệ thống đường sá giữa các bang tại Mỹ chỉ tiêu tốn 53 tỷ USD (năm 1972), chương trình vũ trụ đưa người lên Mặt Trăng của Mỹ cũng chỉ tốn 25 tỷ USD.
Việc Mỹ phải liên tục in tiền để trả chiến phí cho Chiến tranh Việt Nam đã góp phần khiến USD mất giá và tăng lạm phát, kéo theo sự sụp đổ của Hệ thống Bretton Woods (hệ thống tỷ giá cố định mà Ngân hàng Trung ương Mỹ ấn định cho USD).
Trong cuộc chiến tranh, nhằm đáp ứng yêu cầu của các nỗ lực chiến tranh, các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng được chuyển đổi để sản xuất thiết bị quân sự, gây ra sự sụt giảm hàng hóa, do đó làm tổn thương nền kinh tế. Sự hao tổn chiến phí đã làm thâm hụt ngân sách tăng cao, góp phần đẩy nền kinh tế Mỹ vào một thập niên 1970 suy thoái kinh tế đầy u ám.
Sau này, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu về bài học mà Mỹ rút ra trong chiến tranh Việt Nam: “Chúng ta (Việt Nam và Mỹ) là 2 nước độc lập và dù lớn hay nhỏ cũng đều có chủ quyền của mình, phải được tôn trọng tuyệt đối. Nước lớn không thể "ăn hiếp" nước nhỏ...”.
...Bài học của chúng ta trong chiến tranh, trong quá khứ cũng là bài học của cả nhân loại. Những chân giá trị của hòa bình đã được chỉ ra. Chúng ta cũng thấy một điều có tính nguyên lý là độc lập, không một quốc gia nào có thể áp đặt ý chí lên Việt Nam và tương lai của Việt Nam là do người dân Việt Nam quyết định". Nguồn ảnh: TL.