Một ấn phẩm của Nga (Vestnik) gần đây đã tiết lộ thông tin "gây sốc" với giới quân sự Israel và phương Tây, theo đó dường như Không quân Syria đã sử dụng các máy bay tiêm kích MiG-25 để đối phó với các cuộc không kích nguy hiểm từ Israel. Vestnik tuyên bố như vậy dựa trên hình ảnh mà họ có được cho thấy một chiếc MiG-25 còn khá mới, trang bị các tên lửa không đối không Vympel R-40. Nguồn ảnh: Vestnik.Vấn đề là các máy bay tiêm kích MiG-25 được cho là đã bị Không quân Syria loại biên chế từ lâu, rất nhiều chiếc trong số đó đã bị phá hỏng vì cuộc nội chiến khốc liệt. Phải chăng, Quân đội Syria với sự hỗ trợ từ phía Nga đã hồi sinh MiG-25 để đối phó với hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài… Nguồn ảnh: VestnikĐây là bức ảnh vệ tinh của Google Earth chụp căn cứ không quân Tiyas/T4 ở Homs sau một cuộc tấn công của phiến quân IS năm 2016. Các chuyên gia phân tích quốc tế đã tìm ra ít nhất 6 chiếc MiG-25 phơi mình trong căn cứ, có rất ít khả năng chúng còn hoạt động bởi các hư hại trong cuộc chiến cũng như thiếu phụ tùng hoặc hết thời hạn sử dụng. Nguồn ảnh: VestnikMột chiếc MiG-25 (bên trái ảnh) nằm trong hangar tại một căn cứ nào đó của Không quân Syria. Xem ra nó còn được bảo quản tốt, nhưng không có bằng chứng rõ ràng về việc liệu nó có còn hoạt động. Nguồn ảnh: VestnikCác hoạt động gần đây nhất của tiêm kích MiG-25 trong Không quân Syria được cho là vào khoảng tháng 2/2014, khi đó loại phi cơ này được cho là đã áp sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ buộc Ankara phải hối hả tung F-16 đánh chặn. Ngày 27/3/2014, MiG-25 một lần nữa xuất hiện ở độ cao trung bình gần Đông Hama và có thể đã ném bom vào phiến quân. Đó là lần cuối cùng có bằng chứng rõ ràng MiG-25 Syria cất cánh. Nguồn ảnh: Luftwaffe A.SSở dĩ MiG-25 – một loại tiêm kích đời cũ của Liên Xô vẫn giành được nhiều sự quan tâm mỗi khi chúng xuất hiện dù chỉ là “tin đồn” vì tính năng bay khủng khiếp của nó. MiG-25 từng được biết tới và vẫn giữ kỉ lục cho tới nay là tiêm kích đánh chặn bay nhanh nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Airlines.netVới cặp động cơ turbojet R-15B-300, MiG-25 có thể đạt tốc độ khủng khiếp Mach 3,2 tức là 3.470km/h ở trần bay cao, trần bay cao lên tới 20.700m. Nguồn ảnh: Airlines.netƯu thế tốc độ và cũng tạo ra cơn ác mộng khủng khiếp nhất kéo dài suốt mấy năm trời với Israel và phương Tây là sự kiện Liên Xô đưa MiG-25 tới Ai Cập. Từ đây, giai đoạn 1971-1972, 2-4 chiếc MiG-25 thường xuyên bay vào dạo chơi bầu trời Israel. Năm 1973, một chiếc MiG-25 của Ai Cập đã đạt đến tốc độ Mach 3.2 trong khi đang bị những chiếc F-4E của Israel bám đuổi. Không quân Israel đã không thể tìm được cách nào để ngăn chặn những chiếc MiG-25, dù tình báo của Israel luôn biết trước được lịch bay qua không phận Israel của MiG-25. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài tốc độ, vũ khí của MiG-25 cũng được coi là rất ấn tượng với khả năng triển khai 4 tên lửa không đối không tầm xa R-40. Nó được coi là một trong những loại tên lửa không đối không lớn nhất thế giới từng được chế tạo, nặng tới 475 kg, dài 6,32m, mang đầu nổ nặng 38-100kg dùng ngòi nổ laser chủ động hoặc radar. Tầm bắn của R-40 từ 50-80km tùy phiên bản với kiểu đầu dò khác nhau: đầu dò radar bán chủ động R-40RD (tầm bắn xa hơn) và đầu dò hồng ngoại R-40TD. Nguồn ảnh: TopwarTrong lịch sử tham chiến, Không quân Libya tuyên bố bắn hạ một chiếc F-15 của Không quân Israel bằng tên lửa R-40 phóng từ MiG-25PD ngày 29/6/1981. Tuy nhiên Israel và phương Tây không xác nhận việc này. Ngoài ra, còn một chiến tích nữa vào ngày 17/1/1991, một chiếc F/A-18C của Không lực Hoa Kỳ bị MiG-25 Iraq bắn hạ bằng tên lửa R-40. Nguồn ảnh: TopwarTiêm kích đánh chặn MiG-25 do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich nghiên cứu, phát triển. Nó cũng là thành tựu sau cùng của nhà thiết kế lừng danh Mikhail Gurevich trước khi nghỉ hưu. Nó được sản xuất với số lượng 1.186 chiếc từ 1964-1984. Nguồn ảnh: Airlines.netHiện nay, quốc tế ghi nhận chỉ còn 2 quốc gia còn sử dụng MiG-25 gồm Algeria và Libya. Tuy nhiên, có khả năng hiện chỉ còn 13 chiếc MiG-25 thực sự hoạt động tại Algeria, trong khi ở Libya thì không rõ tình trạng vì cuộc chiến năm 2011 đã tàn phá tất cả. Trong ảnh, bãi máy bay MiG-25 đã loại biên chế, tháo hết phụ tùng tại một căn cứ không quân Nga. Nguồn ảnh: Airlines.netMời độc giả xem video: Những hình ảnh hiếm hoi về MiG-25 Syria trong một trận không kích. (Nguồn ForMotherSyria)
Một ấn phẩm của Nga (Vestnik) gần đây đã tiết lộ thông tin "gây sốc" với giới quân sự Israel và phương Tây, theo đó dường như Không quân Syria đã sử dụng các máy bay tiêm kích MiG-25 để đối phó với các cuộc không kích nguy hiểm từ Israel. Vestnik tuyên bố như vậy dựa trên hình ảnh mà họ có được cho thấy một chiếc MiG-25 còn khá mới, trang bị các tên lửa không đối không Vympel R-40. Nguồn ảnh: Vestnik.
Vấn đề là các máy bay tiêm kích MiG-25 được cho là đã bị Không quân Syria loại biên chế từ lâu, rất nhiều chiếc trong số đó đã bị phá hỏng vì cuộc nội chiến khốc liệt. Phải chăng, Quân đội Syria với sự hỗ trợ từ phía Nga đã hồi sinh MiG-25 để đối phó với hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài… Nguồn ảnh: Vestnik
Đây là bức ảnh vệ tinh của Google Earth chụp căn cứ không quân Tiyas/T4 ở Homs sau một cuộc tấn công của phiến quân IS năm 2016. Các chuyên gia phân tích quốc tế đã tìm ra ít nhất 6 chiếc MiG-25 phơi mình trong căn cứ, có rất ít khả năng chúng còn hoạt động bởi các hư hại trong cuộc chiến cũng như thiếu phụ tùng hoặc hết thời hạn sử dụng. Nguồn ảnh: Vestnik
Một chiếc MiG-25 (bên trái ảnh) nằm trong hangar tại một căn cứ nào đó của Không quân Syria. Xem ra nó còn được bảo quản tốt, nhưng không có bằng chứng rõ ràng về việc liệu nó có còn hoạt động. Nguồn ảnh: Vestnik
Các hoạt động gần đây nhất của tiêm kích MiG-25 trong Không quân Syria được cho là vào khoảng tháng 2/2014, khi đó loại phi cơ này được cho là đã áp sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ buộc Ankara phải hối hả tung F-16 đánh chặn. Ngày 27/3/2014, MiG-25 một lần nữa xuất hiện ở độ cao trung bình gần Đông Hama và có thể đã ném bom vào phiến quân. Đó là lần cuối cùng có bằng chứng rõ ràng MiG-25 Syria cất cánh. Nguồn ảnh: Luftwaffe A.S
Sở dĩ MiG-25 – một loại tiêm kích đời cũ của Liên Xô vẫn giành được nhiều sự quan tâm mỗi khi chúng xuất hiện dù chỉ là “tin đồn” vì tính năng bay khủng khiếp của nó. MiG-25 từng được biết tới và vẫn giữ kỉ lục cho tới nay là tiêm kích đánh chặn bay nhanh nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Airlines.net
Với cặp động cơ turbojet R-15B-300, MiG-25 có thể đạt tốc độ khủng khiếp Mach 3,2 tức là 3.470km/h ở trần bay cao, trần bay cao lên tới 20.700m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ưu thế tốc độ và cũng tạo ra cơn ác mộng khủng khiếp nhất kéo dài suốt mấy năm trời với Israel và phương Tây là sự kiện Liên Xô đưa MiG-25 tới Ai Cập. Từ đây, giai đoạn 1971-1972, 2-4 chiếc MiG-25 thường xuyên bay vào dạo chơi bầu trời Israel. Năm 1973, một chiếc MiG-25 của Ai Cập đã đạt đến tốc độ Mach 3.2 trong khi đang bị những chiếc F-4E của Israel bám đuổi. Không quân Israel đã không thể tìm được cách nào để ngăn chặn những chiếc MiG-25, dù tình báo của Israel luôn biết trước được lịch bay qua không phận Israel của MiG-25. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài tốc độ, vũ khí của MiG-25 cũng được coi là rất ấn tượng với khả năng triển khai 4 tên lửa không đối không tầm xa R-40. Nó được coi là một trong những loại tên lửa không đối không lớn nhất thế giới từng được chế tạo, nặng tới 475 kg, dài 6,32m, mang đầu nổ nặng 38-100kg dùng ngòi nổ laser chủ động hoặc radar. Tầm bắn của R-40 từ 50-80km tùy phiên bản với kiểu đầu dò khác nhau: đầu dò radar bán chủ động R-40RD (tầm bắn xa hơn) và đầu dò hồng ngoại R-40TD. Nguồn ảnh: Topwar
Trong lịch sử tham chiến, Không quân Libya tuyên bố bắn hạ một chiếc F-15 của Không quân Israel bằng tên lửa R-40 phóng từ MiG-25PD ngày 29/6/1981. Tuy nhiên Israel và phương Tây không xác nhận việc này. Ngoài ra, còn một chiến tích nữa vào ngày 17/1/1991, một chiếc F/A-18C của Không lực Hoa Kỳ bị MiG-25 Iraq bắn hạ bằng tên lửa R-40. Nguồn ảnh: Topwar
Tiêm kích đánh chặn MiG-25 do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich nghiên cứu, phát triển. Nó cũng là thành tựu sau cùng của nhà thiết kế lừng danh Mikhail Gurevich trước khi nghỉ hưu. Nó được sản xuất với số lượng 1.186 chiếc từ 1964-1984. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện nay, quốc tế ghi nhận chỉ còn 2 quốc gia còn sử dụng MiG-25 gồm Algeria và Libya. Tuy nhiên, có khả năng hiện chỉ còn 13 chiếc MiG-25 thực sự hoạt động tại Algeria, trong khi ở Libya thì không rõ tình trạng vì cuộc chiến năm 2011 đã tàn phá tất cả. Trong ảnh, bãi máy bay MiG-25 đã loại biên chế, tháo hết phụ tùng tại một căn cứ không quân Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mời độc giả xem video: Những hình ảnh hiếm hoi về MiG-25 Syria trong một trận không kích. (Nguồn ForMotherSyria)