Hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa S-500 Prometey mới được thử nghiệm của Nga, có thể khiến các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ là F-35 và F-22 gặp mối đe dọa lớn hơn. Theo các chuyên gia quân sự Nga, S-500 cũng có thể bắn hạ mọi loại tên lửa, bao gồm cả tên lửa liên lục địa (ICBM) và tên lửa siêu thanh.Tổ hợp tên lửa S-500 là bản nâng cấp sâu của S-400 Triumf, có nghĩa là hệ thống tên lửa phòng không S-400 “mạnh nhất” thế giới, vừa mới bị “tước” mất danh hiệu. S-500 Prometey hiện là hệ thống phòng không vô song trên thế giới, có thể đánh chặn hàng loạt vũ khí hiện tại và tương lai.S-500 còn được gọi là Triumfator-M, dự kiến sẽ thay thế hệ thống tên lửa chống đạn đạo A-135, hiện tại đang được triển khai xung quanh Thủ đô Moscow, và bổ sung cho hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) S-400 Triumf tầm xa của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.Trong một đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, S-500 cho thấy đã bắn hạ một mục tiêu là tên lửa đạn đạo. Hệ thống đã được thử nghiệm thành công, tại trường bắn thử nghiệm Kapustin Yar, vào ngày 20/7 vừa qua.S-500 dự kiến sẽ nâng cao năng lực phòng không mặt đất của Nga, mở rộng hơn nữa các vùng chống tiếp cận / phong tỏa khu vực (AD/A2) hiện có và gây ra mối đe dọa lớn hơn, đối với tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của Mỹ.Các thông tin cho biết, S-500 của Nga được thiết kế để chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của NATO, bao gồm F-35 Lighting II và F-22 Raptor; đây được coi là những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới.Trước đó, hệ thống phòng không S-400 Triumf, là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung, được đánh giá là hiện đại nhất của Nga, được đưa vào trang bị vào năm 2007. Radar của S-400 có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 600 km và hoàn toàn có thể phát hiện máy bay tàng hình.Hệ thống tên lửa S-400 bao gồm một đài điều khiển chiến đấu; radar mảng pha ba tọa độ, để phát hiện các mục tiêu trên không; tổ hợp tên lửa phòng không có từ 6-8 bệ phóng (mỗi bệ có 4 tên lửa); radar phát hiện và chiếu xạ mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa và hệ thống hỗ trợ kỹ thuật.Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-400; những hệ thống phòng không tiên tiến này, đã được Trung Quốc triển khai tại biên giới Trung-Ấn, trong bối cảnh đối đầu với Ấn Độ đang diễn ra gay gắt. Ngoài Trung Quốc còn có Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus hiện đang sở hữu hệ thống S-400.Không quân Mỹ coi S-400 là mối đe dọa đối với tiêm kích tàng hình F-35 của họ và đã kiên quyết loại Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên quan trọng của NATO, khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35, sau khi Ankara ký thỏa thuận với Moscow về mua S-400.Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), được Chính quyền Trump thông qua vào năm 2017, sau khi có báo cáo cho thấy, Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.Bất chấp sự đe dọa của Mỹ, Ấn Độ vẫn đặt mua hệ thống phòng không của Nga, sau khi đặt hàng 5 tổ hợp S-400 trị giá 5,3 tỷ USD vào năm 2018. Việc giao cả 5 trung đoàn tên lửa S-400 cho Ấn Độ, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2023.Còn S-500, phiên bản kế tiếp của S-400, ngay từ đầu đã được thiết kế để chống lại một loạt các mối đe dọa từ trên không, bao gồm tên lửa đạn đạo, máy bay có người lái/ không người lái và tên lửa hành trình.Được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey, hệ thống S-500 đã được thiết kế từ năm 2009 và những đợt giao hàng đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2015 hoặc 2017. Do sự chậm trễ về kỹ thuật, việc sản xuất hàng loạt đã được chuyển sang năm 2021.Vào tháng 6/2021, một hệ thống S-500 được cho là đã thử nghiệm bí mật, tại căn cứ không quân Khmeimim tại Syria; trong đó, mục tiêu là máy bay tàng hình F-35 thật của Mỹ và Israel, thường xuyên bay vào không phận Syria hoặc ngay trong phần lãnh thổ Israel. Tuy nhiên không có tên lửa nào được phóng đi.Ngoài khả năng đạt khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao rất cao, kể cả là cận vũ trụ, S-500 có khả năng phát hiện và tấn công đồng thời 10 mục tiêu siêu thanh, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bay với tốc độ đến 5 km/giây.Trong vụ thử S-500 vừa qua, Nga tuyên bố rằng, đây là vụ thử tên lửa đất đối không xa nhất từ trước đến nay. Tên lửa của hệ thống S-500 đã bắn trúng mục tiêu cách xa gần 500 km; còn hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho rằng, tầm bắn tối đa của S-500 sẽ khoảng 600 km.Hệ thống phòng không S-500 được bố trí trên xe quân sự chuyên dùng 10×10, cho khả năng cơ động cao. Có khả năng, một biến thể hải quân cũng đang được phát triển, và có thể triển khai trên các tàu khu trục hiện có và trong tương lai của Nga.Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko, S-500 có thể đi vào hoạt động vào năm 2025. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua sắm hệ thống S-500 và giống như S-400, có thể đây là những khách hàng nước ngoài đầu tiên. Nguồn ảnh: Pinterest. Tới nay, tổ hợp tên lửa phòng không xuất sắc nhất Nga từng xuất khẩu chính là tên lửa S-400. Nguồn: RUPTLY.
Hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa S-500 Prometey mới được thử nghiệm của Nga, có thể khiến các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ là F-35 và F-22 gặp mối đe dọa lớn hơn. Theo các chuyên gia quân sự Nga, S-500 cũng có thể bắn hạ mọi loại tên lửa, bao gồm cả tên lửa liên lục địa (ICBM) và tên lửa siêu thanh.
Tổ hợp tên lửa S-500 là bản nâng cấp sâu của S-400 Triumf, có nghĩa là hệ thống tên lửa phòng không S-400 “mạnh nhất” thế giới, vừa mới bị “tước” mất danh hiệu. S-500 Prometey hiện là hệ thống phòng không vô song trên thế giới, có thể đánh chặn hàng loạt vũ khí hiện tại và tương lai.
S-500 còn được gọi là Triumfator-M, dự kiến sẽ thay thế hệ thống tên lửa chống đạn đạo A-135, hiện tại đang được triển khai xung quanh Thủ đô Moscow, và bổ sung cho hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) S-400 Triumf tầm xa của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Trong một đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, S-500 cho thấy đã bắn hạ một mục tiêu là tên lửa đạn đạo. Hệ thống đã được thử nghiệm thành công, tại trường bắn thử nghiệm Kapustin Yar, vào ngày 20/7 vừa qua.
S-500 dự kiến sẽ nâng cao năng lực phòng không mặt đất của Nga, mở rộng hơn nữa các vùng chống tiếp cận / phong tỏa khu vực (AD/A2) hiện có và gây ra mối đe dọa lớn hơn, đối với tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của Mỹ.
Các thông tin cho biết, S-500 của Nga được thiết kế để chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của NATO, bao gồm F-35 Lighting II và F-22 Raptor; đây được coi là những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới.
Trước đó, hệ thống phòng không S-400 Triumf, là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung, được đánh giá là hiện đại nhất của Nga, được đưa vào trang bị vào năm 2007. Radar của S-400 có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 600 km và hoàn toàn có thể phát hiện máy bay tàng hình.
Hệ thống tên lửa S-400 bao gồm một đài điều khiển chiến đấu; radar mảng pha ba tọa độ, để phát hiện các mục tiêu trên không; tổ hợp tên lửa phòng không có từ 6-8 bệ phóng (mỗi bệ có 4 tên lửa); radar phát hiện và chiếu xạ mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa và hệ thống hỗ trợ kỹ thuật.
Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-400; những hệ thống phòng không tiên tiến này, đã được Trung Quốc triển khai tại biên giới Trung-Ấn, trong bối cảnh đối đầu với Ấn Độ đang diễn ra gay gắt. Ngoài Trung Quốc còn có Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus hiện đang sở hữu hệ thống S-400.
Không quân Mỹ coi S-400 là mối đe dọa đối với tiêm kích tàng hình F-35 của họ và đã kiên quyết loại Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên quan trọng của NATO, khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35, sau khi Ankara ký thỏa thuận với Moscow về mua S-400.
Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), được Chính quyền Trump thông qua vào năm 2017, sau khi có báo cáo cho thấy, Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Bất chấp sự đe dọa của Mỹ, Ấn Độ vẫn đặt mua hệ thống phòng không của Nga, sau khi đặt hàng 5 tổ hợp S-400 trị giá 5,3 tỷ USD vào năm 2018. Việc giao cả 5 trung đoàn tên lửa S-400 cho Ấn Độ, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2023.
Còn S-500, phiên bản kế tiếp của S-400, ngay từ đầu đã được thiết kế để chống lại một loạt các mối đe dọa từ trên không, bao gồm tên lửa đạn đạo, máy bay có người lái/ không người lái và tên lửa hành trình.
Được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey, hệ thống S-500 đã được thiết kế từ năm 2009 và những đợt giao hàng đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2015 hoặc 2017. Do sự chậm trễ về kỹ thuật, việc sản xuất hàng loạt đã được chuyển sang năm 2021.
Vào tháng 6/2021, một hệ thống S-500 được cho là đã thử nghiệm bí mật, tại căn cứ không quân Khmeimim tại Syria; trong đó, mục tiêu là máy bay tàng hình F-35 thật của Mỹ và Israel, thường xuyên bay vào không phận Syria hoặc ngay trong phần lãnh thổ Israel. Tuy nhiên không có tên lửa nào được phóng đi.
Ngoài khả năng đạt khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao rất cao, kể cả là cận vũ trụ, S-500 có khả năng phát hiện và tấn công đồng thời 10 mục tiêu siêu thanh, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bay với tốc độ đến 5 km/giây.
Trong vụ thử S-500 vừa qua, Nga tuyên bố rằng, đây là vụ thử tên lửa đất đối không xa nhất từ trước đến nay. Tên lửa của hệ thống S-500 đã bắn trúng mục tiêu cách xa gần 500 km; còn hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho rằng, tầm bắn tối đa của S-500 sẽ khoảng 600 km.
Hệ thống phòng không S-500 được bố trí trên xe quân sự chuyên dùng 10×10, cho khả năng cơ động cao. Có khả năng, một biến thể hải quân cũng đang được phát triển, và có thể triển khai trên các tàu khu trục hiện có và trong tương lai của Nga.
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko, S-500 có thể đi vào hoạt động vào năm 2025. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua sắm hệ thống S-500 và giống như S-400, có thể đây là những khách hàng nước ngoài đầu tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, tổ hợp tên lửa phòng không xuất sắc nhất Nga từng xuất khẩu chính là tên lửa S-400. Nguồn: RUPTLY.