Hải quân Hoàng gia Anh dự kiến sẽ cho nghỉ hưu toàn bộ các tàu khu trục Type-45 hay còn gọi là lớp Darling của mình vào khoảng thời gian từ năm 2035 đến 2038. Đây là thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng nước này - ông Jeremy Quin trong diễn biến gần đây.Mặc dù chỉ vừa biên chế hai tàu sân bay là chiếc HMS Queen Elizabeth và chiếc HMS Price of Wales vào năm 2017 và 2019 vừa qua, cùng với đó là hình thành xong cụm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào đầu năm 2021 vừa rồi. Hải quân Anh đang phải đối mặt với việc thiếu thốn trầm trọng đội tàu chiến hộ tống các tàu sân bay này, trong tương lai gần, nếu cho nghỉ hưu những chiếc khu trục hạm Type-45 thì khó khăn này của Hải quân Anh sẽ là càng thêm chồng chất.
Ảnh: Tàu khu trục Type-45 hộ tống tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh.Trong khi đó, chiếm số lượng đông đảo nhất trong lực lượng Hải quân Hoàng gia là các khinh hạm Type-23 lớp Duke thì ngày càng lỗi thời và lạc hậu do thời gian dài sử dụng. Ban đầu, người ta lên kế hoạch cho việc đóng mới tới 12 chiếc Type-45 mới, tuy nhiên do khó khăn về nhiều mặt khiến cho số lượng thực tế hoàn thành giảm xuống chỉ còn một nửa, tức là chỉ có 6 chiếc vào biên chế.Người Anh đã lên kế hoạch đóng mới các khinh hạm tiên tiến Type-26 lớp City sẽ làm giảm bớt những khó khăn này tuy nhiên thực tế cho thấy sự thiếu kinh phí trầm trọng dẫn đến việc người Anh sẽ không có lớp khu trục hạm nào mới để có thể thay thế Type-45 trong tương lai. Như vậy, trong vòng 15 đến 20 năm nữa, lực lượng Hải quân Anh sẽ không còn tàu khu trục.Type-26 là phương án khả dĩ để thay thế Type-45. Nó là một chiến hạm có lượng giãn nước nhẹ hơn nhiều, vận hành và chế tạo rẻ hơn cũng như khả năng bảo trì bảo dưỡng dễ dàng hơn. Tuy nhiên cùng với đó là khả năng tác chiến yếu kém hơn và ít có tính đa năng hơn.Trong khi ở tương lai gần, Anh sẽ không còn bất cứ tàu khu trục nào thì Trung Quốc có thể cho hạ thủy từ 8 đến 10 khu trục hạm trong một năm. Nhật Bản cũng có thể duy trì đến gần 40 tàu khu trục và Hàn Quốc là 12 tàu dẫu cho ngân sách quốc phòng 2 quốc gia này là ít ỏi hơn so với Anh.Type-45 Darling có lượng giãn nước đầy tải 8.500 tấn, lớn hơn khá nhiều so với Type-26 City chỉ có 6.900 tấn và gần tương đương với khu trục hạm Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Mỗi tàu Type-45 được triển khai 48 ống phóng tên lửa thẳng đứng và 8 ống phóng tên lửa chống hạm tầm trung Harpoon. Trong khi đó, thiết kế Type-26 mới hơn chỉ có khả năng mang theo 36 ống phóng.Tuy vậy thì hệ thống vũ khí của Type-45 vẫn là vô cùng khiêm tốn so với lượng giãn nước của chúng. Đơn cử như tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ có thể trang bị 96 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS), gấp đôi số lượng ống phóng mà tàu Anh có thể mang theo. Khu trục hạm lớp Type-052D của Trung Quốc có lượng giãn nước nhẹ hơn một chút nhưng cũng được trang bị tới 64 ống phóng VLS. Nếu so sánh với tàu khu trục tốt nhất hiện nay trên thế giới do Trung Quốc chế tạo là tàu Type-055 có thể mang theo tới 112 ống phóng thì tàu Anh quá là lép vế.Chưa dừng lại ở đó, trong khi các tàu khu trục của Mỹ, Nhật, Hàn hay Trung khi trang bị các ống phóng thẳng đứng có thể triển khai đa nhiệm các loại tên lửa từ phòng không, chống hạm, chống ngầm hay công kích mặt đất. Thì các ống phóng tên lửa trên khu trục hạm Anh chỉ có khả năng triển khai tên lửa phòng không Aster và hoàn toàn không có khả năng chống ngầm.Thậm chí, dù là tàu khu trục chuyên biệt về phòng không nhưng khả năng phòng không của Type-45 vẫn là yếu kém so với các tàu cùng phân khúc đa năng hơn. Tên lửa Aster 30 có tầm bắn tối đa chỉ 120km trong khi các tên lửa phòng không SM-3 và SM-6 trên các tàu khu trục trang bị Aegis của Mỹ có tầm bắn lên tới 1.200km và 240km. Các tàu Type-52D và Type-55 của Trung Quốc được chế tạo dựa theo khá nhiều trên các tàu Aegis của Mỹ.
Phải nói rằng, tàu khu trục Type-45 là một thiết kế tốt với các hệ thống radar trinh sát hiện đại và khả năng tàng hình cao. Dẫu vậy, bên cạnh các yếu kém toàn diện về vũ khí trang bị so với các tàu cùng phân khúc của nước ngoài, việc vận hành và bảo trì tàu cũng kéo theo một chi phí rất cao. Các tàu Type-45 chỉ mới được đưa vào biên chế trong giai đoạn từ 2009 cho đến 2013. Như vậy cho đến khi nghỉ hưu, tất cả những chiến hạm này đều chỉ có tuổi thọ hoạt động là 25 năm trong biên chế. Nguồn ảnh: Naval. Khu trục hạm Type 045 của Hải quân Hoàng gia Anh.
Hải quân Hoàng gia Anh dự kiến sẽ cho nghỉ hưu toàn bộ các tàu khu trục Type-45 hay còn gọi là lớp Darling của mình vào khoảng thời gian từ năm 2035 đến 2038. Đây là thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng nước này - ông Jeremy Quin trong diễn biến gần đây.
Mặc dù chỉ vừa biên chế hai tàu sân bay là chiếc HMS Queen Elizabeth và chiếc HMS Price of Wales vào năm 2017 và 2019 vừa qua, cùng với đó là hình thành xong cụm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào đầu năm 2021 vừa rồi. Hải quân Anh đang phải đối mặt với việc thiếu thốn trầm trọng đội tàu chiến hộ tống các tàu sân bay này, trong tương lai gần, nếu cho nghỉ hưu những chiếc khu trục hạm Type-45 thì khó khăn này của Hải quân Anh sẽ là càng thêm chồng chất.
Ảnh: Tàu khu trục Type-45 hộ tống tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh.
Trong khi đó, chiếm số lượng đông đảo nhất trong lực lượng Hải quân Hoàng gia là các khinh hạm Type-23 lớp Duke thì ngày càng lỗi thời và lạc hậu do thời gian dài sử dụng. Ban đầu, người ta lên kế hoạch cho việc đóng mới tới 12 chiếc Type-45 mới, tuy nhiên do khó khăn về nhiều mặt khiến cho số lượng thực tế hoàn thành giảm xuống chỉ còn một nửa, tức là chỉ có 6 chiếc vào biên chế.
Người Anh đã lên kế hoạch đóng mới các khinh hạm tiên tiến Type-26 lớp City sẽ làm giảm bớt những khó khăn này tuy nhiên thực tế cho thấy sự thiếu kinh phí trầm trọng dẫn đến việc người Anh sẽ không có lớp khu trục hạm nào mới để có thể thay thế Type-45 trong tương lai. Như vậy, trong vòng 15 đến 20 năm nữa, lực lượng Hải quân Anh sẽ không còn tàu khu trục.
Type-26 là phương án khả dĩ để thay thế Type-45. Nó là một chiến hạm có lượng giãn nước nhẹ hơn nhiều, vận hành và chế tạo rẻ hơn cũng như khả năng bảo trì bảo dưỡng dễ dàng hơn. Tuy nhiên cùng với đó là khả năng tác chiến yếu kém hơn và ít có tính đa năng hơn.
Trong khi ở tương lai gần, Anh sẽ không còn bất cứ tàu khu trục nào thì Trung Quốc có thể cho hạ thủy từ 8 đến 10 khu trục hạm trong một năm. Nhật Bản cũng có thể duy trì đến gần 40 tàu khu trục và Hàn Quốc là 12 tàu dẫu cho ngân sách quốc phòng 2 quốc gia này là ít ỏi hơn so với Anh.
Type-45 Darling có lượng giãn nước đầy tải 8.500 tấn, lớn hơn khá nhiều so với Type-26 City chỉ có 6.900 tấn và gần tương đương với khu trục hạm Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Mỗi tàu Type-45 được triển khai 48 ống phóng tên lửa thẳng đứng và 8 ống phóng tên lửa chống hạm tầm trung Harpoon. Trong khi đó, thiết kế Type-26 mới hơn chỉ có khả năng mang theo 36 ống phóng.
Tuy vậy thì hệ thống vũ khí của Type-45 vẫn là vô cùng khiêm tốn so với lượng giãn nước của chúng. Đơn cử như tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ có thể trang bị 96 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS), gấp đôi số lượng ống phóng mà tàu Anh có thể mang theo. Khu trục hạm lớp Type-052D của Trung Quốc có lượng giãn nước nhẹ hơn một chút nhưng cũng được trang bị tới 64 ống phóng VLS. Nếu so sánh với tàu khu trục tốt nhất hiện nay trên thế giới do Trung Quốc chế tạo là tàu Type-055 có thể mang theo tới 112 ống phóng thì tàu Anh quá là lép vế.
Chưa dừng lại ở đó, trong khi các tàu khu trục của Mỹ, Nhật, Hàn hay Trung khi trang bị các ống phóng thẳng đứng có thể triển khai đa nhiệm các loại tên lửa từ phòng không, chống hạm, chống ngầm hay công kích mặt đất. Thì các ống phóng tên lửa trên khu trục hạm Anh chỉ có khả năng triển khai tên lửa phòng không Aster và hoàn toàn không có khả năng chống ngầm.
Thậm chí, dù là tàu khu trục chuyên biệt về phòng không nhưng khả năng phòng không của Type-45 vẫn là yếu kém so với các tàu cùng phân khúc đa năng hơn. Tên lửa Aster 30 có tầm bắn tối đa chỉ 120km trong khi các tên lửa phòng không SM-3 và SM-6 trên các tàu khu trục trang bị Aegis của Mỹ có tầm bắn lên tới 1.200km và 240km. Các tàu Type-52D và Type-55 của Trung Quốc được chế tạo dựa theo khá nhiều trên các tàu Aegis của Mỹ.
Phải nói rằng, tàu khu trục Type-45 là một thiết kế tốt với các hệ thống radar trinh sát hiện đại và khả năng tàng hình cao. Dẫu vậy, bên cạnh các yếu kém toàn diện về vũ khí trang bị so với các tàu cùng phân khúc của nước ngoài, việc vận hành và bảo trì tàu cũng kéo theo một chi phí rất cao. Các tàu Type-45 chỉ mới được đưa vào biên chế trong giai đoạn từ 2009 cho đến 2013. Như vậy cho đến khi nghỉ hưu, tất cả những chiến hạm này đều chỉ có tuổi thọ hoạt động là 25 năm trong biên chế. Nguồn ảnh: Naval.
Khu trục hạm Type 045 của Hải quân Hoàng gia Anh.