Ý kiến nói trên đã được người đứng đầu tổ hợp công nghiệp quốc phòng nổi tiếng Almaz-Antey của Nga thẳng thắn tuyên bố, khẳng định rằng tàu con thoi của Mỹ là mối đe dọa thực sự đối với Moskva.Tổng giám đốc Almaz-Antey - ông Yan Novikov cho biết, Lầu Năm Góc dự định nâng tổng số máy bay không người lái không gian của mình lên 8 chiếc và mỗi phương tiện trong số đó có thể được sử dụng như một nền tảng tấn công hạt nhân."Chính thức thì Mỹ tuyên bố tàu con thoi X-37B được tạo ra cho mục đích khoa học. Nhưng chúng tôi hiểu rằng nó là phương tiện quân sự, theo ước tính, một thiết bị nhỏ có thể mang tới 3 đầu đạn hạt nhân, trong khi thiết bị lớn sẽ mang tới 6 đầu đạn", ông Novikov khẳng định.Trước hết chúng ta hãy hiểu Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo X-37B (OTV) là gì, nó là một tàu con thoi không người lái có thể tái sử dụng với khả năng tự hành trong không gian với thời gian dài, ở độ cao từ 200 đến 750 km, chủ động di chuyển cũng như thay đổi quỹ đạo.Mỹ không giải thích về mục đích tạo ra một cỗ máy như vậy, họ nói chung chung rằng chức năng của nó là vận chuyển một số hàng hóa nhỏ vào quỹ đạo. Nhưng có ý kiến cho rằng X-37B sẽ được sử dụng để trinh sát và phá hủy cơ sở hạ tầng không gian của đối phương.Theo cáo buộc, tàu con thoi của Mỹ có thể giám sát các vệ tinh quân sự và trạm quỹ đạo của Trung Quốc cũng như Nga, và nếu cần X-37B sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa chúng bằng một phương pháp chưa được xác định.Tuy nhiên tất cả những điều này dường như chỉ là "trò đùa trẻ con" so với mục đích thực sự của X-37B, như những gì đã được người đứng đầu tổ hợp Almaz-Antey của Nga - ông Novikov tuyên bố.Tám tàu con thoi mang trên quỹ đạo từ 3 đến 6 đầu đạn hạt nhân, có khả năng hoạt động trong thời gian dài ở chế độ tự hành. Khi bắt đầu chương trình này, Lầu Năm Góc cho rằng X-37B có thể trên vũ trụ hơn 270 ngày, nhưng thực tế con số đã lên tới 780 ngày.Điều đó có nghĩa là mỗi chiếc X-37B có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong hai năm. Khi nhận được lệnh, nó thả từ độ cao 300 - 320 km từ 3 đến 6 đầu đạn hạt nhân. Vậy Nga có gì để chống lại một cuộc ném bom hạt nhân từ trên vũ trụ?Trên thực tế, hiện chỉ có Moskva được che chắn bằng chiếc ô chống tên lửa A-135 Amur, nó được tạo ra vào những năm 1970, khi Liên Xô và Mỹ đồng ý giới hạn lẫn nhau về việc chỉ xây dựng hệ thống phòng thủ trong một khu vực có bán kính 150 km.Vậy các phần còn lại của Nga thì sao, ví dụ như Petersburg, Kazan, Novosibirsk, Yekaterinburg, Sochi, Chelyabinsk, Vladivostok... và nhiều thành phố khác, đặc biệt khi vào năm 2002, Mỹ cuối cùng đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM.Sự xuất hiện trên quỹ đạo để làm nhiệm vụ chiến đấu thường trực của X-37B với một số đầu đạn hạt nhân khiến cán cân quyền lực có thể thay đổi theo hướng bất lợi cho Moskva. Vậy Nga thực sự có thể chống lại điều này bằng cách nào?Theo ông Novikov thì điều đầu tiên nghĩ đến là hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp A-235 Nudol, được phát triển bởi Almaz-Antey. Các mối đe dọa hiện đại đòi hỏi phải tiến hành nâng cấp sâu rộng hệ thống này.Đặc điểm hoạt động của A-235 là bí mật, nhưng theo hé lộ thì được biết ở dạng nâng cấp, Nudol sẽ trở nên di động, không bị ràng buộc với bất kỳ vật thể đứng yên nào, có thể đánh chặn ở độ cao 500 đến 750 km.Nudol có thể phá hủy tàu con thoi, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù tiềm năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu "mà không cần thông báo", bằng cách thả các đầu đạn được bố trí trên quỹ đạo? Việc ngăn chặn chúng sẽ trở thành một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn,Tổ hợp S-500 đầy hứa hẹn có thể góp phần vào việc này, Prometheus sẽ trở thành hệ thống phòng không đầu tiên trên thế giới có khả năng hoạt động trong không gian gần. Tên lửa 40N6 của nó đạt tốc độ Mach 9 và đánh chặn các mục tiêu bay với vận tốc Mach 15,6 ở độ cao 200 - 250 km.Kiến trúc mới của hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ tối ưu hóa công việc của Prometheus: đối với các loại mục tiêu khác nhau - máy bay và trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vệ tinh - sẽ có một trạm radar riêng biệt.Trong khi đó, các hệ thống phòng không sẽ được trang bị những loại đạn đánh chặn tên lửa chuyên dụng để đạt hiệu quả tối đa. Rõ ràng S-500 sẽ phải được điều chỉnh để đối phó một cuộc tấn công có thể xảy ra từ quỹ đạo.Như vậy nước Nga có cơ sở kỹ thuật để ngăn chặn mối đe dọa mới từ không gian, nhưng để thực sự bao phủ toàn bộ lãnh thổ, hoặc ít nhất là các thành phố trọng điểm với dân số lớn và cơ sở hạ tầng quan trọng về mặt chiến lược thì cần phải đầu tư tài chính khổng lồ.Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sẽ phải liên tục theo dõi tình hình trên quỹ đạo để loại trừ một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là một vòng mới của cuộc chạy đua vũ trang, gây thiệt hại cho Nga.Ngoài ra, cần phải tính toán xem liệu có thể tạo ra mối đe dọa đối xứng bằng cách phóng những tàu vũ trụ kiểu Buran mini lên quỹ đạo hay không. Giải pháp nào tỏ ra hợp lý hơn sẽ phải được xem xét chi tiết, ông Novikov kết luận.
Ý kiến nói trên đã được người đứng đầu tổ hợp công nghiệp quốc phòng nổi tiếng Almaz-Antey của Nga thẳng thắn tuyên bố, khẳng định rằng tàu con thoi của Mỹ là mối đe dọa thực sự đối với Moskva.
Tổng giám đốc Almaz-Antey - ông Yan Novikov cho biết, Lầu Năm Góc dự định nâng tổng số máy bay không người lái không gian của mình lên 8 chiếc và mỗi phương tiện trong số đó có thể được sử dụng như một nền tảng tấn công hạt nhân.
"Chính thức thì Mỹ tuyên bố tàu con thoi X-37B được tạo ra cho mục đích khoa học. Nhưng chúng tôi hiểu rằng nó là phương tiện quân sự, theo ước tính, một thiết bị nhỏ có thể mang tới 3 đầu đạn hạt nhân, trong khi thiết bị lớn sẽ mang tới 6 đầu đạn", ông Novikov khẳng định.
Trước hết chúng ta hãy hiểu Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo X-37B (OTV) là gì, nó là một tàu con thoi không người lái có thể tái sử dụng với khả năng tự hành trong không gian với thời gian dài, ở độ cao từ 200 đến 750 km, chủ động di chuyển cũng như thay đổi quỹ đạo.
Mỹ không giải thích về mục đích tạo ra một cỗ máy như vậy, họ nói chung chung rằng chức năng của nó là vận chuyển một số hàng hóa nhỏ vào quỹ đạo. Nhưng có ý kiến cho rằng X-37B sẽ được sử dụng để trinh sát và phá hủy cơ sở hạ tầng không gian của đối phương.
Theo cáo buộc, tàu con thoi của Mỹ có thể giám sát các vệ tinh quân sự và trạm quỹ đạo của Trung Quốc cũng như Nga, và nếu cần X-37B sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa chúng bằng một phương pháp chưa được xác định.
Tuy nhiên tất cả những điều này dường như chỉ là "trò đùa trẻ con" so với mục đích thực sự của X-37B, như những gì đã được người đứng đầu tổ hợp Almaz-Antey của Nga - ông Novikov tuyên bố.
Tám tàu con thoi mang trên quỹ đạo từ 3 đến 6 đầu đạn hạt nhân, có khả năng hoạt động trong thời gian dài ở chế độ tự hành. Khi bắt đầu chương trình này, Lầu Năm Góc cho rằng X-37B có thể trên vũ trụ hơn 270 ngày, nhưng thực tế con số đã lên tới 780 ngày.
Điều đó có nghĩa là mỗi chiếc X-37B có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong hai năm. Khi nhận được lệnh, nó thả từ độ cao 300 - 320 km từ 3 đến 6 đầu đạn hạt nhân. Vậy Nga có gì để chống lại một cuộc ném bom hạt nhân từ trên vũ trụ?
Trên thực tế, hiện chỉ có Moskva được che chắn bằng chiếc ô chống tên lửa A-135 Amur, nó được tạo ra vào những năm 1970, khi Liên Xô và Mỹ đồng ý giới hạn lẫn nhau về việc chỉ xây dựng hệ thống phòng thủ trong một khu vực có bán kính 150 km.
Vậy các phần còn lại của Nga thì sao, ví dụ như Petersburg, Kazan, Novosibirsk, Yekaterinburg, Sochi, Chelyabinsk, Vladivostok... và nhiều thành phố khác, đặc biệt khi vào năm 2002, Mỹ cuối cùng đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM.
Sự xuất hiện trên quỹ đạo để làm nhiệm vụ chiến đấu thường trực của X-37B với một số đầu đạn hạt nhân khiến cán cân quyền lực có thể thay đổi theo hướng bất lợi cho Moskva. Vậy Nga thực sự có thể chống lại điều này bằng cách nào?
Theo ông Novikov thì điều đầu tiên nghĩ đến là hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp A-235 Nudol, được phát triển bởi Almaz-Antey. Các mối đe dọa hiện đại đòi hỏi phải tiến hành nâng cấp sâu rộng hệ thống này.
Đặc điểm hoạt động của A-235 là bí mật, nhưng theo hé lộ thì được biết ở dạng nâng cấp, Nudol sẽ trở nên di động, không bị ràng buộc với bất kỳ vật thể đứng yên nào, có thể đánh chặn ở độ cao 500 đến 750 km.
Nudol có thể phá hủy tàu con thoi, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù tiềm năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu "mà không cần thông báo", bằng cách thả các đầu đạn được bố trí trên quỹ đạo? Việc ngăn chặn chúng sẽ trở thành một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn,
Tổ hợp S-500 đầy hứa hẹn có thể góp phần vào việc này, Prometheus sẽ trở thành hệ thống phòng không đầu tiên trên thế giới có khả năng hoạt động trong không gian gần. Tên lửa 40N6 của nó đạt tốc độ Mach 9 và đánh chặn các mục tiêu bay với vận tốc Mach 15,6 ở độ cao 200 - 250 km.
Kiến trúc mới của hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ tối ưu hóa công việc của Prometheus: đối với các loại mục tiêu khác nhau - máy bay và trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vệ tinh - sẽ có một trạm radar riêng biệt.
Trong khi đó, các hệ thống phòng không sẽ được trang bị những loại đạn đánh chặn tên lửa chuyên dụng để đạt hiệu quả tối đa. Rõ ràng S-500 sẽ phải được điều chỉnh để đối phó một cuộc tấn công có thể xảy ra từ quỹ đạo.
Như vậy nước Nga có cơ sở kỹ thuật để ngăn chặn mối đe dọa mới từ không gian, nhưng để thực sự bao phủ toàn bộ lãnh thổ, hoặc ít nhất là các thành phố trọng điểm với dân số lớn và cơ sở hạ tầng quan trọng về mặt chiến lược thì cần phải đầu tư tài chính khổng lồ.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sẽ phải liên tục theo dõi tình hình trên quỹ đạo để loại trừ một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là một vòng mới của cuộc chạy đua vũ trang, gây thiệt hại cho Nga.
Ngoài ra, cần phải tính toán xem liệu có thể tạo ra mối đe dọa đối xứng bằng cách phóng những tàu vũ trụ kiểu Buran mini lên quỹ đạo hay không. Giải pháp nào tỏ ra hợp lý hơn sẽ phải được xem xét chi tiết, ông Novikov kết luận.