Trong môi trường tác chiến hiện nay, bên cạnh các phương thức truyền thống được đúc kết qua nhiều năm, còn có khá nhiều loại hình tác chiến mới dù xuất hiện chưa lâu nhưng đã mang lại những thành công vang dội. Một trong số đó có thể kể đến là tác chiến máy bay không người lái - UAV.Trong cuộc xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh, Azerbaijan và Armenia đã sử dụng UAV, thiết bị cảm biến và hệ thống vũ khí tấn công tầm xa, có thể nói là mở ra một “kỷ nguyên chiến tranh” mới.Các UAV có lợi thế không chỉ trong việc trinh sát, thu thập thông tin mà còn cả việc tấn công tiêu diệt mục tiêu. Được trang bị hệ thống cảm biến và hệ thống quang điện tử, UAV có khả năng quan sát mục tiêu và truyền về trung tâm các hình ảnh động thu được. UAV có khả năng bay linh hoạt và liên tục trong nhiều giờ và phát ra ít tiếng động nên dễ tạo bất ngờ. Hỏa lực của UAV được dẫn đường tốt nên có độ chính xác cao. Ảnh: các loại UAV của Azerbaijan đã sử dụng trong cuộc chiến.Chiến thuật đáng sợ mà không quân Azerbaijan hay sử dụng là cho những chiếc An-2T không người lái bay chậm làm mồi nhử tiến vào không phận Armenia kiểm soát để trinh sát các trận địa tên lửa phòng không khi bắn lên nhằm tiêu diệt An-2 sẽ để lộ vị trí. Ngay lúc đó, chúng sẽ bị UAV mang thuốc nổ cỡ nhỏ Orbiter 1K lao xuống tiêu diệt hoặc bị Bayraktar TB-2 dùng đạn dẫn đường MAM-L phá hủy ngay tại trận địa. Ảnh: UAV TB-2 ngôi sao của cuộc chiến tranh Armenia – Azerbaijan.Chiến thuật này lặp đi lặp lại và hiệu quả đến mức các tổ hợp phòng không di động ngoài tiền tuyến của Armenia đã bị diệt hàng loạt và không dám triển khai các tổ hợp thay thế. UAV quân sự Azerbaijan tiêu diệt hầu như mọi loại khí tài và sinh lực của quân đội Armenia và là nguyên nhân chính khiến Armenia không thể cầm cự lâu hơn được nữa. Ảnh chụp thiệt hại của Armenia từ video do Bộ Quốc Phòng Azerbaijan công bố.Thành tích chiến đấu đáng nể là thế nhưng đến gần hết cả cuộc chiến này chỉ có duy nhất 1 chiếc TB-2 được xác nhận bị bắn rơi. Azerbaijan đã mua lô 6 chiếc TB-2 vũ trang đầu tiên từ Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 6/2020 với hợp đồng trị giá 30 triệu đô.Đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn từ thế giới, chúng ta thấy có thể áp dụng cho các loại UAV đang trang bị của nước ta vì thiết kế khá tương đồng với UAV của Azerbaijan, đặc biệt là các sản phẩm của Tập Đoàn Công Nghệ Viettel. Tuy chỉ là những UAV trinh sát hoặc phục vụ dân sự nhưng khi cần chúng ta hoàn toàn có thể cải tiến, hoán cải để phù hợp yêu cầu nhiệm vụ trinh sát - tấn công. Ảnh: Sản phẩm máy bay không người lái của Tập đoàn Công nghệ Viettel.Một trong những cái tên nổi bật có thể kể đến là máy bay không người lái VT-SWIFT. Được trang bị chỉ một hệ thống mô-tơ điện, khi hoạt động, SWIFT phát ra rất ít tiếng ồn.Swift có vận tốc 85-120km/h với trần bay 2000m và thời gian hoạt động trong 2.5 giờ. Ảnh: UAV Swift trưng bày tại triển lãm. Với tải trọng cất cánh tối đa 18kg chúng ta có thể nghiên cứu mang theo thuốc nổ mạnh cho nhiệm vụ cảm tử.ảnh: Swift trên giá phóng chuẩn bị bay.Tiếp đến là UAV VT-Pigeon. Chiếc UAV trinh sát hạng nhẹ VT-Pigeon được chế tạo từ composite, có sải cánh 3,3 m, trọng lượng cất cánh 26 kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin,hình ảnh theo thời gian thực. Ảnh: UAV Pigeon trên đường bang chuẩn bị cất cánh.VT-Pigeon có khả năng bay với vận tốc 100 - 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50 km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại với định dạng Full HD, có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600 m. Ảnh: Pigeon trong một lần bay thử nghiệm.Máy bay trinh sát điện tử không người lái tầm xa HS-6L, với sải cánh 22m, tải trọng 1.350kg, cự ly bay trên 4.000km hành trình, 35 giờ bay liên tục, trang bị động cơ Rotax 914 của Áo (cùng loại động cơ với chiếc UAV MQ-1 Predator nổi tiếng của Mỹ), có sử dụng vệ tinh dẫn đường vàđược tích hợp các thiết bị thiết bị trinh sát điện tử. UAV kích thước lớn có giá treo có thể trang bị các loại vũ khí dẫn dường cỡ nhỏ. Ảnh: nguyên mẫu UAV HS-6L được trưng bày - Nguồn: ANTV.Vai trò của tác chiến máy bay không người lái trong chiến tranh công nghệ cao thời đại mới là không thể phủ nhận. Do đó, việc quân đội ta chú trọng phát triển UAV, đặc biệt là hướng tới các loại UAV vũ trang Việt Nam là hướng đi phù hợp, giúp nâng cao khả năng tấn công cũng như phòng thủ toàn diện, nhanh chóng bắt kịp xu thế phát triển hiện đại của các nền quốc phòng tân tiến trên thế giới. Ảnh: UAV cỡ lớn mới nhất của nước ta lần đầu được giới thiệu - Nguồn: QĐND. Video Lộ diện UAV đặc biệt của Việt Nam - Nguồn: QĐND Online
Trong môi trường tác chiến hiện nay, bên cạnh các phương thức truyền thống được đúc kết qua nhiều năm, còn có khá nhiều loại hình tác chiến mới dù xuất hiện chưa lâu nhưng đã mang lại những thành công vang dội. Một trong số đó có thể kể đến là tác chiến máy bay không người lái - UAV.
Trong cuộc xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh, Azerbaijan và Armenia đã sử dụng UAV, thiết bị cảm biến và hệ thống vũ khí tấn công tầm xa, có thể nói là mở ra một “kỷ nguyên chiến tranh” mới.
Các UAV có lợi thế không chỉ trong việc trinh sát, thu thập thông tin mà còn cả việc tấn công tiêu diệt mục tiêu. Được trang bị hệ thống cảm biến và hệ thống quang điện tử, UAV có khả năng quan sát mục tiêu và truyền về trung tâm các hình ảnh động thu được. UAV có khả năng bay linh hoạt và liên tục trong nhiều giờ và phát ra ít tiếng động nên dễ tạo bất ngờ. Hỏa lực của UAV được dẫn đường tốt nên có độ chính xác cao. Ảnh: các loại UAV của Azerbaijan đã sử dụng trong cuộc chiến.
Chiến thuật đáng sợ mà không quân Azerbaijan hay sử dụng là cho những chiếc An-2T không người lái bay chậm làm mồi nhử tiến vào không phận Armenia kiểm soát để trinh sát các trận địa tên lửa phòng không khi bắn lên nhằm tiêu diệt An-2 sẽ để lộ vị trí. Ngay lúc đó, chúng sẽ bị UAV mang thuốc nổ cỡ nhỏ Orbiter 1K lao xuống tiêu diệt hoặc bị Bayraktar TB-2 dùng đạn dẫn đường MAM-L phá hủy ngay tại trận địa. Ảnh: UAV TB-2 ngôi sao của cuộc chiến tranh Armenia – Azerbaijan.
Chiến thuật này lặp đi lặp lại và hiệu quả đến mức các tổ hợp phòng không di động ngoài tiền tuyến của Armenia đã bị diệt hàng loạt và không dám triển khai các tổ hợp thay thế. UAV quân sự Azerbaijan tiêu diệt hầu như mọi loại khí tài và sinh lực của quân đội Armenia và là nguyên nhân chính khiến Armenia không thể cầm cự lâu hơn được nữa. Ảnh chụp thiệt hại của Armenia từ video do Bộ Quốc Phòng Azerbaijan công bố.
Thành tích chiến đấu đáng nể là thế nhưng đến gần hết cả cuộc chiến này chỉ có duy nhất 1 chiếc TB-2 được xác nhận bị bắn rơi. Azerbaijan đã mua lô 6 chiếc TB-2 vũ trang đầu tiên từ Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 6/2020 với hợp đồng trị giá 30 triệu đô.
Đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn từ thế giới, chúng ta thấy có thể áp dụng cho các loại UAV đang trang bị của nước ta vì thiết kế khá tương đồng với UAV của Azerbaijan, đặc biệt là các sản phẩm của Tập Đoàn Công Nghệ Viettel. Tuy chỉ là những UAV trinh sát hoặc phục vụ dân sự nhưng khi cần chúng ta hoàn toàn có thể cải tiến, hoán cải để phù hợp yêu cầu nhiệm vụ trinh sát - tấn công. Ảnh: Sản phẩm máy bay không người lái của Tập đoàn Công nghệ Viettel.
Một trong những cái tên nổi bật có thể kể đến là máy bay không người lái VT-SWIFT. Được trang bị chỉ một hệ thống mô-tơ điện, khi hoạt động, SWIFT phát ra rất ít tiếng ồn.Swift có vận tốc 85-120km/h với trần bay 2000m và thời gian hoạt động trong 2.5 giờ. Ảnh: UAV Swift trưng bày tại triển lãm. Với tải trọng cất cánh tối đa 18kg chúng ta có thể nghiên cứu mang theo thuốc nổ mạnh cho nhiệm vụ cảm tử.ảnh: Swift trên giá phóng chuẩn bị bay.
Tiếp đến là UAV VT-Pigeon. Chiếc UAV trinh sát hạng nhẹ VT-Pigeon được chế tạo từ composite, có sải cánh 3,3 m, trọng lượng cất cánh 26 kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin,hình ảnh theo thời gian thực. Ảnh: UAV Pigeon trên đường bang chuẩn bị cất cánh.
VT-Pigeon có khả năng bay với vận tốc 100 - 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50 km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại với định dạng Full HD, có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600 m. Ảnh: Pigeon trong một lần bay thử nghiệm.
Máy bay trinh sát điện tử không người lái tầm xa HS-6L, với sải cánh 22m, tải trọng 1.350kg, cự ly bay trên 4.000km hành trình, 35 giờ bay liên tục, trang bị động cơ Rotax 914 của Áo (cùng loại động cơ với chiếc UAV MQ-1 Predator nổi tiếng của Mỹ), có sử dụng vệ tinh dẫn đường vàđược tích hợp các thiết bị thiết bị trinh sát điện tử. UAV kích thước lớn có giá treo có thể trang bị các loại vũ khí dẫn dường cỡ nhỏ. Ảnh: nguyên mẫu UAV HS-6L được trưng bày - Nguồn: ANTV.
Vai trò của tác chiến máy bay không người lái trong chiến tranh công nghệ cao thời đại mới là không thể phủ nhận. Do đó, việc quân đội ta chú trọng phát triển UAV, đặc biệt là hướng tới các loại UAV vũ trang Việt Nam là hướng đi phù hợp, giúp nâng cao khả năng tấn công cũng như phòng thủ toàn diện, nhanh chóng bắt kịp xu thế phát triển hiện đại của các nền quốc phòng tân tiến trên thế giới. Ảnh: UAV cỡ lớn mới nhất của nước ta lần đầu được giới thiệu - Nguồn: QĐND.
Video Lộ diện UAV đặc biệt của Việt Nam - Nguồn: QĐND Online