Không quân Ấn Độ hiện còn trong biên chế hàng trăm máy bay chiến đấu MiG-21 được sản xuất từ thời Liên Xô. Số MiG-21 này đã quá cũ, sắp hết niên hạn sử dụng và không đáp ứng được yêu cầu của cuộc không chiến hiện đại.Vào thập niên 1980, Ấn Độ phụ thuộc sâu vào máy bay chiến đấu của Liên Xô, khi đó Liên Xô quyết định dừng sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, mà dồn lực sản xuất máy bay chiến đấu từ hạng trung trở lên và có hai động cơ.Có lẽ đó là lý do mà New Delhi đã quyết tâm phát triển một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, để lấp khoảng trống sau khi MiG-21 và một số loại máy bay một động cơ, có nguồn gốc Liên Xô rút khỏi biên chế Quân đội Ấn Độ, đồng thời phát triển ngành công nghiệp hàng không trong nước.Theo chương trình này, dự án máy bay Tejas của Ấn Độ nhằm phát triển một mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ, để trở thành đối thủ xứng tầm với chiếc F-16 nổi tiếng của Mỹ, đồng thời cũng là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất khi đó của kình địch Pakistan. Ảnh: Máy bay Tejas.Biến thể đầu tiên của Tejas là Mk1, nhưng có thể mô tả đó là một thất bại của ngành công nghiệp hàng không Ấn Độ. Sau 33 năm phát triển, nhưng thời gian đó không đủ để đảm bảo rằng Tejas Mk1 sẽ là sự thay thế cho những "ông già" MiG-21 của Liên Xô.Mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư những nguồn tài chính đáng kể, nhưng chỉ nhận được một mẫu máy bay tính năng kém và thiếu lực đẩy. Tuy nhiên Hải quân Ấn Độ vẫn cần những chiếc máy bay hạng nhẹ, vì loại máy bay này phải cất cánh từ tàu sân bay với đường băng ngắn hơn tiêu chuẩn và có dạng nhảy cầu.Tuy nhiên, New Delhi vẫn chưa từ bỏ ý tưởng về loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ đang "dang dở" của mình. Do đó phiên bản tiêm kích đa năng Tejas Mk2 đã ra đời từ năm 2009, hiện đang được phát triển và có cơ hội lớn để đưa vào sản xuất hàng loạt. Cho đến nay, chính phủ Ấn Độ đã đầu tư gần nửa tỷ USD cho chương trình.Phiên bản Tejas Mk2 sẽ sử dụng động cơ F414 của General Electric (Mỹ), cung cấp cho máy bay lực đẩy đến 13.000 kg, gấp đôi động cơ do Ấn Độ sản xuất trang bị trên phiên bản Mk1. Như vậy, "niềm hy vọng của Ấn Độ" sẽ phải bay bằng "trái tim Mỹ".Ấn Độ thử nghiệm khả năng của động cơ General Electric từ năm 2017. Nếu thỏa thuận được hoàn tất, General Electric sẽ cung cấp gần 100 động cơ F414 cho Ấn Độ, với thỏa thuận trị giá khoảng nửa tỷ USD. Động cơ này sẽ giúp Mk2 hoạt động hiệu quả hơn và tăng khả năng chịu tải của Mk2 lên 25% so với Mk1.General Electric có thể trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không Ấn Độ. Theo yêu cầu của Ấn Độ, ít nhất 60% động cơ F414 phải được chế tạo tại Ấn Độ và General Electric sẵn sàng đáp ứng yêu cầu này.Nếu một phần động cơ được sản xuất ở Ấn Độ, các kỹ sư quân sự Ấn Độ có cơ hội tiếp cận công nghệ quan trọng, để hỗ trợ sự phát triển của động cơ Kaveri tại địa phương. Nó được kỳ vọng sẽ là động lực chính của các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của Ấn Độ trong tương lai.Tejas Mk2 cũng sẽ sử dụng một số công nghệ điện tử hàng không của Israel. Theo thông tin sơ bộ, phía Israel sẽ cung cấp radar cho máy bay chiến đấu Tejas Mk2; đồng thời đối tác Israel cũng sẵn sàng cung cấp những phát triển mới của mình trong lĩnh vực hệ thống gây nhiễu điện tử và tác chiến điện tử.Hệ thống điện tử hàng không mới dự kiến được sử dụng trên Tejas Mk2 có thể là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), buồng lái hoàn toàn bằng kính, màn hình hiển thị đa chức năng rộng và hệ thống cung cấp oxy tích hợp. Nhưng những cải tiến này, sẽ kéo dài thân Mk2 thêm 1 mét so với MK1.Cho đến nay, nhà sản xuất HAL của Ấn Độ đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tiến độ sản xuất. Theo kế hoạch, công ty sẽ sản xuất 16 máy bay chiến đấu mỗi năm, nhưng năng lực chỉ cho phép 8 chiếc. Có lẽ đây là lý do chính, khiến HAL đang có kế hoạch xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất.Hiện nay có đơn hàng lớn từ phía quân đội Ấn Độ, với khoảng 120-130 máy bay Tejas Mk2, được phân bổ cho hai quân chủng là không quân và hải quân. Theo thông tin không chính thức, nếu quân đội Ấn Độ vẫn hài lòng với Mk2, đơn đặt hàng 300 máy bay chiến đấu khác sẽ được thực hiện.Tejas Mk2 là niềm hy vọng của Ấn Độ, Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư nhiều ngân sách, dự án đã được phát triển trong nhiều thập kỷ, và nếu chương trình không thành công, đó sẽ là một khoản đầu tư thất bại. Hơn nữa, những công ty tham gia dự án có thể bị phá sản. Còn nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch Tejas Mk2 sẽ tồn tại với một tương lai hoàn hảo và có thể nhìn thấy trước.Nhưng liệu Tejas Mk2 có trở thành chiến đấu cơ chính hay không thì chưa thể xác định, do Ấn Độ đang đàm phán với Thụy Điển và Mỹ để sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ Saab JAS 39 và F-16. Và New Delhi đang muốn tăng số lượng từ 33 lên 45 phi đội, nhưng Ấn Độ chọn loại máy bay nào thì vẫn còn phải chờ xem. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh máy bay chiến đấu đa năng Tejas do Ấn Độ tự phát triển.
Không quân Ấn Độ hiện còn trong biên chế hàng trăm máy bay chiến đấu MiG-21 được sản xuất từ thời Liên Xô. Số MiG-21 này đã quá cũ, sắp hết niên hạn sử dụng và không đáp ứng được yêu cầu của cuộc không chiến hiện đại.
Vào thập niên 1980, Ấn Độ phụ thuộc sâu vào máy bay chiến đấu của Liên Xô, khi đó Liên Xô quyết định dừng sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, mà dồn lực sản xuất máy bay chiến đấu từ hạng trung trở lên và có hai động cơ.
Có lẽ đó là lý do mà New Delhi đã quyết tâm phát triển một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, để lấp khoảng trống sau khi MiG-21 và một số loại máy bay một động cơ, có nguồn gốc Liên Xô rút khỏi biên chế Quân đội Ấn Độ, đồng thời phát triển ngành công nghiệp hàng không trong nước.
Theo chương trình này, dự án máy bay Tejas của Ấn Độ nhằm phát triển một mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ, để trở thành đối thủ xứng tầm với chiếc F-16 nổi tiếng của Mỹ, đồng thời cũng là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất khi đó của kình địch Pakistan. Ảnh: Máy bay Tejas.
Biến thể đầu tiên của Tejas là Mk1, nhưng có thể mô tả đó là một thất bại của ngành công nghiệp hàng không Ấn Độ. Sau 33 năm phát triển, nhưng thời gian đó không đủ để đảm bảo rằng Tejas Mk1 sẽ là sự thay thế cho những "ông già" MiG-21 của Liên Xô.
Mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư những nguồn tài chính đáng kể, nhưng chỉ nhận được một mẫu máy bay tính năng kém và thiếu lực đẩy. Tuy nhiên Hải quân Ấn Độ vẫn cần những chiếc máy bay hạng nhẹ, vì loại máy bay này phải cất cánh từ tàu sân bay với đường băng ngắn hơn tiêu chuẩn và có dạng nhảy cầu.
Tuy nhiên, New Delhi vẫn chưa từ bỏ ý tưởng về loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ đang "dang dở" của mình. Do đó phiên bản tiêm kích đa năng Tejas Mk2 đã ra đời từ năm 2009, hiện đang được phát triển và có cơ hội lớn để đưa vào sản xuất hàng loạt. Cho đến nay, chính phủ Ấn Độ đã đầu tư gần nửa tỷ USD cho chương trình.
Phiên bản Tejas Mk2 sẽ sử dụng động cơ F414 của General Electric (Mỹ), cung cấp cho máy bay lực đẩy đến 13.000 kg, gấp đôi động cơ do Ấn Độ sản xuất trang bị trên phiên bản Mk1. Như vậy, "niềm hy vọng của Ấn Độ" sẽ phải bay bằng "trái tim Mỹ".
Ấn Độ thử nghiệm khả năng của động cơ General Electric từ năm 2017. Nếu thỏa thuận được hoàn tất, General Electric sẽ cung cấp gần 100 động cơ F414 cho Ấn Độ, với thỏa thuận trị giá khoảng nửa tỷ USD. Động cơ này sẽ giúp Mk2 hoạt động hiệu quả hơn và tăng khả năng chịu tải của Mk2 lên 25% so với Mk1.
General Electric có thể trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không Ấn Độ. Theo yêu cầu của Ấn Độ, ít nhất 60% động cơ F414 phải được chế tạo tại Ấn Độ và General Electric sẵn sàng đáp ứng yêu cầu này.
Nếu một phần động cơ được sản xuất ở Ấn Độ, các kỹ sư quân sự Ấn Độ có cơ hội tiếp cận công nghệ quan trọng, để hỗ trợ sự phát triển của động cơ Kaveri tại địa phương. Nó được kỳ vọng sẽ là động lực chính của các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của Ấn Độ trong tương lai.
Tejas Mk2 cũng sẽ sử dụng một số công nghệ điện tử hàng không của Israel. Theo thông tin sơ bộ, phía Israel sẽ cung cấp radar cho máy bay chiến đấu Tejas Mk2; đồng thời đối tác Israel cũng sẵn sàng cung cấp những phát triển mới của mình trong lĩnh vực hệ thống gây nhiễu điện tử và tác chiến điện tử.
Hệ thống điện tử hàng không mới dự kiến được sử dụng trên Tejas Mk2 có thể là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), buồng lái hoàn toàn bằng kính, màn hình hiển thị đa chức năng rộng và hệ thống cung cấp oxy tích hợp. Nhưng những cải tiến này, sẽ kéo dài thân Mk2 thêm 1 mét so với MK1.
Cho đến nay, nhà sản xuất HAL của Ấn Độ đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tiến độ sản xuất. Theo kế hoạch, công ty sẽ sản xuất 16 máy bay chiến đấu mỗi năm, nhưng năng lực chỉ cho phép 8 chiếc. Có lẽ đây là lý do chính, khiến HAL đang có kế hoạch xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất.
Hiện nay có đơn hàng lớn từ phía quân đội Ấn Độ, với khoảng 120-130 máy bay Tejas Mk2, được phân bổ cho hai quân chủng là không quân và hải quân. Theo thông tin không chính thức, nếu quân đội Ấn Độ vẫn hài lòng với Mk2, đơn đặt hàng 300 máy bay chiến đấu khác sẽ được thực hiện.
Tejas Mk2 là niềm hy vọng của Ấn Độ, Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư nhiều ngân sách, dự án đã được phát triển trong nhiều thập kỷ, và nếu chương trình không thành công, đó sẽ là một khoản đầu tư thất bại. Hơn nữa, những công ty tham gia dự án có thể bị phá sản. Còn nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch Tejas Mk2 sẽ tồn tại với một tương lai hoàn hảo và có thể nhìn thấy trước.
Nhưng liệu Tejas Mk2 có trở thành chiến đấu cơ chính hay không thì chưa thể xác định, do Ấn Độ đang đàm phán với Thụy Điển và Mỹ để sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ Saab JAS 39 và F-16. Và New Delhi đang muốn tăng số lượng từ 33 lên 45 phi đội, nhưng Ấn Độ chọn loại máy bay nào thì vẫn còn phải chờ xem. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh máy bay chiến đấu đa năng Tejas do Ấn Độ tự phát triển.