Nhà nước Hồi giáo Khorasan nổi lên cách đây hơn sáu năm và hoạt động như một chi nhánh của IS ở Afghanistan và Pakistan. Khorasan là một thuật ngữ lịch sử để chỉ một khu vực bao gồm Afghanistan, Pakistan ngày nay và các quốc gia xung quanh. Nhóm này còn được gọi là ISIS-K, ISK hoặc ISKP.Các thành viên sáng lập bao gồm các chiến binh đã rời bỏ cả Taliban Afghanistan và Taliban Pakistan. Seth Jones, một chuyên gia về Afghanistan tại Trung tâm Chiến lược và Quốc tế cho rằng, IS đã cử đại diện đến cả Pakistan và Afghanistan.Trong một video năm 2015, thủ lĩnh của nhóm vào thời điểm đó là Hafiz Saeed Khan và các chỉ huy hàng đầu khác đã cam kết trung thành với Abu Bakr al-Baghdadi - khi đó là thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS) và tự xưng là thủ lĩnh của một lãnh thổ IS mới ở Afghanistan.Sự liên kết của nhóm này với IS thông qua những quy định chặt chẽ của luật Hồi giáo và sử dụng chiến thuật thi hành bạo lực, chẳng hạn như thực hiện xử tử công khai, giết chết trưởng lão bộ tộc và đóng cửa trường học.Tuy nhiên, Hafiz Saeed Khan bị giết vào năm 2016 trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ. Còn Abu Bakr al-Baghdadi chết vào năm 2019 trong một cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.ISIS-K và Taliban thực sự là kẻ thù, như Tổng thống Biden đã lưu ý trong bài phát biểu trên truyền hình vào tuần trước. Kể từ khi thành lập, chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo đã có mâu thuẫn với Taliban, lực lượng hiện đang kiểm soát Afghanistan.Theo nhà phân tích Seth Jones thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, mục tiêu của ISIS-K thực sự là muốn xây dựng một tiểu vương quốc Hồi giáo và họ là đối thủ của cả al-Qaida và Taliban.Nhiều tay súng Taliban đã đào thoát để gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan và hai nhóm này chiến đấu vì tài nguyên và lãnh thổ. Sự thù địch giữa hai nhóm nảy sinh từ cả sự khác biệt về ý thức hệ và sự cạnh tranh về nguồn lực.Như hãng tin AP đã đưa tin, khi một số thủ lĩnh Taliban tìm cách đàm phán với Mỹ trong những năm gần đây, nhiều người trong số những người phản đối các cuộc đàm phán đã chuyển sang Nhà nước Hồi giáo cực đoan hơn.Taliban đã lên án các vụ nổ bên ngoài sân bay Kabul và cho biết Mỹ đã kiểm soát khu vực xảy ra các vụ tấn công. Tính đến năm 2017, quân đội Mỹ ước tính rằng họ đã tiêu diệt 75% chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, bao gồm một số thủ lĩnh cấp cao nhất của tổ chức này.Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã thống kê gần 100 cuộc tấn công của ISIS-K ở Afghanistan và Pakistan vào năm 2018, cùng hàng trăm vụ đụng độ với lực lượng Mỹ, Afghanistan hoặc Pakistan.Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng chi nhánh này có khoảng 2.000 chiến binh, hoạt động chủ yếu ở miền đông và miền bắc Afghanistan, nhưng cũng lưu ý rằng ISIS-K đã phải "phân quyền" sau những tổn thất đáng kể về lãnh thổ.Nhưng theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội của Mỹ, nhóm này đã nhận trách nhiệm về một loạt các vụ tấn công hàng loạt, bao gồm cả vụ đánh bom hồi tháng 5/2021 nhằm vào một trường nữ sinh ở Kabul.Trong một cuộc họp ngắn của Lầu Năm Góc sau vụ tấn công bên ngoài sân bay Kabul, Tướng Kenneth McKenzie, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ nói rằng "mối đe dọa từ IS là vô cùng thực tế" và có những mối đe dọa nguy hiểm khác nhằm vào sân bay ở Kabul.Cuộc tấn công cũng có thể tiết lộ lỗ hổng trong khả năng của Taliban. Chuyên gia Jones cho biết điều này cho thấy khả năng phản gián và chống khủng bố của Taliban thực sự có phần hạn chế, khi họ đã không thể xác định hoặc ngăn chặn cuộc tấn công. Nguồn ảnh: Flickr. Chiến sự tại Syria leo thang căng thẳng khi cả Nga, Syria và phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ đều không chịu nhượng bộ. Nguồn: THĐT.
Nhà nước Hồi giáo Khorasan nổi lên cách đây hơn sáu năm và hoạt động như một chi nhánh của IS ở Afghanistan và Pakistan. Khorasan là một thuật ngữ lịch sử để chỉ một khu vực bao gồm Afghanistan, Pakistan ngày nay và các quốc gia xung quanh. Nhóm này còn được gọi là ISIS-K, ISK hoặc ISKP.
Các thành viên sáng lập bao gồm các chiến binh đã rời bỏ cả Taliban Afghanistan và Taliban Pakistan. Seth Jones, một chuyên gia về Afghanistan tại Trung tâm Chiến lược và Quốc tế cho rằng, IS đã cử đại diện đến cả Pakistan và Afghanistan.
Trong một video năm 2015, thủ lĩnh của nhóm vào thời điểm đó là Hafiz Saeed Khan và các chỉ huy hàng đầu khác đã cam kết trung thành với Abu Bakr al-Baghdadi - khi đó là thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS) và tự xưng là thủ lĩnh của một lãnh thổ IS mới ở Afghanistan.
Sự liên kết của nhóm này với IS thông qua những quy định chặt chẽ của luật Hồi giáo và sử dụng chiến thuật thi hành bạo lực, chẳng hạn như thực hiện xử tử công khai, giết chết trưởng lão bộ tộc và đóng cửa trường học.
Tuy nhiên, Hafiz Saeed Khan bị giết vào năm 2016 trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ. Còn Abu Bakr al-Baghdadi chết vào năm 2019 trong một cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
ISIS-K và Taliban thực sự là kẻ thù, như Tổng thống Biden đã lưu ý trong bài phát biểu trên truyền hình vào tuần trước. Kể từ khi thành lập, chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo đã có mâu thuẫn với Taliban, lực lượng hiện đang kiểm soát Afghanistan.
Theo nhà phân tích Seth Jones thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, mục tiêu của ISIS-K thực sự là muốn xây dựng một tiểu vương quốc Hồi giáo và họ là đối thủ của cả al-Qaida và Taliban.
Nhiều tay súng Taliban đã đào thoát để gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan và hai nhóm này chiến đấu vì tài nguyên và lãnh thổ. Sự thù địch giữa hai nhóm nảy sinh từ cả sự khác biệt về ý thức hệ và sự cạnh tranh về nguồn lực.
Như hãng tin AP đã đưa tin, khi một số thủ lĩnh Taliban tìm cách đàm phán với Mỹ trong những năm gần đây, nhiều người trong số những người phản đối các cuộc đàm phán đã chuyển sang Nhà nước Hồi giáo cực đoan hơn.
Taliban đã lên án các vụ nổ bên ngoài sân bay Kabul và cho biết Mỹ đã kiểm soát khu vực xảy ra các vụ tấn công. Tính đến năm 2017, quân đội Mỹ ước tính rằng họ đã tiêu diệt 75% chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, bao gồm một số thủ lĩnh cấp cao nhất của tổ chức này.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã thống kê gần 100 cuộc tấn công của ISIS-K ở Afghanistan và Pakistan vào năm 2018, cùng hàng trăm vụ đụng độ với lực lượng Mỹ, Afghanistan hoặc Pakistan.
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng chi nhánh này có khoảng 2.000 chiến binh, hoạt động chủ yếu ở miền đông và miền bắc Afghanistan, nhưng cũng lưu ý rằng ISIS-K đã phải "phân quyền" sau những tổn thất đáng kể về lãnh thổ.
Nhưng theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội của Mỹ, nhóm này đã nhận trách nhiệm về một loạt các vụ tấn công hàng loạt, bao gồm cả vụ đánh bom hồi tháng 5/2021 nhằm vào một trường nữ sinh ở Kabul.
Trong một cuộc họp ngắn của Lầu Năm Góc sau vụ tấn công bên ngoài sân bay Kabul, Tướng Kenneth McKenzie, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ nói rằng "mối đe dọa từ IS là vô cùng thực tế" và có những mối đe dọa nguy hiểm khác nhằm vào sân bay ở Kabul.
Cuộc tấn công cũng có thể tiết lộ lỗ hổng trong khả năng của Taliban. Chuyên gia Jones cho biết điều này cho thấy khả năng phản gián và chống khủng bố của Taliban thực sự có phần hạn chế, khi họ đã không thể xác định hoặc ngăn chặn cuộc tấn công. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến sự tại Syria leo thang căng thẳng khi cả Nga, Syria và phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ đều không chịu nhượng bộ. Nguồn: THĐT.