Được phát triển từ dòng MiG-29, tiêm kích MiG-35 là một trong những chiến đấu cơ mới nhất của Nga và dự kiến tới tận năm 2018 Nga mới bắt đầu trang bị loại máy bay này cho các lực lượng không quân của nước mình và bắt đầu sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy vậy, từ những năm 2014, MiG đã bán được hàng chục chiếc khi Không quân Ai Cập đã quyết định mua một loạt các chiến đấu cơ MiG-35 để trang bị cho Không quân nước này. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, thực tế MiG-35 chỉ là phiên bản cải tiến sâu của dòng MiG-29M chứ không hẳn là một phiên bản mới hoàn toàn và đáng lẽ ra phía Nga không nên đặt hẳn tên là MiG-35, một cái tên rất dễ gây hiểu lầm cho người sử dụng. Nguồn ảnh: Wiki.Tùy từng phiên bản, MiG-35 sẽ có phi hành đoàn hai người hoặc một người. Chiều dài máy bay vào khoảng 17,3 mét, sải cánh 12 mét và có diện tích cánh vào khoảng 38 mét vuông. Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này vào khoảng 11 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của chiếc phi cơ này lên tới 29,7 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.Được trang bị hai động cơ Klimov RD-33MK, chiếc phi cơ này có thể tăng tốc tối đa lên tới tốc độ Mach 1,94. Tầm hoạt động tối đa của MiG-35 vào khoảng 2000 km, bán kính chiến đấu khoảng 1000 km. Nguồn ảnh: Youtube.Ngoài ra, với 3 thùng xăng phụ gắn ngoài, chiếc phi cơ này có thể di chuyển quãng đường tối đa lên tới 3100 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu cơ MiG-35 có khả năng di chuyển liên tục khoảng 6000 km trước khi phải hạ cánh để kiểm tra bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Military.Về trang vũ khí, phi cơ MiG-35 của Nga được trang bị một pháo chính cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn đầy đủ 150 viên. Ngoài ra, máy bay còn có tổng cộng 9 giá treo dưới thân cho phép nó mang theo tối đa 7 tấn vũ khí bao gồm tên lửa, bom và pod áp chế điện tử các loại tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể. Nguồn ảnh: Military.Tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2007, công ty MiG của Nga và công ty Elettronica của Italia đã ký một biên bản ghi nhớ về việc trang bị cho MiG một thiết bị làm nhiễu bảo vệ đa chức năng do hai công ty này hợp tác sản xuất. Nguồn ảnh: Site.Xung quanh chiếc chiến đấu cơ chưa ra lò này của Nga vẫn còn khá nhiều điểm nghi ngờ, nhất là việc nó được phát triển từ phiên bản MiG-29, vốn là một phiên bản tiêm kích có khá nhiều điểm hạn chế trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc MiG-35 đắt khách ngay từ khi chưa được sản xuất hàng loạt cũng khiến cho nhiều chuyên gia quân sự "không biết đâu mà lần". Nguồn ảnh: Taringa.
Được phát triển từ dòng MiG-29, tiêm kích MiG-35 là một trong những chiến đấu cơ mới nhất của Nga và dự kiến tới tận năm 2018 Nga mới bắt đầu trang bị loại máy bay này cho các lực lượng không quân của nước mình và bắt đầu sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy vậy, từ những năm 2014, MiG đã bán được hàng chục chiếc khi Không quân Ai Cập đã quyết định mua một loạt các chiến đấu cơ MiG-35 để trang bị cho Không quân nước này. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, thực tế MiG-35 chỉ là phiên bản cải tiến sâu của dòng MiG-29M chứ không hẳn là một phiên bản mới hoàn toàn và đáng lẽ ra phía Nga không nên đặt hẳn tên là MiG-35, một cái tên rất dễ gây hiểu lầm cho người sử dụng. Nguồn ảnh: Wiki.
Tùy từng phiên bản, MiG-35 sẽ có phi hành đoàn hai người hoặc một người. Chiều dài máy bay vào khoảng 17,3 mét, sải cánh 12 mét và có diện tích cánh vào khoảng 38 mét vuông. Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này vào khoảng 11 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của chiếc phi cơ này lên tới 29,7 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.
Được trang bị hai động cơ Klimov RD-33MK, chiếc phi cơ này có thể tăng tốc tối đa lên tới tốc độ Mach 1,94. Tầm hoạt động tối đa của MiG-35 vào khoảng 2000 km, bán kính chiến đấu khoảng 1000 km. Nguồn ảnh: Youtube.
Ngoài ra, với 3 thùng xăng phụ gắn ngoài, chiếc phi cơ này có thể di chuyển quãng đường tối đa lên tới 3100 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu cơ MiG-35 có khả năng di chuyển liên tục khoảng 6000 km trước khi phải hạ cánh để kiểm tra bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Military.
Về trang vũ khí, phi cơ MiG-35 của Nga được trang bị một pháo chính cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn đầy đủ 150 viên. Ngoài ra, máy bay còn có tổng cộng 9 giá treo dưới thân cho phép nó mang theo tối đa 7 tấn vũ khí bao gồm tên lửa, bom và pod áp chế điện tử các loại tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể. Nguồn ảnh: Military.
Tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2007, công ty MiG của Nga và công ty Elettronica của Italia đã ký một biên bản ghi nhớ về việc trang bị cho MiG một thiết bị làm nhiễu bảo vệ đa chức năng do hai công ty này hợp tác sản xuất. Nguồn ảnh: Site.
Xung quanh chiếc chiến đấu cơ chưa ra lò này của Nga vẫn còn khá nhiều điểm nghi ngờ, nhất là việc nó được phát triển từ phiên bản MiG-29, vốn là một phiên bản tiêm kích có khá nhiều điểm hạn chế trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc MiG-35 đắt khách ngay từ khi chưa được sản xuất hàng loạt cũng khiến cho nhiều chuyên gia quân sự "không biết đâu mà lần". Nguồn ảnh: Taringa.