Nga cuối cùng đã công bố một nguyên mẫu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới, tại Triển lãm Hàng không và Không gian Quốc tế MAKS-2021 vào ngày 21/7 có tên Checkmate. Đây là câu trả lời của Nga với chương trình F-35 của Mỹ.Được phát triển bởi Tập đoàn Hàng không Thống nhất Nga (UAC), của công ty Rostec, thuộc sở hữu nhà nước Nga; tiêm kích Checkmate thuộc loại máy bay chiến thuật hạng nhẹ (LTA), được cho là sở hữu nhiều tính năng tiên tiến. Theo thông tin, một phiên bản không người lái của Checkmate cũng đang được phát triển.Giám đốc điều hành UAC Yuri Slyusar cho biết trong bài thuyết trình tại Triển lãm MAKS-2021 về Checkmate, chuyến bay đầu tiên của chiến đấu cơ Chiếu Tướng dự kiến vào năm 2023 và UAC có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2026.Giám đốc Cơ quan Hợp tác quân sự Liên bang Nga, Dmitry Shugayev, nói với các phóng viên tại MAKS-2021 rằng, hiện nay hàng không chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu quân sự của Nga; và Checkmate được coi là sẽ cạnh tranh với F-35 Lightning II của Mỹ, về tiềm năng xuất khẩu.Hãng thông tấn Nga TASS đã đưa tin độc quyền về chi tiết dự án của máy bay chiến đấu mới, Checkmate là loại tiêm kích một động cơ, một chỗ ngồi, tốc độ tối đa từ 1,8-2 Mach; tầm bay chuyển sân 3.000km.Checkmate có thể mang tới 5 tên lửa không đối không ở các tầm bắn khác nhau; đây là khả năng mang vũ khí tốt nhất trong phiên bản hàng đầu của dòng chiến đấu cơ tàng hình một động cơ hiện nay. Trong buổi giới thiệu, Checkmate được giới thiệu kèm với các tên lửa RVV-MD, RVV-SD và H-59MK.Nói về khả năng tấn công của Checkmate, Giám đốc điều hành UAC Slyusar cho biết, chiến đấu cơ Checkmate được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) có thể theo dõi 30 mục tiêu trên không, 2 mục tiêu mặt đất và mặt biển; đồng thời tiến công tối đa 6 mục tiêu cùng lúc.Buồng lái của Checkmate được trang bị các màn hình cảm biến toàn cảnh độc đáo, hiển thị trạng thái của tất cả các hệ thống và cung cấp thông tin về đường bay, mục tiêu và các mối đe dọa.Tổng công trình sư của Checkmate là Viện sĩ Mikhail Strelets nói với TASS, UAC đang lên kế hoạch cho một phiên bản Checkmate không người lái. Cả phiên bản có và không người lái của Checkmate, đều có thể hoạt động trong một chiến trường, lấy mạng là trung tâm.Ông Strelets giải thích, máy bay Checkmate được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI), hoạt động như một phi công phụ. AI trên Checkmate sẽ chẩn đoán tất cả các hệ thống máy bay và hỗ trợ phi công trong một số tình huống chiến đấu, có tính chất thay đổi nhanh chóng. Phi công sẽ tập trung phát lệnh, và AI sẽ tự động thực hiện mọi thao tác.Theo đánh giá của tờ Forbes (Mỹ), quan sát thiết kế bên ngoài, có thể đánh giá đây là một chiến đấu cơ có tính năng tàng hình. Các kỹ sư của Sukhoi đã sử dụng cửa hút gió có thể che khuất một bộ phận, có khả năng phản xạ radar mạnh nhất của máy bay chiến đấu, đó chính là tuabin động cơ.Một cửa hút khí kiểu biến tần (DSI), giúp kiểm soát lượng không khí của máy bay, đảm bảo luồng không khí vào động cơ thông suốt. Checkmate không có cánh đuôi ngang, mà chỉ sử dụng cánh đuôi đứng bố trí hình chữ V, tương tự như phiên bản YF-23 của Mỹ.Thiết kế phần đuôi của Su-75 Checkmate giúp giảm khả năng phản xạ radar rõ rệt; với sự trợ giúp của động cơ véc tơ lực đẩy 3D và phần mềm bay tiên tiến, vẫn bảo đảm cho Checkmate khả năng cơ động cao.Những thiết kế đổi mới này, nhằm nâng cao khả năng tàng hình, khắc phục những điểm yếu về khả năng tàng hình, như chiến đấu cơ thế hệ 5 khác của Nga là Su-57, hiện đang bị đánh giá tụt hậu so với F-35 và F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc về tính năng tàng hình.Một số nhà phân tích quân sự đặt câu hỏi về tính “tàng hình” của Su-57 và cho rằng, dấu hiệu phản xạ radar của Su-57 lớn hơn ít nhất 10 lần so với F-22 Raptor của Mỹ. Thậm chí tiêm kích J-20 của Trung Quốc cũng vượt Su-57 của Nga về khả năng tàng hình.Các chuyên gia cho rằng, khả năng tàng hình của Checkmate có thể là một đặc điểm nổi bật trong nỗ lực của Nga, nhằm giới thiệu đến khách hàng, về một loại chiến đấu cơ tiềm năng, tương đương tính năng như F-35 của Mỹ.Theo thông tin của The Eurasian Times, Nga tuyên bố các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam và châu Phi có thể là một trong những khách hàng tiềm năng của loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới này. UAC có kế hoạch sản xuất 300 chiếc Checkmate trong vòng 15 năm tới, dựa trên nhu cầu.Đoạn video giới thiệu về Checkmate được công bố cách đây khoảng một tuần, cho thấy các phi công quân sự của các quốc gia khác nhau, bao gồm Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Argentina, Việt Nam đang chuẩn bị thực hành lái chiếc Checkmate.Hiện nay Không quân Mỹ vẫn là nhà khai thác máy bay chiến đấu tàng hình hàng đầu thế giới với hai phiên bản là F-35 và F-22, đều do Lockheed Martin chế tạo. Mỹ cũng là quốc gia đầu tư rất nhiều vào công nghệ tàng hình, và là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ tàng hình hiện nay.Tuy nhiên việc Nga đưa Su-57 vào biên chế và sắp tới là Checkmate, sẽ khiến Mỹ dần mất vị thế độc quyền về công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình; và Su-57 và Su-75 Checkmate sẽ là những đối thủ khó chịu của F-22 và F-35. Nguồn: Dambl. Cận cảnh họng hút gió động cơ của tiêm kích Su-75 Chiếu Tướng. Nguồn: MilitaryNews.
Nga cuối cùng đã công bố một nguyên mẫu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới, tại Triển lãm Hàng không và Không gian Quốc tế MAKS-2021 vào ngày 21/7 có tên Checkmate. Đây là câu trả lời của Nga với chương trình F-35 của Mỹ.
Được phát triển bởi Tập đoàn Hàng không Thống nhất Nga (UAC), của công ty Rostec, thuộc sở hữu nhà nước Nga; tiêm kích Checkmate thuộc loại máy bay chiến thuật hạng nhẹ (LTA), được cho là sở hữu nhiều tính năng tiên tiến. Theo thông tin, một phiên bản không người lái của Checkmate cũng đang được phát triển.
Giám đốc điều hành UAC Yuri Slyusar cho biết trong bài thuyết trình tại Triển lãm MAKS-2021 về Checkmate, chuyến bay đầu tiên của chiến đấu cơ Chiếu Tướng dự kiến vào năm 2023 và UAC có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2026.
Giám đốc Cơ quan Hợp tác quân sự Liên bang Nga, Dmitry Shugayev, nói với các phóng viên tại MAKS-2021 rằng, hiện nay hàng không chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu quân sự của Nga; và Checkmate được coi là sẽ cạnh tranh với F-35 Lightning II của Mỹ, về tiềm năng xuất khẩu.
Hãng thông tấn Nga TASS đã đưa tin độc quyền về chi tiết dự án của máy bay chiến đấu mới, Checkmate là loại tiêm kích một động cơ, một chỗ ngồi, tốc độ tối đa từ 1,8-2 Mach; tầm bay chuyển sân 3.000km.
Checkmate có thể mang tới 5 tên lửa không đối không ở các tầm bắn khác nhau; đây là khả năng mang vũ khí tốt nhất trong phiên bản hàng đầu của dòng chiến đấu cơ tàng hình một động cơ hiện nay. Trong buổi giới thiệu, Checkmate được giới thiệu kèm với các tên lửa RVV-MD, RVV-SD và H-59MK.
Nói về khả năng tấn công của Checkmate, Giám đốc điều hành UAC Slyusar cho biết, chiến đấu cơ Checkmate được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) có thể theo dõi 30 mục tiêu trên không, 2 mục tiêu mặt đất và mặt biển; đồng thời tiến công tối đa 6 mục tiêu cùng lúc.
Buồng lái của Checkmate được trang bị các màn hình cảm biến toàn cảnh độc đáo, hiển thị trạng thái của tất cả các hệ thống và cung cấp thông tin về đường bay, mục tiêu và các mối đe dọa.
Tổng công trình sư của Checkmate là Viện sĩ Mikhail Strelets nói với TASS, UAC đang lên kế hoạch cho một phiên bản Checkmate không người lái. Cả phiên bản có và không người lái của Checkmate, đều có thể hoạt động trong một chiến trường, lấy mạng là trung tâm.
Ông Strelets giải thích, máy bay Checkmate được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI), hoạt động như một phi công phụ. AI trên Checkmate sẽ chẩn đoán tất cả các hệ thống máy bay và hỗ trợ phi công trong một số tình huống chiến đấu, có tính chất thay đổi nhanh chóng. Phi công sẽ tập trung phát lệnh, và AI sẽ tự động thực hiện mọi thao tác.
Theo đánh giá của tờ Forbes (Mỹ), quan sát thiết kế bên ngoài, có thể đánh giá đây là một chiến đấu cơ có tính năng tàng hình. Các kỹ sư của Sukhoi đã sử dụng cửa hút gió có thể che khuất một bộ phận, có khả năng phản xạ radar mạnh nhất của máy bay chiến đấu, đó chính là tuabin động cơ.
Một cửa hút khí kiểu biến tần (DSI), giúp kiểm soát lượng không khí của máy bay, đảm bảo luồng không khí vào động cơ thông suốt. Checkmate không có cánh đuôi ngang, mà chỉ sử dụng cánh đuôi đứng bố trí hình chữ V, tương tự như phiên bản YF-23 của Mỹ.
Thiết kế phần đuôi của Su-75 Checkmate giúp giảm khả năng phản xạ radar rõ rệt; với sự trợ giúp của động cơ véc tơ lực đẩy 3D và phần mềm bay tiên tiến, vẫn bảo đảm cho Checkmate khả năng cơ động cao.
Những thiết kế đổi mới này, nhằm nâng cao khả năng tàng hình, khắc phục những điểm yếu về khả năng tàng hình, như chiến đấu cơ thế hệ 5 khác của Nga là Su-57, hiện đang bị đánh giá tụt hậu so với F-35 và F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc về tính năng tàng hình.
Một số nhà phân tích quân sự đặt câu hỏi về tính “tàng hình” của Su-57 và cho rằng, dấu hiệu phản xạ radar của Su-57 lớn hơn ít nhất 10 lần so với F-22 Raptor của Mỹ. Thậm chí tiêm kích J-20 của Trung Quốc cũng vượt Su-57 của Nga về khả năng tàng hình.
Các chuyên gia cho rằng, khả năng tàng hình của Checkmate có thể là một đặc điểm nổi bật trong nỗ lực của Nga, nhằm giới thiệu đến khách hàng, về một loại chiến đấu cơ tiềm năng, tương đương tính năng như F-35 của Mỹ.
Theo thông tin của The Eurasian Times, Nga tuyên bố các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam và châu Phi có thể là một trong những khách hàng tiềm năng của loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới này. UAC có kế hoạch sản xuất 300 chiếc Checkmate trong vòng 15 năm tới, dựa trên nhu cầu.
Đoạn video giới thiệu về Checkmate được công bố cách đây khoảng một tuần, cho thấy các phi công quân sự của các quốc gia khác nhau, bao gồm Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Argentina, Việt Nam đang chuẩn bị thực hành lái chiếc Checkmate.
Hiện nay Không quân Mỹ vẫn là nhà khai thác máy bay chiến đấu tàng hình hàng đầu thế giới với hai phiên bản là F-35 và F-22, đều do Lockheed Martin chế tạo. Mỹ cũng là quốc gia đầu tư rất nhiều vào công nghệ tàng hình, và là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ tàng hình hiện nay.
Tuy nhiên việc Nga đưa Su-57 vào biên chế và sắp tới là Checkmate, sẽ khiến Mỹ dần mất vị thế độc quyền về công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình; và Su-57 và Su-75 Checkmate sẽ là những đối thủ khó chịu của F-22 và F-35. Nguồn: Dambl.
Cận cảnh họng hút gió động cơ của tiêm kích Su-75 Chiếu Tướng. Nguồn: MilitaryNews.