Sau khi cuộc chiến tại Syria bùng nổ năm 2011, gần như tất cả các máy bay chiến thuật của Không quân Syria đã được sử dụng trong chiến đấu. Để tấn công mặt đất, không quân Syria không chỉ sử dụng loại tiêm kích bom như MiG-23 và Su-22, mà cả máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21, máy bay huấn luyện L-39 và thậm chí cả trực thăng vận tải Mi-8 cũng được dùng để ném bom.Ngoài bị hao hụt do cuộc chiến, thì các cuộc tiến công của các nước như Mỹ, Anh, Pháp và đặc biệt là Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thiệt hại nghiêm trọng lực lượng phòng không – không quân Syria.Sau khi chơi trò “núp bóng” của Không quân Israel, làm một máy bay trinh sát Il-20M không may bị tên lửa phòng không S-200 của Syria bắn hạ, Nga đã cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho quân đội chính phủ Syria, mặc dù vấp phải sự phản đối quyết liệt của Israel.Theo báo cáo công khai, hệ thống phòng không S-300 của quân đội chính phủ Syria, mặc dù được Nga viện trợ đã lâu, nhưng không được sử dụng trong chiến đấu thực tế; cho dù hệ thống S-300 được triển khai gần biên giới Israel.Khi các máy bay chiến đấu của Israel tấn công lực lượng vũ trang Iran ở Syria, nếu hệ thống phòng không Syria đe dọa sự an toàn của máy bay chiến đấu Israel, thì các hệ thống phòng không này sẽ lập tức bị phá hủy, kể cả các hệ thống phòng không hiện đại như Pantsir-S1; từ đó có thể suy ra, nếu S-300 của Syria khai hỏa, thì máy bay chiến đấu của Israel cũng thừa sức phá hủy.Trong trận chiến tại tỉnh Idlib, máy bay không người lái vũ trang (UACV) của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện tác chiến điện tử; mặc dù bị bắn hạ, nhưng vẫn tiêu diệt được một số hệ thống phòng không di động của lực lượng liên quân Nga-Syria.Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hành một số video, tuyên bố rằng UACV của gọ đã phá hủy của lực lượng liên quân Nga-Syria một số hệ thống phòng không khác nhau, bao gồm 9K37 "Buk", Pantsir-S1 và cả hệ thống S-300.Phía Nga phủ nhận rằng các hệ thống phòng không S-300 không hề bị phá hủy, nhưng thừa nhận một số hệ thống phòng không Buk, Pantsir-S1 thuộc sở hữu của Quân đội chính phủ Syria bị phá hủy, nhưng số lượng không nhiều.Mới đây, một bài báo cho biết chính phủ Syria đang lên kế hoạch mua máy bay đánh chặn tầm xa siêu thanh MiG-31 từ Nga để đối phó với Không quân Israel và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên tin tức này không chính xác; nhưng trên thực tế, vào năm 2000, không quân Syria đã đặt vấn đề mua máy bay đánh chặn tầm xa siêu thanh MiG-31, nhưng không được sự đồng ý của Nga.Tiêm kích MiG-31 là loại máy bay đánh chặn tầm xa cuối cùng, được phát triển trong thời kỳ Xô Viết, thực ra là để lấp đầy khoảng trống phòng không ở khu vực Siberia và Bắc Cực xa xôi của Liên Xô, nơi khó khăn trong việc triển khai radar và các hệ thống tên lửa phòng không ở những khu vực hoang vu, khí hậu khắc nghiệt này.Từ lý do như vậy, nên MiG-31 thực sự là một trạm radar bay và bệ phóng tên lửa trên không, được sử dụng để đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa hành trình của Mỹ tiến công qua bán cầu bắc. Ngoại trừ Nga và một vài nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, máy bay đánh chặn tầm xa này không được bán cho các nước khác.Là một máy bay thuần về đánh chặn, nên MiG-31 có khả năng cơ động kém; ưu điểm lớn nhất là MiG-31 được trang bị loại tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33/R-37 đặt dưới bụng; tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động (SARH), hoặc bằng hệ thống dẫn đường quán tính, sau đó chuyển sang SARH ở quãng đường cuối.Nếu năm 2000, nếu Không quân Syria mua được MiG-31, chắc chắn nó họ sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng không của đất nước, nhưng không dễ để nói liệu nó có thể đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình F-35I của Israel hay không, khi mà hiện nay, các loại máy bay cũng như hệ thống phòng không của Syria phát huy tác dụng rất hạn chế. Video Sức mạnh của tiêm kích đánh chặn MiG-31 - Nguồn: Khám phá Top@Youtube
Sau khi cuộc chiến tại Syria bùng nổ năm 2011, gần như tất cả các máy bay chiến thuật của Không quân Syria đã được sử dụng trong chiến đấu. Để tấn công mặt đất, không quân Syria không chỉ sử dụng loại tiêm kích bom như MiG-23 và Su-22, mà cả máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21, máy bay huấn luyện L-39 và thậm chí cả trực thăng vận tải Mi-8 cũng được dùng để ném bom.
Ngoài bị hao hụt do cuộc chiến, thì các cuộc tiến công của các nước như Mỹ, Anh, Pháp và đặc biệt là Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thiệt hại nghiêm trọng lực lượng phòng không – không quân Syria.
Sau khi chơi trò “núp bóng” của Không quân Israel, làm một máy bay trinh sát Il-20M không may bị tên lửa phòng không S-200 của Syria bắn hạ, Nga đã cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho quân đội chính phủ Syria, mặc dù vấp phải sự phản đối quyết liệt của Israel.
Theo báo cáo công khai, hệ thống phòng không S-300 của quân đội chính phủ Syria, mặc dù được Nga viện trợ đã lâu, nhưng không được sử dụng trong chiến đấu thực tế; cho dù hệ thống S-300 được triển khai gần biên giới Israel.
Khi các máy bay chiến đấu của Israel tấn công lực lượng vũ trang Iran ở Syria, nếu hệ thống phòng không Syria đe dọa sự an toàn của máy bay chiến đấu Israel, thì các hệ thống phòng không này sẽ lập tức bị phá hủy, kể cả các hệ thống phòng không hiện đại như Pantsir-S1; từ đó có thể suy ra, nếu S-300 của Syria khai hỏa, thì máy bay chiến đấu của Israel cũng thừa sức phá hủy.
Trong trận chiến tại tỉnh Idlib, máy bay không người lái vũ trang (UACV) của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện tác chiến điện tử; mặc dù bị bắn hạ, nhưng vẫn tiêu diệt được một số hệ thống phòng không di động của lực lượng liên quân Nga-Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hành một số video, tuyên bố rằng UACV của gọ đã phá hủy của lực lượng liên quân Nga-Syria một số hệ thống phòng không khác nhau, bao gồm 9K37 "Buk", Pantsir-S1 và cả hệ thống S-300.
Phía Nga phủ nhận rằng các hệ thống phòng không S-300 không hề bị phá hủy, nhưng thừa nhận một số hệ thống phòng không Buk, Pantsir-S1 thuộc sở hữu của Quân đội chính phủ Syria bị phá hủy, nhưng số lượng không nhiều.
Mới đây, một bài báo cho biết chính phủ Syria đang lên kế hoạch mua máy bay đánh chặn tầm xa siêu thanh MiG-31 từ Nga để đối phó với Không quân Israel và Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên tin tức này không chính xác; nhưng trên thực tế, vào năm 2000, không quân Syria đã đặt vấn đề mua máy bay đánh chặn tầm xa siêu thanh MiG-31, nhưng không được sự đồng ý của Nga.
Tiêm kích MiG-31 là loại máy bay đánh chặn tầm xa cuối cùng, được phát triển trong thời kỳ Xô Viết, thực ra là để lấp đầy khoảng trống phòng không ở khu vực Siberia và Bắc Cực xa xôi của Liên Xô, nơi khó khăn trong việc triển khai radar và các hệ thống tên lửa phòng không ở những khu vực hoang vu, khí hậu khắc nghiệt này.
Từ lý do như vậy, nên MiG-31 thực sự là một trạm radar bay và bệ phóng tên lửa trên không, được sử dụng để đánh chặn các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa hành trình của Mỹ tiến công qua bán cầu bắc. Ngoại trừ Nga và một vài nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, máy bay đánh chặn tầm xa này không được bán cho các nước khác.
Là một máy bay thuần về đánh chặn, nên MiG-31 có khả năng cơ động kém; ưu điểm lớn nhất là MiG-31 được trang bị loại tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33/R-37 đặt dưới bụng; tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động (SARH), hoặc bằng hệ thống dẫn đường quán tính, sau đó chuyển sang SARH ở quãng đường cuối.
Nếu năm 2000, nếu Không quân Syria mua được MiG-31, chắc chắn nó họ sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng không của đất nước, nhưng không dễ để nói liệu nó có thể đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình F-35I của Israel hay không, khi mà hiện nay, các loại máy bay cũng như hệ thống phòng không của Syria phát huy tác dụng rất hạn chế.
Video Sức mạnh của tiêm kích đánh chặn MiG-31 - Nguồn: Khám phá Top@Youtube