Ngày 2/4/2021 đánh dấu 25 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, của tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-37, được mệnh danh là “Kẻ hủy diệt” của Nga, là một phần của chương trình đầy tham vọng, nhằm nâng cấp mạnh mẽ khung máy bay thế hệ thứ tư Su-27 Flanker.Liên Xô đã đưa chiến đấu cơ Su-27 vào sử dụng từ năm 1985, nguyên mẫu Su-37 dự định dùng để trình diễn công nghệ, cho một loạt các tính năng mới, sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của Su-27M.Mặc dù chậm hơn vài năm so với kế hoạch, do sự suy thoái của lĩnh vực quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết, nhưng tiêm kích Su-27M cuối cùng cũng được đưa vào hoạt động, gia nhập không quân Nga vào năm 2014 và được tái định danh là Su-35.Chuyến bay đầu tiên của chiến đấu cơ Su-37 rất đáng chú ý, diễn ra vào thời điểm các chương trình hàng không quân sự đầy tham vọng thời hậu Xô Viết, đang bị hủy bỏ liên tiếp.Su-27 là chương trình máy bay ít tốn kém nhất trong số các chương trình máy bay lúc bấy giờ như MiG-1.44, nên Su-27 vẫn tiếp tục được sản xuất. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng giúp tiêm kích Su-27M được tiếp tục sản xuất, chính là được ưa chuộng trên các thị trường xuất khẩu.Tính năng đáng chú ý nhất của Su-37 là động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, một công nghệ đã được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1980. Điều này đã nâng cao đáng kể khả năng cơ động của máy bay, hiện nay cũng chỉ 3 loại máy bay hàng đầu thế giới gồm chiến đấu cơ Su-35, Su-57 và J-10C của Trung Quốc được sử dụng động cơ này.Khung máy bay Su-37 được đưa vào thử nghiệm vào đầu năm 1995 và được giao cho nhà máy thử nghiệm của phòng thiết kế Sukhoi, để lắp đặt các vòi phun vectơ lực đẩy. Do ảnh hưởng của Liên Xô sụp đổ, kế hoạch trang bị động cơ AL-37FU mạnh hơn đã bị hủy bỏ và thay thế bằng động cơ AL-31FP.Động cơ này giống với động cơ AL-31F được sử dụng trên Su-27, nhưng có các vòi phun vectơ lực đẩy để tăng cường sức mạnh. Một tính năng đáng chú ý khác, là hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số, được liên kết trực tiếp với hệ thống điều khiển vectơ lực đẩy. Giúp Su-37 cơ động tốt hơn ở các góc tấn công cao và ở tốc độ thấp.Su-37 có bộ cảm biến mạnh hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Nga. Được trang bị radar mảng pha doppler, cung cấp khả năng theo dõi 20 mục tiêu trên không đồng thời. Radar mới cũng có khả năng không đối không và không đối đất đồng thời.Hệ thống vũ khí của Su-37 tương đối hiện đại, sở hữu 12 giá treo bên ngoài thân, có khả năng mang 14 tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel R-73E, là phiên bản tên lửa cận chiến đa hướng, dẫn đường bằng radar, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trước mặt hoặc sau lưng ở độ cao từ 20 m đến 20 km.Ngoài ra, Su-37 còn được trang bị thêm tên lửa không đối đất Kh-25 (AS-12 Kegler) và Kh-29 (AS-14 Kedge) với đầu đạn 317 kg, cùng một pháo GSh-301 30 mm với tốc độ bắn tối đa 1.500 viên/phút.Thiếu hỗ trợ từ chính phủ Nga, Sukhoi đã phải tự bỏ kinh phí để phát triển của tiêm kích Su-37, dựa vào doanh thu xuất khẩu từ việc bán Su-27 cho Trung Quốc và Việt Nam, do đó chỉ có một chiếc được chế tạo. Chiếc máy bay này bị rơi vào tháng 12/2002 do lỗi cấu trúc.Mặc dù ngày nay ít được biết đến, nhưng Su-37 là một máy bay quan trọng và hiện đại trong những năm hậu Xô Viết, biểu tượng cho sự cải tiến không ngừng trong lĩnh vực hàng không quân sự của Nga vào thời điểm phần lớn các dự án đang bị hủy bỏ.Việc Su-37 được phát triển đạt đến giai đoạn có thể bay được, được xem là thành công và phần lớn kết quả đó là nhờ những thành tựu to lớn mà ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô, đã tạo ra trước khi sụp đổ và ngành công nghiệp quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết được thừa hưởng. Nguồn ảnh: RBTH. Cận cảnh tiêm kích Su-27: Chiến đấu cơ huyền thoại của những huyền thoại, là cơ sở của rất nhiều loại siêu cơ chiến đấu của Nga sau này. Nguồn: HACI.
Ngày 2/4/2021 đánh dấu 25 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, của tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-37, được mệnh danh là “Kẻ hủy diệt” của Nga, là một phần của chương trình đầy tham vọng, nhằm nâng cấp mạnh mẽ khung máy bay thế hệ thứ tư Su-27 Flanker.
Liên Xô đã đưa chiến đấu cơ Su-27 vào sử dụng từ năm 1985, nguyên mẫu Su-37 dự định dùng để trình diễn công nghệ, cho một loạt các tính năng mới, sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của Su-27M.
Mặc dù chậm hơn vài năm so với kế hoạch, do sự suy thoái của lĩnh vực quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết, nhưng tiêm kích Su-27M cuối cùng cũng được đưa vào hoạt động, gia nhập không quân Nga vào năm 2014 và được tái định danh là Su-35.
Chuyến bay đầu tiên của chiến đấu cơ Su-37 rất đáng chú ý, diễn ra vào thời điểm các chương trình hàng không quân sự đầy tham vọng thời hậu Xô Viết, đang bị hủy bỏ liên tiếp.
Su-27 là chương trình máy bay ít tốn kém nhất trong số các chương trình máy bay lúc bấy giờ như MiG-1.44, nên Su-27 vẫn tiếp tục được sản xuất. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng giúp tiêm kích Su-27M được tiếp tục sản xuất, chính là được ưa chuộng trên các thị trường xuất khẩu.
Tính năng đáng chú ý nhất của Su-37 là động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, một công nghệ đã được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1980. Điều này đã nâng cao đáng kể khả năng cơ động của máy bay, hiện nay cũng chỉ 3 loại máy bay hàng đầu thế giới gồm chiến đấu cơ Su-35, Su-57 và J-10C của Trung Quốc được sử dụng động cơ này.
Khung máy bay Su-37 được đưa vào thử nghiệm vào đầu năm 1995 và được giao cho nhà máy thử nghiệm của phòng thiết kế Sukhoi, để lắp đặt các vòi phun vectơ lực đẩy. Do ảnh hưởng của Liên Xô sụp đổ, kế hoạch trang bị động cơ AL-37FU mạnh hơn đã bị hủy bỏ và thay thế bằng động cơ AL-31FP.
Động cơ này giống với động cơ AL-31F được sử dụng trên Su-27, nhưng có các vòi phun vectơ lực đẩy để tăng cường sức mạnh. Một tính năng đáng chú ý khác, là hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số, được liên kết trực tiếp với hệ thống điều khiển vectơ lực đẩy. Giúp Su-37 cơ động tốt hơn ở các góc tấn công cao và ở tốc độ thấp.
Su-37 có bộ cảm biến mạnh hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Nga. Được trang bị radar mảng pha doppler, cung cấp khả năng theo dõi 20 mục tiêu trên không đồng thời. Radar mới cũng có khả năng không đối không và không đối đất đồng thời.
Hệ thống vũ khí của Su-37 tương đối hiện đại, sở hữu 12 giá treo bên ngoài thân, có khả năng mang 14 tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel R-73E, là phiên bản tên lửa cận chiến đa hướng, dẫn đường bằng radar, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trước mặt hoặc sau lưng ở độ cao từ 20 m đến 20 km.
Ngoài ra, Su-37 còn được trang bị thêm tên lửa không đối đất Kh-25 (AS-12 Kegler) và Kh-29 (AS-14 Kedge) với đầu đạn 317 kg, cùng một pháo GSh-301 30 mm với tốc độ bắn tối đa 1.500 viên/phút.
Thiếu hỗ trợ từ chính phủ Nga, Sukhoi đã phải tự bỏ kinh phí để phát triển của tiêm kích Su-37, dựa vào doanh thu xuất khẩu từ việc bán Su-27 cho Trung Quốc và Việt Nam, do đó chỉ có một chiếc được chế tạo. Chiếc máy bay này bị rơi vào tháng 12/2002 do lỗi cấu trúc.
Mặc dù ngày nay ít được biết đến, nhưng Su-37 là một máy bay quan trọng và hiện đại trong những năm hậu Xô Viết, biểu tượng cho sự cải tiến không ngừng trong lĩnh vực hàng không quân sự của Nga vào thời điểm phần lớn các dự án đang bị hủy bỏ.
Việc Su-37 được phát triển đạt đến giai đoạn có thể bay được, được xem là thành công và phần lớn kết quả đó là nhờ những thành tựu to lớn mà ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô, đã tạo ra trước khi sụp đổ và ngành công nghiệp quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết được thừa hưởng. Nguồn ảnh: RBTH.
Cận cảnh tiêm kích Su-27: Chiến đấu cơ huyền thoại của những huyền thoại, là cơ sở của rất nhiều loại siêu cơ chiến đấu của Nga sau này. Nguồn: HACI.