Hiện nay trong các phi vụ tập kích đường không, tiêm kích tàng hình F-35 mới có một loại vũ khí dẫn đường chính xác duy nhất đó là bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB là vừa với khoang trong.Nếu muốn mang các loại tên lửa tấn công tầm xa, máy bay F-35 buộc phải tích hợp vào giá treo ngoài, như vậy sẽ làm nó mất đi lợi thế của một chiếc tiêm kích tàng hình.Hiện nay Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa không đối đất Kh-59MK2 có thể tích hợp trong khoang vũ khí của tiêm kích Su-57, tạo ra lợi thế rất lớn trước Mỹ và đồng minh.Trước tình hình trên, khối quân sự NATO buộc phải có hành động đáp trả và câu trả lời đã được họ đưa ra chính là tên lửa tấn công chính xác tầm xa kết hợp Joint Strike Missile - JSM.Tên lửa JSM được Công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy phát triển từ nền tảng tên lửa chống hạm NSM với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Raytheon của Mỹ.Việc phát triển tên lửa JSM bắt đầu vào năm 2008 và hoàn thành vào giữa năm 2018 sau một loạt các vụ thử nghiệm thành công, đây là tên lửa tấn công duy nhất hiện nay có thể tích hợp trong khoang vũ khí của F-35.JSM có cấu tạo từ vật liệu hấp thụ sóng radar đặc biệt cùng thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ, cho khả năng tàng hình gần như tuyệt đối, rất phù hợp khi kết hợp cùng tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II.Theo công bố từ nhà sản xuất, tên lửa JSM có tầm bắn tối đa 560 km, khoảng cách này giảm xuống một nửa nếu bay ở độ cao thấp để tránh lưới lửa phòng không đối phương.JSM được lắp đầu đạn trọng lượng 230 kg, trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp giữa định vị toàn cầu (GPS), quán tính và chụp ảnh địa hình, giúp tên lửa đánh trúng mục tiêu trong môi trường GPS bị gây nhiễu nghiêm trọng.Đầu dò ảnh nhiệt (IIR) của tên lửa JSM giúp tăng đáng kể độ chính xác trong pha cuối khi quả đạn lao tới mục tiêu, ngoài ra nó còn được sử dụng để tấn công mục tiêu di động.Tên lửa được trang bị đường truyền dữ liệu hai chiều để duy trì kết nối với tiêm kích F-35, cho phép phi công cập nhật dữ liệu tác chiến, hủy nhiệm vụ hoặc thay đổi mục tiêu giữa hành trình.Mức độ cơ động ở tốc độ cận âm của tên lửa JSM được đánh giá rất cao, đủ sức bay bám địa hình để tránh bị phát hiện, ngoài ra nó còn có thể đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương.Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản là khách hàng lớn đầu tiên của tên lửa JSM, họ đã ký 2 hợp đồng đặt mua vào tháng 3-2019 và tháng 11-2019 với số lượng chưa xác định.Sự kết hợp giữa tiêm kích tàng hình với tên lửa tàng hình sẽ giúp cho Không quân Nhật Bản tạo ra ưu thế đáng kể với những quốc gia xung quanh như Nga, Trung Quốc hay Triều Tiên.Bộ đôi tiêm kích F-35 và tên lửa JSM có thể sẽ là yếu tố giúp Nhật Bản "thay đổi cuộc chơi" trong trường hợp nổ ra xung đột với các quốc gia xung quanh.
Hiện nay trong các phi vụ tập kích đường không, tiêm kích tàng hình F-35 mới có một loại vũ khí dẫn đường chính xác duy nhất đó là bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB là vừa với khoang trong.
Nếu muốn mang các loại tên lửa tấn công tầm xa, máy bay F-35 buộc phải tích hợp vào giá treo ngoài, như vậy sẽ làm nó mất đi lợi thế của một chiếc tiêm kích tàng hình.
Hiện nay Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa không đối đất Kh-59MK2 có thể tích hợp trong khoang vũ khí của tiêm kích Su-57, tạo ra lợi thế rất lớn trước Mỹ và đồng minh.
Trước tình hình trên, khối quân sự NATO buộc phải có hành động đáp trả và câu trả lời đã được họ đưa ra chính là tên lửa tấn công chính xác tầm xa kết hợp Joint Strike Missile - JSM.
Tên lửa JSM được Công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy phát triển từ nền tảng tên lửa chống hạm NSM với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Raytheon của Mỹ.
Việc phát triển tên lửa JSM bắt đầu vào năm 2008 và hoàn thành vào giữa năm 2018 sau một loạt các vụ thử nghiệm thành công, đây là tên lửa tấn công duy nhất hiện nay có thể tích hợp trong khoang vũ khí của F-35.
JSM có cấu tạo từ vật liệu hấp thụ sóng radar đặc biệt cùng thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ, cho khả năng tàng hình gần như tuyệt đối, rất phù hợp khi kết hợp cùng tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II.
Theo công bố từ nhà sản xuất, tên lửa JSM có tầm bắn tối đa 560 km, khoảng cách này giảm xuống một nửa nếu bay ở độ cao thấp để tránh lưới lửa phòng không đối phương.
JSM được lắp đầu đạn trọng lượng 230 kg, trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp giữa định vị toàn cầu (GPS), quán tính và chụp ảnh địa hình, giúp tên lửa đánh trúng mục tiêu trong môi trường GPS bị gây nhiễu nghiêm trọng.
Đầu dò ảnh nhiệt (IIR) của tên lửa JSM giúp tăng đáng kể độ chính xác trong pha cuối khi quả đạn lao tới mục tiêu, ngoài ra nó còn được sử dụng để tấn công mục tiêu di động.
Tên lửa được trang bị đường truyền dữ liệu hai chiều để duy trì kết nối với tiêm kích F-35, cho phép phi công cập nhật dữ liệu tác chiến, hủy nhiệm vụ hoặc thay đổi mục tiêu giữa hành trình.
Mức độ cơ động ở tốc độ cận âm của tên lửa JSM được đánh giá rất cao, đủ sức bay bám địa hình để tránh bị phát hiện, ngoài ra nó còn có thể đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương.
Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản là khách hàng lớn đầu tiên của tên lửa JSM, họ đã ký 2 hợp đồng đặt mua vào tháng 3-2019 và tháng 11-2019 với số lượng chưa xác định.
Sự kết hợp giữa tiêm kích tàng hình với tên lửa tàng hình sẽ giúp cho Không quân Nhật Bản tạo ra ưu thế đáng kể với những quốc gia xung quanh như Nga, Trung Quốc hay Triều Tiên.
Bộ đôi tiêm kích F-35 và tên lửa JSM có thể sẽ là yếu tố giúp Nhật Bản "thay đổi cuộc chơi" trong trường hợp nổ ra xung đột với các quốc gia xung quanh.