Ấn Độ được biết đến là một quốc gia có tần suất tai nạn máy bay quân sự thuộc hàng cao nhất thế giới. Những hình ảnh luộm thuộm, thậm chí là có phần nhếch nhác bên trong xưởng lắp ráp chiến đấu cơ Tejas gần đây bị giới quan sát quốc tế nhận xét giống như một "nguyên nhân nhỏ" dẫn đến những tai tiếng về tai nạn máy bay của không quân Ấn Độ.Cách đây không lâu, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã đăng tải loạt ảnh bên trong phân xưởng lắp ráp chiến đấu cơ Tejas tại nhà máy của Hindustan Aeronautics Limited (Ấn Độ) kèm bình luận “phê bình” sự luộm thuộm của đội ngũ công nhân, kĩ sư.Cụ thể, Tân Hoa Xã “phê bình” sự lộn xộn tại xưởng lắp ráp công nghệ hàng không tối tân của Ấn Độ và đặc biệt là việc đội ngũ công nhân, kĩ sư đi cả chân đất vào nơi làm việc, đáng lý ra phải được vệ sinh sạch sẽ.Tejas là thiết kế máy bay chiến đấu nội địa được phát triển bởi Hindustan Aeronautics Limited (HAL) nhằm thay thế vai trò tiêm kích MiG-21 già nua. Dù được khởi động từ những năm 80 nhưng mãi tới năm 2001, Tejas mới cất cánh lần đầu tiên.Bay lần đầu năm 2001 nhưng 2015 vẫn chưa phục vụ cho thấy vấn đề lớn với chương trình phát triển máy bay Tejas dành cho Không quân – Hải quân Ấn Độ. Đó là một sự bất bình thường vì thông thường trên thế giới, kể từ khi cất cánh thử nghiệm tới khi biên chế chính thức chỉ từ 5-6 năm.Tất cả những chi tiết trên dẫn đến một suy luận HAL dường như vẫn chưa đạt tới mức chuyên nghiệp, thành thục khi lắp ráp máy bay. Việc lắp ráp khá chậm, khác hoàn toàn với cường quốc hàng không như Nga, Mỹ.Trang phục của các nhân viên lắp ráp dường như cũng không phù hợp lắm trong phân xưởng chế tạo, lộ rõ vẻ thiếu chuyên nghiệp, luộm thuộm.Cận cảnh một chiếc Tejas loại hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện.Chi tiết phần đầu của một máy bay Tejas.Chiến đấu cơ Tejas được trang bị radar điều khiển hỏa lực Hybrid MMR cho phép kiểm soát các loại tên lửa Nga và Israel. Tải trọng tối đa có thể mang 3,5 tấn trên 8 giá treo.Máy bay sử dụng động cơ F404-GE-IN20 của Mỹ, tốc độ bay tối đa Mach 1,6-1,8, bán kính chiến đấu 500km, trần bay 15.000m. Video Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất máy bay trực thăng Ka-226 - Nguồn: QPVN
Ấn Độ được biết đến là một quốc gia có tần suất tai nạn máy bay quân sự thuộc hàng cao nhất thế giới. Những hình ảnh luộm thuộm, thậm chí là có phần nhếch nhác bên trong xưởng lắp ráp chiến đấu cơ Tejas gần đây bị giới quan sát quốc tế nhận xét giống như một "nguyên nhân nhỏ" dẫn đến những tai tiếng về tai nạn máy bay của không quân Ấn Độ.
Cách đây không lâu, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã đăng tải loạt ảnh bên trong phân xưởng lắp ráp chiến đấu cơ Tejas tại nhà máy của Hindustan Aeronautics Limited (Ấn Độ) kèm bình luận “phê bình” sự luộm thuộm của đội ngũ công nhân, kĩ sư.
Cụ thể, Tân Hoa Xã “phê bình” sự lộn xộn tại xưởng lắp ráp công nghệ hàng không tối tân của Ấn Độ và đặc biệt là việc đội ngũ công nhân, kĩ sư đi cả chân đất vào nơi làm việc, đáng lý ra phải được vệ sinh sạch sẽ.
Tejas là thiết kế máy bay chiến đấu nội địa được phát triển bởi Hindustan Aeronautics Limited (HAL) nhằm thay thế vai trò tiêm kích MiG-21 già nua. Dù được khởi động từ những năm 80 nhưng mãi tới năm 2001, Tejas mới cất cánh lần đầu tiên.
Bay lần đầu năm 2001 nhưng 2015 vẫn chưa phục vụ cho thấy vấn đề lớn với chương trình phát triển máy bay Tejas dành cho Không quân – Hải quân Ấn Độ. Đó là một sự bất bình thường vì thông thường trên thế giới, kể từ khi cất cánh thử nghiệm tới khi biên chế chính thức chỉ từ 5-6 năm.
Tất cả những chi tiết trên dẫn đến một suy luận HAL dường như vẫn chưa đạt tới mức chuyên nghiệp, thành thục khi lắp ráp máy bay. Việc lắp ráp khá chậm, khác hoàn toàn với cường quốc hàng không như Nga, Mỹ.
Trang phục của các nhân viên lắp ráp dường như cũng không phù hợp lắm trong phân xưởng chế tạo, lộ rõ vẻ thiếu chuyên nghiệp, luộm thuộm.
Cận cảnh một chiếc Tejas loại hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện.
Chi tiết phần đầu của một máy bay Tejas.
Chiến đấu cơ Tejas được trang bị radar điều khiển hỏa lực Hybrid MMR cho phép kiểm soát các loại tên lửa Nga và Israel. Tải trọng tối đa có thể mang 3,5 tấn trên 8 giá treo.
Máy bay sử dụng động cơ F404-GE-IN20 của Mỹ, tốc độ bay tối đa Mach 1,6-1,8, bán kính chiến đấu 500km, trần bay 15.000m.
Video Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất máy bay trực thăng Ka-226 - Nguồn: QPVN