Chương trình máy bay Tempest sẽ được Anh và Ý đẩy nhanh hơn so với kế hoạch 5 năm. Tức là thay vì năm 2035 như ban đầu công bố, máy bay thế hệ 6 này sẽ được đưa vào trang bị năm 2030. Để đạt được tiến độ như công bố, Anh và Ý dự sẽ đầu tư khoản ngân sách lên tới trên 2 tỷ bảng.Tham gia chương trình phát triển máy bay Tempest gồm có các nhà thầu BAE Systems, Rolls-Royce, Leonardo SpA và MBDA nhằm tạo ra thế hệ máy bay chiến đấu đi trước tiêm kích F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 do Trung Quốc phát triển một thế hệ. Sự khác biệt sẽ được thể hiện ở những vũ khí và công nghệ tối tân.Chuyên gia Tim Robinson của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh tiết lộ, công nghệ quan trọng nhất của tiêm kích Tempest là tùy chọn lưỡng dụng, tiêm kích có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái.Đặc biệt, Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến khiến phòng không đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt.Chưa dừng lại ở đó, Tempest còn có tính năng độc đáo là "khả năng hợp tác thông tin". Đó là khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cảm biến và thông tin đa chiều phối hợp tấn công hoặc phòng ngự.Cùng với những tính năng tối tân của bản thân máy bay, đẳng cấp của Tempest còn thể hiện ở những vũ khí công nghệ cao nó mang theo bao gồm: vũ khí năng lượng định hướng, tốc độ siêu thanh, có thể hành trình với tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào hình thái chiến thuật "không đối không" và không đối đất.Theo nhận định của giới chuyên gia, việc Anh quyết phát triển Tempest xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có trang bị thực tế trong nước và cạnh tranh trực tiếp với máy bay thế hệ 5 của Mỹ và Nga trên thị trường quốc tế.Một nước Anh độc lập khỏi EU sẽ cần các thiết bị quân sự hàng đầu thế giới như Tempest để duy trì tính cạnh tranh cao trong một thị trường máy bay chiến đấu sẽ rất khốc liệt năm 2030 - thời điểm dòng chiến đấu cơ này chính thức được rao bán.
Chương trình máy bay Tempest sẽ được Anh và Ý đẩy nhanh hơn so với kế hoạch 5 năm. Tức là thay vì năm 2035 như ban đầu công bố, máy bay thế hệ 6 này sẽ được đưa vào trang bị năm 2030. Để đạt được tiến độ như công bố, Anh và Ý dự sẽ đầu tư khoản ngân sách lên tới trên 2 tỷ bảng.
Tham gia chương trình phát triển máy bay Tempest gồm có các nhà thầu BAE Systems, Rolls-Royce, Leonardo SpA và MBDA nhằm tạo ra thế hệ máy bay chiến đấu đi trước tiêm kích F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 do Trung Quốc phát triển một thế hệ. Sự khác biệt sẽ được thể hiện ở những vũ khí và công nghệ tối tân.
Chuyên gia Tim Robinson của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh tiết lộ, công nghệ quan trọng nhất của tiêm kích Tempest là tùy chọn lưỡng dụng, tiêm kích có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái.
Đặc biệt, Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến khiến phòng không đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt.
Chưa dừng lại ở đó, Tempest còn có tính năng độc đáo là "khả năng hợp tác thông tin". Đó là khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cảm biến và thông tin đa chiều phối hợp tấn công hoặc phòng ngự.
Cùng với những tính năng tối tân của bản thân máy bay, đẳng cấp của Tempest còn thể hiện ở những vũ khí công nghệ cao nó mang theo bao gồm: vũ khí năng lượng định hướng, tốc độ siêu thanh, có thể hành trình với tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào hình thái chiến thuật "không đối không" và không đối đất.
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc Anh quyết phát triển Tempest xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có trang bị thực tế trong nước và cạnh tranh trực tiếp với máy bay thế hệ 5 của Mỹ và Nga trên thị trường quốc tế.
Một nước Anh độc lập khỏi EU sẽ cần các thiết bị quân sự hàng đầu thế giới như Tempest để duy trì tính cạnh tranh cao trong một thị trường máy bay chiến đấu sẽ rất khốc liệt năm 2030 - thời điểm dòng chiến đấu cơ này chính thức được rao bán.