Một số chuyên gia quốc phòng cho rằng, việc phát triển tiêm kích Su-75 Checkmate, chủ yếu nhằm xuất khẩu ra nước ngoài. Theo những thông tin, UAE là những nhà đã đầu tư vào dự án và có thể trở thành khách hàng đầu tiên.Tiêm kích Su-75 Checkmate được Nga hy vọng sẽ kế thừa sự thành công của MiG-29 trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, MiG-29 là loại máy bay chiến đấu hai động cơ cỡ trung bình; đặc điểm thiết kế hoàn toàn khác với các tiêu chí của Su-75.Kể từ thập niên 1970, các nhà lãnh đạo của Không quân Liên Xô đã thể hiện rõ sự ưa chuộng máy bay chiến đấu hai động cơ. Và trong gần 50 năm qua, Liên Xô/Nga đã không phát triển máy bay chiến đấu một động cơ để đưa vào biên chế của họ.Sau khi Liên Xô tan rã, công ty chế tạo máy bay MiG cũng sửa đổi MiG-29 thành MiG-33, sử dụng một động cơ, cùng với hệ thống điện tử hàng không giữ nguyên như của MiG-29. Tuy nhiên thiết kế này không thành công, khi không có khách hàng. Không quân Nga không mua MiG-33 vì số lượng MiG-29 tồn kho từ thời Liên Xô còn quá nhiều.Nhưng với phiên bản tiêm kích một động cơ Su-75 có lẽ khác, các chuyên gia cho rằng, Nga có thể sẽ mua chiến đấu cơ mới này, vì đây sẽ một lựa chọn chi phí thấp. Su-75 sẽ cùng với Su-57 trở thành cặp máy bay chiến đấu nặng – nhẹ, hoạt động theo kiểu xa – gần, cao – thấp. Và khi được mua nhiều, giá thành của Su-75 cũng sẽ càng giảm sâu.Dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho thấy Nga có ý định mua sắm Su-75 xuất hiện vào đầu tháng 9 vừa qua, khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov tuyên bố rằng, Nga sẽ không dựa vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho các dự án máy bay chiến đấu Su-75.Ông Manturov cũng nói thêm rằng, Không quân Nga sẽ mua Su-75; lý do là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ này, Nga hiện đang bỏ trống. Đồng thời khách hàng nước ngoài, có thể đầu tư phát triển một phiên bản Su-75 hai chỗ ngồi, theo đúng yêu cầu của họ và Nga sẵn sàng mời các đối tác nước ngoài tham gia.Còn trang web Forbes của Mỹ đưa tin, thành công của loại máy bay chiến đấu như Su-75 Checkmate của Nga, như một sản phẩm xuất khẩu chủ lực, hiện vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Bởi F-35 hiện độc chiếm hầu hết thị trường máy bay chiến đấu tàng hình trên thế giới.Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã phát triển máy bay chiến đấu tàng hình giá rẻ KF-21 có tiềm năng xuất khẩu; máy bay này có thể bay lần đầu tiên vào năm sau, điều này có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với việc xuất khẩu loại máy bay chiến đấu mới này của Nga.Một “minh chứng” có lẽ không được “sáng sủa” cho tương lai của Su-75 đó là, hiện không có quá nhiều tín hiệu cho thấy, những quốc gia không có được chiến đấu cơ tàng hình như F-35 hay KF-21, đang tích cực yêu cầu mua các máy bay chiến đấu tàng hình khác.Một “tấm gương” khác đó là máy bay chiến đấu tàng hình FC-31 (hay J-31) của Trung Quốc; đây là loại chiến đấu cơ cũng được định hướng xuất khẩu từ đầu, nhưng vẫn chưa tìm được khách hàng nào; mặc dù chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này cách đây đã 9 năm. Trong khi Su-75 vẫn nằm trên bản vẽ.Tất nhiên, Không quân Nga có thể mua với số lượng lớn loại máy bay chiến đấu mới này, để thay thế số chiến đấu cơ hạng trung MiG-29, đã gần hết niên hạn sử dụng và bù đắp sự thiếu hụt của Su-57.Hiện nay Không quân Nga đã đặt mua 78 máy bay chiến đấu Su-57, nhưng tốc độ sản xuất rất chậm và hiện chỉ còn một số ít Su-57 đang được biên chế. Về lý thuyết, Su-75 sẽ là sự bổ sung mạnh mẽ cho Su-57; nhưng đừng hy vọng, tiêm kích hạng nhẹ này sẽ thay thế vai trò của Su-57.Có thể Su-75 Checkmate, sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiếp theo được đưa vào biên chế trên thế giới. Hiện chỉ có F-22, F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc, đã được sản xuất hàng loạt, để trang bị cho quân đội.Không quân Nga đã mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên Su-57 vào cuối năm 2020, và dự kiến quân đội Nga sẽ chỉ được trang bị 5 chiếc Su-57 vào cuối năm 2021. Hiện vẫn chưa chắc chắn khi nào, số lượng Su-57 có thể tạo thành một phi đội hoàn chỉnh?.Nhưng một điều có thể khẳng định là, Su-75 sẽ là dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhẹ nhất và rẻ nhất cho đến nay; đồng thời nó cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thứ hai, không sử dụng động cơ đôi sau F-35 của Mỹ; còn tương lai của nó thế nào, cũng còn khó đoán trước. Nguồn ảnh: Foxt. Cận cảnh chiến đấu cơ Su-75 Checkmate ngày ra mắt. Nguồn: Militarynews.
Một số chuyên gia quốc phòng cho rằng, việc phát triển tiêm kích Su-75 Checkmate, chủ yếu nhằm xuất khẩu ra nước ngoài. Theo những thông tin, UAE là những nhà đã đầu tư vào dự án và có thể trở thành khách hàng đầu tiên.
Tiêm kích Su-75 Checkmate được Nga hy vọng sẽ kế thừa sự thành công của MiG-29 trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, MiG-29 là loại máy bay chiến đấu hai động cơ cỡ trung bình; đặc điểm thiết kế hoàn toàn khác với các tiêu chí của Su-75.
Kể từ thập niên 1970, các nhà lãnh đạo của Không quân Liên Xô đã thể hiện rõ sự ưa chuộng máy bay chiến đấu hai động cơ. Và trong gần 50 năm qua, Liên Xô/Nga đã không phát triển máy bay chiến đấu một động cơ để đưa vào biên chế của họ.
Sau khi Liên Xô tan rã, công ty chế tạo máy bay MiG cũng sửa đổi MiG-29 thành MiG-33, sử dụng một động cơ, cùng với hệ thống điện tử hàng không giữ nguyên như của MiG-29. Tuy nhiên thiết kế này không thành công, khi không có khách hàng. Không quân Nga không mua MiG-33 vì số lượng MiG-29 tồn kho từ thời Liên Xô còn quá nhiều.
Nhưng với phiên bản tiêm kích một động cơ Su-75 có lẽ khác, các chuyên gia cho rằng, Nga có thể sẽ mua chiến đấu cơ mới này, vì đây sẽ một lựa chọn chi phí thấp. Su-75 sẽ cùng với Su-57 trở thành cặp máy bay chiến đấu nặng – nhẹ, hoạt động theo kiểu xa – gần, cao – thấp. Và khi được mua nhiều, giá thành của Su-75 cũng sẽ càng giảm sâu.
Dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho thấy Nga có ý định mua sắm Su-75 xuất hiện vào đầu tháng 9 vừa qua, khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov tuyên bố rằng, Nga sẽ không dựa vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho các dự án máy bay chiến đấu Su-75.
Ông Manturov cũng nói thêm rằng, Không quân Nga sẽ mua Su-75; lý do là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ này, Nga hiện đang bỏ trống. Đồng thời khách hàng nước ngoài, có thể đầu tư phát triển một phiên bản Su-75 hai chỗ ngồi, theo đúng yêu cầu của họ và Nga sẵn sàng mời các đối tác nước ngoài tham gia.
Còn trang web Forbes của Mỹ đưa tin, thành công của loại máy bay chiến đấu như Su-75 Checkmate của Nga, như một sản phẩm xuất khẩu chủ lực, hiện vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Bởi F-35 hiện độc chiếm hầu hết thị trường máy bay chiến đấu tàng hình trên thế giới.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã phát triển máy bay chiến đấu tàng hình giá rẻ KF-21 có tiềm năng xuất khẩu; máy bay này có thể bay lần đầu tiên vào năm sau, điều này có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với việc xuất khẩu loại máy bay chiến đấu mới này của Nga.
Một “minh chứng” có lẽ không được “sáng sủa” cho tương lai của Su-75 đó là, hiện không có quá nhiều tín hiệu cho thấy, những quốc gia không có được chiến đấu cơ tàng hình như F-35 hay KF-21, đang tích cực yêu cầu mua các máy bay chiến đấu tàng hình khác.
Một “tấm gương” khác đó là máy bay chiến đấu tàng hình FC-31 (hay J-31) của Trung Quốc; đây là loại chiến đấu cơ cũng được định hướng xuất khẩu từ đầu, nhưng vẫn chưa tìm được khách hàng nào; mặc dù chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này cách đây đã 9 năm. Trong khi Su-75 vẫn nằm trên bản vẽ.
Tất nhiên, Không quân Nga có thể mua với số lượng lớn loại máy bay chiến đấu mới này, để thay thế số chiến đấu cơ hạng trung MiG-29, đã gần hết niên hạn sử dụng và bù đắp sự thiếu hụt của Su-57.
Hiện nay Không quân Nga đã đặt mua 78 máy bay chiến đấu Su-57, nhưng tốc độ sản xuất rất chậm và hiện chỉ còn một số ít Su-57 đang được biên chế. Về lý thuyết, Su-75 sẽ là sự bổ sung mạnh mẽ cho Su-57; nhưng đừng hy vọng, tiêm kích hạng nhẹ này sẽ thay thế vai trò của Su-57.
Có thể Su-75 Checkmate, sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiếp theo được đưa vào biên chế trên thế giới. Hiện chỉ có F-22, F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc, đã được sản xuất hàng loạt, để trang bị cho quân đội.
Không quân Nga đã mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên Su-57 vào cuối năm 2020, và dự kiến quân đội Nga sẽ chỉ được trang bị 5 chiếc Su-57 vào cuối năm 2021. Hiện vẫn chưa chắc chắn khi nào, số lượng Su-57 có thể tạo thành một phi đội hoàn chỉnh?.
Nhưng một điều có thể khẳng định là, Su-75 sẽ là dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhẹ nhất và rẻ nhất cho đến nay; đồng thời nó cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thứ hai, không sử dụng động cơ đôi sau F-35 của Mỹ; còn tương lai của nó thế nào, cũng còn khó đoán trước. Nguồn ảnh: Foxt.
Cận cảnh chiến đấu cơ Su-75 Checkmate ngày ra mắt. Nguồn: Militarynews.