Sau chiến tranh Lạnh, với sự lớn mạnh của hải quân các nước châu Á và đặc biệt là sự hồi sinh của hải quân Nga, nhiều quốc gia (bao gồm cả Mỹ) đang tìm cách thay thế kho tên lửa chống hạm đã lạc hậu của họ bằng một thiết kế mới, hiện đại hơn.Một trong những tên lửa chống hạm mới nhất trên thế giới được chế tạo bởi Công ty quốc phòng Kongsberg của Na Uy, đó là loại tên lửa tấn công hải quân (Naval Strike Missile - NSM), một thiết kế hiện đại mà Kongsberg mô tả là tên lửa chống hạm chính xác tầm xa thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới hiện nay.Tên lửa chống hạm NSM có thể phóng đi từ nhiều phương tiện như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, tàu nổi, các bệ phóng cố định hoặc di động trên bờ. NMS có khối lượng 410 kg, tầm bắn tối đa 185 km, được trang bị trí tuệ nhân tạo (IA), không những có khả năng tìm kiếm vị trí mà còn có khả năng nhận dạng và khu vực tiến công chính xác mục tiêu (thường là vào giữa tàu).Với đầu đạn nặng 125 kg, dùng ngòi nổ thông minh; tùy tính chất của mục tiêu để có thể điều chỉnh chế độ nổ tức thì, hoặc nổ chậm ở sâu trong lòng tàu; vỏ đầu đạn bằng titan, cho khả năng xuyên qua các mục tiêu bọc thép dày như vỏ tàu chiến. NSM sử dụng mạng kết nối dữ liệu 2 chiều để cập nhật các thông số về mục tiêu, chuyển hướng và hủy bỏ tấn công mục tiêu.Không theo xu hướng thiết kế tên lửa với vận tốc siêu âm, NSM chỉ có tốc độ cận âm. Theo triết lý thiết kế của Kongsberg, họ tập trung theo hướng “thông minh” chứ không tập trung vào tốc độ của tên lửa; triết lý thiết kế này đã tạo ra một tên lửa hoàn toàn khác so với các trường phái thiết kế khác.Thay vì cố gắng để vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương bằng tốc độ siêu âm, Kongsberg chọn hướng làm cho đối phương khó khăn trong việc phát hiện và đánh chặn tên lửa, do vậy NSM có khả năng xuyên thủng cao đối với các hệ thống phòng không của đối phương.NSM được thiết kế để có khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp, kết hợp khả năng bay lướt trên đỉnh sóng từ 5m đến 10m, để tránh radar của đối phương phát hiện cho đến giây phút cuối cùng có thể; tên lửa không sử dụng đầu dò radar, mà sử dụng các cảm biến hồng ngoại, thu nhận hình ảnh thụ động, do vậy không phát ra tín hiệu để đối phương có thể phát hiện mình đang bị tên lửa NSM tiến công.Ngoài sử dụng phương pháp dò tìm mục tiêu thụ động, tên lửa chống hạm NSM có khả năng chịu quá tải cực lớn; trong giai đoạn cuối, hành trình bay của nó rất khó dự đoán; do vậy các hệ thống phòng thủ cực gần như Phalanx CIWS (Mỹ), AK-630 (Nga) hoặc Type 730 của Trung Quốc khó có cơ hội tiêu diệt.Tên lửa NSM hiện đang phục vụ trong Hải quân Na Uy, được trang bị cho các tàu khu trục Aegis lớp Fridtjolf Nansen và các tàu tấn công nhanh lớp Skjold.Hiện nay Hải quân Mỹ cũng đang tìm kiếm một loại tên lửa chống hạm thay thế cho loại tên lửa chống hạm Harpoon đã dần bị lạc hậu; lãnh đạo hải quân Mỹ rất quan tâm đến loại tên lửa đa năng NSM. Tháng 10/2014, hải quân Mỹ đã thử nghiệm bắn tên lửa NSM từ tàu khu trục USS Coronado; cuộc thử nghiệm diễn ra thành công. Công ty Kongsberg đánh giá tên lửa NSM có tiềm năng xuất khẩu cho Hải quân Mỹ, họ đã lên kế hoạch hợp tác với Raytheon để sản xuất tên lửa này ở bang Kentucky.Kongsberg tiếp tục phát triển một biến thể của NSM được gọi là Tên lửa tấn công chung (JSM); JSM có thể tấn công tầm xa các mục tiêu cả trên bộ và trên biển. Tên lửa được thiết kế để phù hợp với khoang vũ khí bên trong của máy bay tàng hình F-35. Một chiếc F-35 có thể mang được 2 tên lửa này trong các khoang bên trong thân, các tên lửa còn lại có thể lắp trên các mấu treo ngoài dưới cánh."Việc kết hợp khả năng tàng hình của chiến đấu cơ F-35 và tên lửa JSM thế hệ thứ năm, có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên đất liền và trên biển; sẽ cung cấp cho các lực lượng khai thác có được khả năng tấn công độc nhất vô nhị", ông Harald Annestad, Chủ tịch Công ty Kongsberg, đơn vị chịu trách nhiệm phát triển tên lửa JSM cho biết.Không chỉ cải tiến để phù hợp với F-35, tên lửa JMS còn được cải tiến để tương thích với hệ thống phóng thẳng đứng Mk.41; đây là hệ thống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn của hải quân Mỹ và NATO.Nếu được lãnh đạo Hải quân Mỹ đồng ý, NSM sẽ kết hợp với tên lửa chống hạm hạng nặng tầm xa của Hãng Lockheed trở thành cặp tên lửa chống hạm chủ lực của các tàu hải quân Mỹ trong tương lai.Video Khám phá tên lửa siêu chống hạm NSM bắn đâu trúng đó của Na Uy - Nguồn: QPVN
Sau chiến tranh Lạnh, với sự lớn mạnh của hải quân các nước châu Á và đặc biệt là sự hồi sinh của hải quân Nga, nhiều quốc gia (bao gồm cả Mỹ) đang tìm cách thay thế kho tên lửa chống hạm đã lạc hậu của họ bằng một thiết kế mới, hiện đại hơn.
Một trong những tên lửa chống hạm mới nhất trên thế giới được chế tạo bởi Công ty quốc phòng Kongsberg của Na Uy, đó là loại tên lửa tấn công hải quân (Naval Strike Missile - NSM), một thiết kế hiện đại mà Kongsberg mô tả là tên lửa chống hạm chính xác tầm xa thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới hiện nay.
Tên lửa chống hạm NSM có thể phóng đi từ nhiều phương tiện như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, tàu nổi, các bệ phóng cố định hoặc di động trên bờ. NMS có khối lượng 410 kg, tầm bắn tối đa 185 km, được trang bị trí tuệ nhân tạo (IA), không những có khả năng tìm kiếm vị trí mà còn có khả năng nhận dạng và khu vực tiến công chính xác mục tiêu (thường là vào giữa tàu).
Với đầu đạn nặng 125 kg, dùng ngòi nổ thông minh; tùy tính chất của mục tiêu để có thể điều chỉnh chế độ nổ tức thì, hoặc nổ chậm ở sâu trong lòng tàu; vỏ đầu đạn bằng titan, cho khả năng xuyên qua các mục tiêu bọc thép dày như vỏ tàu chiến. NSM sử dụng mạng kết nối dữ liệu 2 chiều để cập nhật các thông số về mục tiêu, chuyển hướng và hủy bỏ tấn công mục tiêu.
Không theo xu hướng thiết kế tên lửa với vận tốc siêu âm, NSM chỉ có tốc độ cận âm. Theo triết lý thiết kế của Kongsberg, họ tập trung theo hướng “thông minh” chứ không tập trung vào tốc độ của tên lửa; triết lý thiết kế này đã tạo ra một tên lửa hoàn toàn khác so với các trường phái thiết kế khác.
Thay vì cố gắng để vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương bằng tốc độ siêu âm, Kongsberg chọn hướng làm cho đối phương khó khăn trong việc phát hiện và đánh chặn tên lửa, do vậy NSM có khả năng xuyên thủng cao đối với các hệ thống phòng không của đối phương.
NSM được thiết kế để có khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp, kết hợp khả năng bay lướt trên đỉnh sóng từ 5m đến 10m, để tránh radar của đối phương phát hiện cho đến giây phút cuối cùng có thể; tên lửa không sử dụng đầu dò radar, mà sử dụng các cảm biến hồng ngoại, thu nhận hình ảnh thụ động, do vậy không phát ra tín hiệu để đối phương có thể phát hiện mình đang bị tên lửa NSM tiến công.
Ngoài sử dụng phương pháp dò tìm mục tiêu thụ động, tên lửa chống hạm NSM có khả năng chịu quá tải cực lớn; trong giai đoạn cuối, hành trình bay của nó rất khó dự đoán; do vậy các hệ thống phòng thủ cực gần như Phalanx CIWS (Mỹ), AK-630 (Nga) hoặc Type 730 của Trung Quốc khó có cơ hội tiêu diệt.Tên lửa NSM hiện đang phục vụ trong Hải quân Na Uy, được trang bị cho các tàu khu trục Aegis lớp Fridtjolf Nansen và các tàu tấn công nhanh lớp Skjold.
Hiện nay Hải quân Mỹ cũng đang tìm kiếm một loại tên lửa chống hạm thay thế cho loại tên lửa chống hạm Harpoon đã dần bị lạc hậu; lãnh đạo hải quân Mỹ rất quan tâm đến loại tên lửa đa năng NSM. Tháng 10/2014, hải quân Mỹ đã thử nghiệm bắn tên lửa NSM từ tàu khu trục USS Coronado; cuộc thử nghiệm diễn ra thành công. Công ty Kongsberg đánh giá tên lửa NSM có tiềm năng xuất khẩu cho Hải quân Mỹ, họ đã lên kế hoạch hợp tác với Raytheon để sản xuất tên lửa này ở bang Kentucky.
Kongsberg tiếp tục phát triển một biến thể của NSM được gọi là Tên lửa tấn công chung (JSM); JSM có thể tấn công tầm xa các mục tiêu cả trên bộ và trên biển. Tên lửa được thiết kế để phù hợp với khoang vũ khí bên trong của máy bay tàng hình F-35. Một chiếc F-35 có thể mang được 2 tên lửa này trong các khoang bên trong thân, các tên lửa còn lại có thể lắp trên các mấu treo ngoài dưới cánh.
"Việc kết hợp khả năng tàng hình của chiến đấu cơ F-35 và tên lửa JSM thế hệ thứ năm, có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên đất liền và trên biển; sẽ cung cấp cho các lực lượng khai thác có được khả năng tấn công độc nhất vô nhị", ông Harald Annestad, Chủ tịch Công ty Kongsberg, đơn vị chịu trách nhiệm phát triển tên lửa JSM cho biết.
Không chỉ cải tiến để phù hợp với F-35, tên lửa JMS còn được cải tiến để tương thích với hệ thống phóng thẳng đứng Mk.41; đây là hệ thống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn của hải quân Mỹ và NATO.
Nếu được lãnh đạo Hải quân Mỹ đồng ý, NSM sẽ kết hợp với tên lửa chống hạm hạng nặng tầm xa của Hãng Lockheed trở thành cặp tên lửa chống hạm chủ lực của các tàu hải quân Mỹ trong tương lai.
Video Khám phá tên lửa siêu chống hạm NSM bắn đâu trúng đó của Na Uy - Nguồn: QPVN