Theo tin từ trang web Eurasia Times, truyền thông Ấn Độ mô tả chiến đấu cơ Rafale của Pháp mà họ mới mua, là loại máy bay chiến đấu đa năng mạnh mẽ, có thể giúp Ấn Độ đối phó với cả các mối đe dọa truyền thống và các mối đe dọa phi đối xứng; đồng thời đáp ứng các yêu cầu mới của quân đội Ấn Độ trong bối cảnh địa chính trị luôn thay đổi.Nhà sản xuất Dassault của Pháp cho biết, tiêm kích Rafale có thể thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu bao gồm: đánh chặn, phòng không, tiến công các mục tiêu mặt đất, mặt biển; tấn công vào sâu trong không phận đối phương và tấn công hạt nhân.Mặc dù Rafale có nhiều cải tiến về công nghệ và đã trải qua thực chiến, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, dòng máy bay này đã rất chật vật trong việc tìm kiếm khách hàng quốc tế.Trên thực tế, Rafale là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới hiện nay, giá bán một chiếc từ 240-260 triệu USD. Cho đến nay, Rafale mới chỉ được xuất khẩu sang Ai Cập, Qatar và Ấn Độ, và các quốc gia này cũng đang "giảm mạnh" các đơn đặt hàng.Người Pháp đã nhiều lần cố gắng gây ấn tượng với các nước khác bằng cách mua loại máy bay chiến đấu đắt tiền này cho chính Quân đội Pháp, nhưng tình hình xuất khẩu cũng không mấy khả quan.Năm 2011, sau khi không tìm được khách hàng mới, Pháp gần như quyết định đóng cửa dây chuyền sản xuất tiêm kích Rafale. Longue, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thừa nhận rằng, Rafale đã không giành được bất kỳ đơn đặt hàng nào ở nước ngoài trong một thời gian dài và chỉ được sử dụng bởi chính quân đội Pháp.Việc xuất khẩu Rafale bị cản trở, vì giá của nó cao hơn máy bay chiến đấu của Mỹ hay Nga, mà tính năng thì không có gì vượt trội. So với các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn như F-35A của Mỹ, Rafale có kích thước tương đương. F-35 không chỉ có công nghệ tiên tiến hơn, mà giá thành cũng rẻ hơn đáng kể so với Rafale.Qatar đã ký một thỏa thuận trị giá 7 tỷ USD với Công ty Dassault vào tháng 5/2015 để mua 24 máy bay chiến đấu Rafale, trong đó có tùy chọn mua thêm 12 máy bay. Chiếc Rafale đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Qatar vào tháng 2/2019. Tuy nhiên, cuối cùng Qatar đã không tiếp tục đặt mua Rafale mà thay vào đó là mua tiêm kích F-15QA của Mỹ có hiệu suất tốt hơn.Chính phủ Brazil có kế hoạch chi 4 tỷ USD để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale vào năm 2010. Nhưng cuối cùng công ty Saab của Thụy Điển đã đánh bại công ty Dassault của Pháp, để giành được hợp đồng; Saab sẽ cung cấp cho Brazil 36 máy bay chiến đấu Gripen. Sau khi nhận lô 24 tiêm kích Rafale đầu tiên, Ai Cập đã chuyển sang mua Su-35 từ Nga.Rafale gần như mất khả năng cạnh tranh với các máy bay chiến đấu hiện đại, và nhiều quốc gia đã từ chối mua loại máy bay chiến đấu này, thay vào đó chọn máy bay chiến đấu rẻ hơn và ưu việt hơn. Ví dụ, các quốc gia như Hàn Quốc và Singapore đã lựa chọn các máy bay chiến đấu mạnh hơn là F-15.Oman, Maroc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait cũng đã từ chối Rafale và họ đã chọn F-16 và F/A-18. Libya dù bị chiến tranh tàn phá, cũng từ chối Rafale đắt tiền và chọn tiêm kích Su-30 của Nga với chi phí rẻ hơn và hiệu suất cao hơn.Thất bại đáng chú ý nhất trong việc xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale của Pháp xảy ra vào năm 2018. Khi đó, Pháp đã cung cấp cho Bỉ khoản đầu tư 20 tỷ euro, với điều kiện Bỉ sẽ mua máy bay chiến đấu Rafale, cũng như các lời hứa về việc làm, lợi nhuận... Và người Pháp rất tự tin là Bỉ sẽ chọn Rafale làm máy bay chiến đấu chủ lực của họ.Nhưng bất ngờ không xảy ra, Bỉ vẫn chọn máy bay chiến đấu F-35A là máy bay chiến đấu chủ lực trong tương lai, Rafale tiếp tục thất bại thảm hại; truyền thông Pháp chỉ trích thậm tệ việc Bỉ thiếu đoàn kết với các nước láng giềng châu Âu, còn các quan chức Pháp bày tỏ sự thất vọng não nề.Năm 2007, Ấn Độ và Pháp đã ký một thỏa thuận mua bán vũ khí được coi là lớn nhất trong lịch sử, Ấn Độ đã mua 126 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp với mức giá trên trời là 20 tỷ USD. Giá Rafale quá cao đã bị các đảng đối lập Ấn Độ chỉ trích mạnh mẽ; nước này sau đó đã giảm đơn đặt hàng xuống chỉ còn 36 chiếc.Ngoài ra ảnh hưởng chính trị và quân sự hạn chế của Pháp cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu máy bay Rafale. Nhiều quốc gia có sức mạnh quân sự yếu, có xu hướng mua vũ khí từ một quốc gia hùng mạnh, bởi vì những quốc gia này có sự thống trị và ảnh hưởng đáng kể. Nhưng so với Anh hoặc Mỹ, ảnh hưởng của Pháp yếu hơn nhiều, vì Anh hoặc Mỹ có thể bảo vệ quân sự cho các đồng minh.Giờ đây các nước đều thừa nhận rõ ràng rằng, Rafale của Pháp đang dần trở lên lạc hậu trước sự phổ biến của máy bay chiến đấu thế hệ 5, trong khi đó giá cả đắt hơn nhiều. Do đó, Rafale có thể sẽ là máy bay chiến đấu nội địa thuần túy cuối cùng của Pháp, trước khi Pháp hợp tác với các đồng minh châu Âu, để chế tạo loại máy bay chiến đấu mới. Video Ấn Độ tiếp nhận 5 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp - Nguồn: Vietnam+
Theo tin từ trang web Eurasia Times, truyền thông Ấn Độ mô tả chiến đấu cơ Rafale của Pháp mà họ mới mua, là loại máy bay chiến đấu đa năng mạnh mẽ, có thể giúp Ấn Độ đối phó với cả các mối đe dọa truyền thống và các mối đe dọa phi đối xứng; đồng thời đáp ứng các yêu cầu mới của quân đội Ấn Độ trong bối cảnh địa chính trị luôn thay đổi.
Nhà sản xuất Dassault của Pháp cho biết, tiêm kích Rafale có thể thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu bao gồm: đánh chặn, phòng không, tiến công các mục tiêu mặt đất, mặt biển; tấn công vào sâu trong không phận đối phương và tấn công hạt nhân.
Mặc dù Rafale có nhiều cải tiến về công nghệ và đã trải qua thực chiến, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, dòng máy bay này đã rất chật vật trong việc tìm kiếm khách hàng quốc tế.
Trên thực tế, Rafale là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới hiện nay, giá bán một chiếc từ 240-260 triệu USD. Cho đến nay, Rafale mới chỉ được xuất khẩu sang Ai Cập, Qatar và Ấn Độ, và các quốc gia này cũng đang "giảm mạnh" các đơn đặt hàng.
Người Pháp đã nhiều lần cố gắng gây ấn tượng với các nước khác bằng cách mua loại máy bay chiến đấu đắt tiền này cho chính Quân đội Pháp, nhưng tình hình xuất khẩu cũng không mấy khả quan.
Năm 2011, sau khi không tìm được khách hàng mới, Pháp gần như quyết định đóng cửa dây chuyền sản xuất tiêm kích Rafale. Longue, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thừa nhận rằng, Rafale đã không giành được bất kỳ đơn đặt hàng nào ở nước ngoài trong một thời gian dài và chỉ được sử dụng bởi chính quân đội Pháp.
Việc xuất khẩu Rafale bị cản trở, vì giá của nó cao hơn máy bay chiến đấu của Mỹ hay Nga, mà tính năng thì không có gì vượt trội. So với các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn như F-35A của Mỹ, Rafale có kích thước tương đương. F-35 không chỉ có công nghệ tiên tiến hơn, mà giá thành cũng rẻ hơn đáng kể so với Rafale.
Qatar đã ký một thỏa thuận trị giá 7 tỷ USD với Công ty Dassault vào tháng 5/2015 để mua 24 máy bay chiến đấu Rafale, trong đó có tùy chọn mua thêm 12 máy bay. Chiếc Rafale đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Qatar vào tháng 2/2019. Tuy nhiên, cuối cùng Qatar đã không tiếp tục đặt mua Rafale mà thay vào đó là mua tiêm kích F-15QA của Mỹ có hiệu suất tốt hơn.
Chính phủ Brazil có kế hoạch chi 4 tỷ USD để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale vào năm 2010. Nhưng cuối cùng công ty Saab của Thụy Điển đã đánh bại công ty Dassault của Pháp, để giành được hợp đồng; Saab sẽ cung cấp cho Brazil 36 máy bay chiến đấu Gripen. Sau khi nhận lô 24 tiêm kích Rafale đầu tiên, Ai Cập đã chuyển sang mua Su-35 từ Nga.
Rafale gần như mất khả năng cạnh tranh với các máy bay chiến đấu hiện đại, và nhiều quốc gia đã từ chối mua loại máy bay chiến đấu này, thay vào đó chọn máy bay chiến đấu rẻ hơn và ưu việt hơn. Ví dụ, các quốc gia như Hàn Quốc và Singapore đã lựa chọn các máy bay chiến đấu mạnh hơn là F-15.
Oman, Maroc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait cũng đã từ chối Rafale và họ đã chọn F-16 và F/A-18. Libya dù bị chiến tranh tàn phá, cũng từ chối Rafale đắt tiền và chọn tiêm kích Su-30 của Nga với chi phí rẻ hơn và hiệu suất cao hơn.
Thất bại đáng chú ý nhất trong việc xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale của Pháp xảy ra vào năm 2018. Khi đó, Pháp đã cung cấp cho Bỉ khoản đầu tư 20 tỷ euro, với điều kiện Bỉ sẽ mua máy bay chiến đấu Rafale, cũng như các lời hứa về việc làm, lợi nhuận... Và người Pháp rất tự tin là Bỉ sẽ chọn Rafale làm máy bay chiến đấu chủ lực của họ.
Nhưng bất ngờ không xảy ra, Bỉ vẫn chọn máy bay chiến đấu F-35A là máy bay chiến đấu chủ lực trong tương lai, Rafale tiếp tục thất bại thảm hại; truyền thông Pháp chỉ trích thậm tệ việc Bỉ thiếu đoàn kết với các nước láng giềng châu Âu, còn các quan chức Pháp bày tỏ sự thất vọng não nề.
Năm 2007, Ấn Độ và Pháp đã ký một thỏa thuận mua bán vũ khí được coi là lớn nhất trong lịch sử, Ấn Độ đã mua 126 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp với mức giá trên trời là 20 tỷ USD. Giá Rafale quá cao đã bị các đảng đối lập Ấn Độ chỉ trích mạnh mẽ; nước này sau đó đã giảm đơn đặt hàng xuống chỉ còn 36 chiếc.
Ngoài ra ảnh hưởng chính trị và quân sự hạn chế của Pháp cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu máy bay Rafale. Nhiều quốc gia có sức mạnh quân sự yếu, có xu hướng mua vũ khí từ một quốc gia hùng mạnh, bởi vì những quốc gia này có sự thống trị và ảnh hưởng đáng kể. Nhưng so với Anh hoặc Mỹ, ảnh hưởng của Pháp yếu hơn nhiều, vì Anh hoặc Mỹ có thể bảo vệ quân sự cho các đồng minh.
Giờ đây các nước đều thừa nhận rõ ràng rằng, Rafale của Pháp đang dần trở lên lạc hậu trước sự phổ biến của máy bay chiến đấu thế hệ 5, trong khi đó giá cả đắt hơn nhiều. Do đó, Rafale có thể sẽ là máy bay chiến đấu nội địa thuần túy cuối cùng của Pháp, trước khi Pháp hợp tác với các đồng minh châu Âu, để chế tạo loại máy bay chiến đấu mới.
Video Ấn Độ tiếp nhận 5 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp - Nguồn: Vietnam+