Do đó, không ngoa khi nói rằng tiêm kích Su-35 của Nga có khả năng nhận biết tình huống vượt trội hơn so với một nửa phi đội gồm những chiếc Su-27 Flanker nguyên bản Ukraine.Các cải tiến đối với hệ thống điện tử hàng không bao gồm, buồng lái kỹ thuật số trái ngược với hệ thống tương tự ban đầu của chiến đấu cơ Su-27, cũng như bộ tác chiến điện tử Khibny-M ưu việt, hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số KSU-35 hiện đại, cùng các liên kết và thông tin liên lạc dữ liệu phức tạp hơn nhiều.Một lĩnh vực cải tiến chính khác của Su-35 so với Su-27 ban đầu là ở trang bị vũ khí, đáng chú ý nhất là cho vai trò không đối đất và chống hạm. Chiến đấu cơ Su-35 được tích hợp một loạt vũ khí dự phòng với khả năng dẫn đường chính xác trong khi Su-27 có khả năng không đối đất rất hạn chế.Điều này cũng phản ánh xu hướng phát triển chung trong những năm 1980, là các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không cao cấp trở nên chuyên biệt với một vai trò hơn, mà không có khả năng đa nhiệm.Đối với các hoạt động tác chiến không đối không, Su-35 và Su-27 sẽ chủ yếu dựa vào tên lửa R-77 và R-27, loại tên lửa được dẫn đường bằng radar chủ động với các biện pháp đối phó tác chiến điện tử hiện đại, trong khi đó các thiết kế cũ hơn thì vẫn sử dụng dẫn đường bằng radar bán chủ động.Việc R-27 được sản xuất ở cả Ukraine và Nga, có nghĩa là ngành công nghiệp Ukraine cũng có khả năng cải thiện thiết kế của các nền tảng tên lửa cũ. Tên lửa không đối không nổi bật nhất của Su-35 là R-37M cũng có khả năng dẫn đường bằng radar chủ động và có phạm vi hoạt động cao hơn gấp ba lần so với R-77 hoặc R-27.Su-35 cũng tương thích với loại tên lửa K-77M tầm bắn 200km phức tạp hơn, với ăng ten dẫn đường chủ động theo từng giai đoạn. Tuy nhiên cũng chưa có nguồn tin chính thức nào xác nhận việc Su-35 được nhận loại vũ khí này.Su-35 được bổ sung động cơ vectơ lực đẩy và hiệu suất bay vượt trội, tên lửa tầm ngắn dẫn đường bằng tia hồng ngoại K-74M2 mang lại cho Su-35 một lợi thế rất đáng kể trong các cuộc giao tranh trong tầm nhìn so với các dòng tên lủa R-60 và R-73 cũ hơn đang được sử dụng bởi máy bay Ukraine.Việc cải thiện hiệu suất chiến đấu cũng như được thiết kế với mục tiêu chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây, đặc biệt là F-22 Raptor của không quân Mỹ, sẽ giúp cho máy bay chiến đấu Su-35 có lợi thế to lớn trên không phận Ukraine.Các chuyên gia quân sự Nga tự tin rằng, ngay cả khi lực lượng máy bay của Ukraine đông hơn đáng kể thì cũng rất khó có khả năng xảy ra tổn thất đối với Su-35, khi không chiến với các máy bay Ukraine.Tuy nhiên, các cuộc không chiến quy mô lớn giữa các lực lượng Nga và Ukraine vẫn khó xảy ra, một phần vì không bên nào có khả năng leo thang và thứ hai là tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp của các máy bay trong không quân Ukraine. Nghĩa là nếu xảy ra xung đột, các máy bay Ukraine sẽ bị tiêu diệt ngay trên mặt đất.Tuy nhiên, ưu thế rất thoải mái mà Su-35 có được cũng đã hạn chế nghiêm trọng tính hiệu quả của các đơn vị không quân Ukraine. Lực lượng không quân Ukraine không thể phát huy được hiệu quả, điều này có thể sẽ dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống phòng không trên bộ.Ngoài ra, với việc các đối tác phương Tây của Ukraine cũng không có khả năng cung cấp các bản nâng cấp tương thích với khung máy bay Su-27 và nước này rất khó có thể mua được các máy bay chiến đấu hạng nặng tương đương với Su-27, điều này làm giảm đáng kể cơ hội gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với người Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do đó, không ngoa khi nói rằng tiêm kích Su-35 của Nga có khả năng nhận biết tình huống vượt trội hơn so với một nửa phi đội gồm những chiếc Su-27 Flanker nguyên bản Ukraine.
Các cải tiến đối với hệ thống điện tử hàng không bao gồm, buồng lái kỹ thuật số trái ngược với hệ thống tương tự ban đầu của chiến đấu cơ Su-27, cũng như bộ tác chiến điện tử Khibny-M ưu việt, hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số KSU-35 hiện đại, cùng các liên kết và thông tin liên lạc dữ liệu phức tạp hơn nhiều.
Một lĩnh vực cải tiến chính khác của Su-35 so với Su-27 ban đầu là ở trang bị vũ khí, đáng chú ý nhất là cho vai trò không đối đất và chống hạm. Chiến đấu cơ Su-35 được tích hợp một loạt vũ khí dự phòng với khả năng dẫn đường chính xác trong khi Su-27 có khả năng không đối đất rất hạn chế.
Điều này cũng phản ánh xu hướng phát triển chung trong những năm 1980, là các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không cao cấp trở nên chuyên biệt với một vai trò hơn, mà không có khả năng đa nhiệm.
Đối với các hoạt động tác chiến không đối không, Su-35 và Su-27 sẽ chủ yếu dựa vào tên lửa R-77 và R-27, loại tên lửa được dẫn đường bằng radar chủ động với các biện pháp đối phó tác chiến điện tử hiện đại, trong khi đó các thiết kế cũ hơn thì vẫn sử dụng dẫn đường bằng radar bán chủ động.
Việc R-27 được sản xuất ở cả Ukraine và Nga, có nghĩa là ngành công nghiệp Ukraine cũng có khả năng cải thiện thiết kế của các nền tảng tên lửa cũ. Tên lửa không đối không nổi bật nhất của Su-35 là R-37M cũng có khả năng dẫn đường bằng radar chủ động và có phạm vi hoạt động cao hơn gấp ba lần so với R-77 hoặc R-27.
Su-35 cũng tương thích với loại tên lửa K-77M tầm bắn 200km phức tạp hơn, với ăng ten dẫn đường chủ động theo từng giai đoạn. Tuy nhiên cũng chưa có nguồn tin chính thức nào xác nhận việc Su-35 được nhận loại vũ khí này.
Su-35 được bổ sung động cơ vectơ lực đẩy và hiệu suất bay vượt trội, tên lửa tầm ngắn dẫn đường bằng tia hồng ngoại K-74M2 mang lại cho Su-35 một lợi thế rất đáng kể trong các cuộc giao tranh trong tầm nhìn so với các dòng tên lủa R-60 và R-73 cũ hơn đang được sử dụng bởi máy bay Ukraine.
Việc cải thiện hiệu suất chiến đấu cũng như được thiết kế với mục tiêu chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây, đặc biệt là F-22 Raptor của không quân Mỹ, sẽ giúp cho máy bay chiến đấu Su-35 có lợi thế to lớn trên không phận Ukraine.
Các chuyên gia quân sự Nga tự tin rằng, ngay cả khi lực lượng máy bay của Ukraine đông hơn đáng kể thì cũng rất khó có khả năng xảy ra tổn thất đối với Su-35, khi không chiến với các máy bay Ukraine.
Tuy nhiên, các cuộc không chiến quy mô lớn giữa các lực lượng Nga và Ukraine vẫn khó xảy ra, một phần vì không bên nào có khả năng leo thang và thứ hai là tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp của các máy bay trong không quân Ukraine. Nghĩa là nếu xảy ra xung đột, các máy bay Ukraine sẽ bị tiêu diệt ngay trên mặt đất.
Tuy nhiên, ưu thế rất thoải mái mà Su-35 có được cũng đã hạn chế nghiêm trọng tính hiệu quả của các đơn vị không quân Ukraine. Lực lượng không quân Ukraine không thể phát huy được hiệu quả, điều này có thể sẽ dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống phòng không trên bộ.
Ngoài ra, với việc các đối tác phương Tây của Ukraine cũng không có khả năng cung cấp các bản nâng cấp tương thích với khung máy bay Su-27 và nước này rất khó có thể mua được các máy bay chiến đấu hạng nặng tương đương với Su-27, điều này làm giảm đáng kể cơ hội gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với người Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.