Hôm 27/10, truyền thông khu vực đã đăng tải thông tin về việc một tốp trực thăng vũ trang bí ẩn đã xâm nhập và tấn công một địa điểm ở vùng ngoại ô thị trấn Barisha thuộc vùng nông thôn phía Bắc tỉnh Idlib.Tốp trực thăng trên sau đó được xác định là phương tiện chuyên chở đặc nhiệm Mỹ tiến hành vụ đột kích nhằm tiêu diệt trùm khủng bố al Baghdadi - thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.Nhiệm vụ trên được nhận xét là thành công khi đạt được mục đích đề ra ban đầu và phía Mỹ không bị tổn thất bất cứ một người lính hay phương tiện nào, thành công thậm chí còn lớn hơn cả phi vụ tiêu diệt Osama bin Laden trong quá khứ.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi đây là một chiến công hiển hách, đồng thời ông bày tỏ sự cảm ơn tới các đối tác như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Nga đã giúp lực lượng biệt kích của mình thực hiện nhiệm vụ.Mặc dù vậy Nga lại bác bỏ thông tin trên, khi cho biết họ không nhận được thông tin đáng tin cậy về việc đặc nhiệm Mỹ đã đột kích tiêu diệt được thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi ở khu vực thuộc vùng hạ nhiệt căng thẳng Idlib.Bộ Quốc phòng Nga thậm chí còn nói thêm rằng họ không hề có bất cứ sự hợp tác với Mỹ khi lực lượng đặc nhiệm của Washington tiến vào không phận Syria.“Không có bất cứ cuộc không kích nào được máy bay Mỹ hay máy bay của cái gọi là liên minh quốc tế diễn ra trong ngày 26-10 và những ngày sau đó”, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói rõ.Như vậy đang tồn tại sự mâu thuẫn về phát ngôn của 2 cường quốc quân sự hàng đầu và đang giữ vai trò cực kỳ quan trọng trên bàn cờ địa chính trị khu vực Trung Đông.Giả thiết đầu tiên được đưa ra đó là hệ thống tình báo Nga cùng mạng lưới radar cảnh giới của nước này đã bất lực hoàn toàn trong việc phát hiện tốp trực thăng Mỹ xâm nhập.Nhưng nếu thực sự điều này diễn ra thì có lẽ Nga sẽ phải tìm cách che giấu và họ không bác bỏ lời cảm hơn của Tổng thống Donald Trump, bởi vì làm vậy chẳng khác nào tự tố cáo mình.Giả thiết được quan tâm nhiều hơn vừa xuất hiện, đó là Nga thực sự đã giúp sức binh sĩ Mỹ trong hoạt động chống khủng bố vừa qua nhưng họ không muốn nhận chiến công cùng.Lý do là bởi Matxcơvae ngại rằng mình sẽ trở thành đối tượng mà các tay súng khủng bố IS tập trung tấn công nhằm mục đích trả thù cho thủ lĩnh đã bị thiệt mạng.Hiện tại lực lượng Mỹ đã rút gần như hoàn toàn khỏi Syria trong khi các binh sĩ Nga vẫn hiện diện rất nhiều trên mảnh đất này, vì vậy họ sẽ dễ bị đối phương tấn công trả đũa hơn nhiều.Thông qua hành động từ chối nhận lời cảm ơn, Nga có lẽ muốn tránh bị lôi kéo vào vòng xoáy trả thù của các phần tử khủng bố và để Mỹ lo liệu mọi chuyện còn lại.
Hôm 27/10, truyền thông khu vực đã đăng tải thông tin về việc một tốp trực thăng vũ trang bí ẩn đã xâm nhập và tấn công một địa điểm ở vùng ngoại ô thị trấn Barisha thuộc vùng nông thôn phía Bắc tỉnh Idlib.
Tốp trực thăng trên sau đó được xác định là phương tiện chuyên chở đặc nhiệm Mỹ tiến hành vụ đột kích nhằm tiêu diệt trùm khủng bố al Baghdadi - thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Nhiệm vụ trên được nhận xét là thành công khi đạt được mục đích đề ra ban đầu và phía Mỹ không bị tổn thất bất cứ một người lính hay phương tiện nào, thành công thậm chí còn lớn hơn cả phi vụ tiêu diệt Osama bin Laden trong quá khứ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi đây là một chiến công hiển hách, đồng thời ông bày tỏ sự cảm ơn tới các đối tác như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Nga đã giúp lực lượng biệt kích của mình thực hiện nhiệm vụ.
Mặc dù vậy Nga lại bác bỏ thông tin trên, khi cho biết họ không nhận được thông tin đáng tin cậy về việc đặc nhiệm Mỹ đã đột kích tiêu diệt được thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi ở khu vực thuộc vùng hạ nhiệt căng thẳng Idlib.
Bộ Quốc phòng Nga thậm chí còn nói thêm rằng họ không hề có bất cứ sự hợp tác với Mỹ khi lực lượng đặc nhiệm của Washington tiến vào không phận Syria.
“Không có bất cứ cuộc không kích nào được máy bay Mỹ hay máy bay của cái gọi là liên minh quốc tế diễn ra trong ngày 26-10 và những ngày sau đó”, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói rõ.
Như vậy đang tồn tại sự mâu thuẫn về phát ngôn của 2 cường quốc quân sự hàng đầu và đang giữ vai trò cực kỳ quan trọng trên bàn cờ địa chính trị khu vực Trung Đông.
Giả thiết đầu tiên được đưa ra đó là hệ thống tình báo Nga cùng mạng lưới radar cảnh giới của nước này đã bất lực hoàn toàn trong việc phát hiện tốp trực thăng Mỹ xâm nhập.
Nhưng nếu thực sự điều này diễn ra thì có lẽ Nga sẽ phải tìm cách che giấu và họ không bác bỏ lời cảm hơn của Tổng thống Donald Trump, bởi vì làm vậy chẳng khác nào tự tố cáo mình.
Giả thiết được quan tâm nhiều hơn vừa xuất hiện, đó là Nga thực sự đã giúp sức binh sĩ Mỹ trong hoạt động chống khủng bố vừa qua nhưng họ không muốn nhận chiến công cùng.
Lý do là bởi Matxcơvae ngại rằng mình sẽ trở thành đối tượng mà các tay súng khủng bố IS tập trung tấn công nhằm mục đích trả thù cho thủ lĩnh đã bị thiệt mạng.
Hiện tại lực lượng Mỹ đã rút gần như hoàn toàn khỏi Syria trong khi các binh sĩ Nga vẫn hiện diện rất nhiều trên mảnh đất này, vì vậy họ sẽ dễ bị đối phương tấn công trả đũa hơn nhiều.
Thông qua hành động từ chối nhận lời cảm ơn, Nga có lẽ muốn tránh bị lôi kéo vào vòng xoáy trả thù của các phần tử khủng bố và để Mỹ lo liệu mọi chuyện còn lại.