Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 Raptor được đưa vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 2005, ngày nay nó vẫn được coi là máy bay chiến đấu phương Tây tốt nhất trong việc giành ưu thế trên không.Nguyên gốc chương trình F-22 Raptor Mỹ được phát triển từ cuối những năm 1970 với mục đích khôi phục lại ưu thế đã mất trước không quân Liên Xô."Trước đây F-22 được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu F-15C Eagle tạo ra cặp bài trùng lợi hại, nhưng gần đây nó đã bị đe dọa nghiêm trọng bởi các dòng tiêm kích hạng nặng Su-27 và MiG-31 từ thời Liên Xô", tạp chí Military Watch nhận định.Trong khi F-22 là chiến đấu cơ hạng nặng của phương Tây có khả năng chiến đấu cao nhất thì MiG-31 trong các phiên bản mới bao gồm "BM" và "BSM" cũng được coi là máy bay tiêm kích hiệu quả nhất của Nga.Với trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 29.400 kg, F-22 có thể mang theo một trong những radar loại lớn nhất đồng thời mạnh nhất là AN/APG-77, đây là radar mảng pha quét chủ động (AESA) công nghệ rất mới.Tuy nhiên, theo đánh giá của Military Watch, so với F-22 Raptor thì MiG-31 thậm chí còn mang vác radar khoẻ hơn.Với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 41.000 kg, MiG-31 Foxhound có thể mang theo radar Zaslon nặng 1.500 kg, cung cấp phạm vi phát hiện và theo dõi lớn hơn nhiều so với khí tài tích hợp trên F-22.Khi so sánh khả năng chiến đấu trên không của MiG-31 và F-22, Phó Giám đốc thiết kế từ năm 1971 đến năm 1999 và là Giám đốc Trung tâm tư vấn Kỹ thuật tại Văn phòng Thiết kế Mikoyan, ông Valentin Stepanov lưu ý như sau."Ngày nay, người Mỹ thừa nhận rằng nếu có một máy bay có thể so sánh với F-22 thì đó là MiG-31. Thứ nhất, nó mang một radar mạnh hơn. Thứ hai, nó có tải trọng lớn và tên lửa của MiG-31 có đặc tính kỹ chiến thuật tiên tiến hơn"."MiG-31 nhanh hơn đáng kể so với F-22. Phạm vi đánh chặn tầm xa của nó là rộng hơn. MiG-31 thực sự là tiêm kích đánh chặn linh hoạt với khả năng tốt nhất trên thế giới".Chuyên gia quân sự Nga tiếp tục đưa ra một số đánh giá về những điểm mạnh của MiG-31 so với chiếc F-22.Thực tế thậm chí những đánh giá của ông Stepanov có phần lạc hậu, bởi MiG-31BSM và MiG-31BM giờ đã được phát triển thêm, trong khi F-22 Raptor không thay đổi nhiều kể từ đó.So sánh riêng về tên lửa không đối không của cả hai máy bay, có thể nói như sau:F-22 mang theo 6 tên lửa AIM-120D AMRAAM với tầm bắn 180 km, cũng như 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X trong khoang vũ khí bên trong của nó. Trọng tải tương đương với người tiền nhiệm F-15C và tăng gấp đôi so với F-35A.MiG-31 mang theo 6 tên lửa tầm xa R-37 (cự ly tác chiến tối đa 300 km) và 2 tên lửa tầm ngắn R-73 (tầm bắn tối đa 40 km, tốc độ siêu âm lên tới Mach 6.Hơn nữa MiG-31 Foxhound là máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới, có khả năng hoạt động ở độ cao trên 21 km và ở tốc độ trên Mach 2,8.Điều này cho phép máy bay đánh chặn phóng tên lửa có động năng lớn hơn đáng kể so với F-22, cung cấp tầm bắn xa hơn cho tên lửa mà nó mang theo.Ngay cả khi tính đến lợi thế không thể chối cãi của F-22, cụ thể là khả năng tàng hình thì đối với MiG-31, điều này sẽ không thành vấn đề.Radar khổng lồ của MiG-31 sẽ tìm thấy một "cây kim trong đống cỏ khô", và sẽ không để lại một cơ hội nào cho máy bay chiến đấu của Mỹ, Military Watch kết luận.Tuy nhiên nhiều chuyên gia Nga từ chính trang Topwar lại cho rằng radar của MiG-31 sở dĩ trọng lượng lớn là bởi nó dùng hệ thống điện tử quá lạc hậu, sẽ không thể phát hiện một tiêm kích tàng hình như F-22 từ xa như đã trình bày ở trên, nhất là chưa được kiểm nghiệm trong thực tế.F-22 với diện tích phản xạ radar cực nhỏ, trang bị radar AESA tối tân sẽ bảo đảm cho nó "thấy trước và bắn trước" khi đối đầu chiếc tiêm kích đời cũ có kích thước cồng kềnh và không hề áp dụng công nghệ tàng hình như MiG-31 trong không chiến tầm xa.Bên cạnh đó, MiG-31 là chiếc tiêm kích nổi tiếng cục mịch và nặng nề, nó bị so sánh với “quả tên lửa có người lái”, chắc chắn không thể đối đầu với F-22 cả trong không chiến quần vòng cự ly gần, đặc biệt khi chiếc Raptor được trang bị động cơ vector lực đẩy mang lại tính cơ động rất cao.
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 Raptor được đưa vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 2005, ngày nay nó vẫn được coi là máy bay chiến đấu phương Tây tốt nhất trong việc giành ưu thế trên không.
Nguyên gốc chương trình F-22 Raptor Mỹ được phát triển từ cuối những năm 1970 với mục đích khôi phục lại ưu thế đã mất trước không quân Liên Xô.
"Trước đây F-22 được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu F-15C Eagle tạo ra cặp bài trùng lợi hại, nhưng gần đây nó đã bị đe dọa nghiêm trọng bởi các dòng tiêm kích hạng nặng Su-27 và MiG-31 từ thời Liên Xô", tạp chí Military Watch nhận định.
Trong khi F-22 là chiến đấu cơ hạng nặng của phương Tây có khả năng chiến đấu cao nhất thì MiG-31 trong các phiên bản mới bao gồm "BM" và "BSM" cũng được coi là máy bay tiêm kích hiệu quả nhất của Nga.
Với trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 29.400 kg, F-22 có thể mang theo một trong những radar loại lớn nhất đồng thời mạnh nhất là AN/APG-77, đây là radar mảng pha quét chủ động (AESA) công nghệ rất mới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Military Watch, so với F-22 Raptor thì MiG-31 thậm chí còn mang vác radar khoẻ hơn.
Với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 41.000 kg, MiG-31 Foxhound có thể mang theo radar Zaslon nặng 1.500 kg, cung cấp phạm vi phát hiện và theo dõi lớn hơn nhiều so với khí tài tích hợp trên F-22.
Khi so sánh khả năng chiến đấu trên không của MiG-31 và F-22, Phó Giám đốc thiết kế từ năm 1971 đến năm 1999 và là Giám đốc Trung tâm tư vấn Kỹ thuật tại Văn phòng Thiết kế Mikoyan, ông Valentin Stepanov lưu ý như sau.
"Ngày nay, người Mỹ thừa nhận rằng nếu có một máy bay có thể so sánh với F-22 thì đó là MiG-31. Thứ nhất, nó mang một radar mạnh hơn. Thứ hai, nó có tải trọng lớn và tên lửa của MiG-31 có đặc tính kỹ chiến thuật tiên tiến hơn".
"MiG-31 nhanh hơn đáng kể so với F-22. Phạm vi đánh chặn tầm xa của nó là rộng hơn. MiG-31 thực sự là tiêm kích đánh chặn linh hoạt với khả năng tốt nhất trên thế giới".
Chuyên gia quân sự Nga tiếp tục đưa ra một số đánh giá về những điểm mạnh của MiG-31 so với chiếc F-22.
Thực tế thậm chí những đánh giá của ông Stepanov có phần lạc hậu, bởi MiG-31BSM và MiG-31BM giờ đã được phát triển thêm, trong khi F-22 Raptor không thay đổi nhiều kể từ đó.
So sánh riêng về tên lửa không đối không của cả hai máy bay, có thể nói như sau:
F-22 mang theo 6 tên lửa AIM-120D AMRAAM với tầm bắn 180 km, cũng như 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X trong khoang vũ khí bên trong của nó. Trọng tải tương đương với người tiền nhiệm F-15C và tăng gấp đôi so với F-35A.
MiG-31 mang theo 6 tên lửa tầm xa R-37 (cự ly tác chiến tối đa 300 km) và 2 tên lửa tầm ngắn R-73 (tầm bắn tối đa 40 km, tốc độ siêu âm lên tới Mach 6.
Hơn nữa MiG-31 Foxhound là máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới, có khả năng hoạt động ở độ cao trên 21 km và ở tốc độ trên Mach 2,8.
Điều này cho phép máy bay đánh chặn phóng tên lửa có động năng lớn hơn đáng kể so với F-22, cung cấp tầm bắn xa hơn cho tên lửa mà nó mang theo.
Ngay cả khi tính đến lợi thế không thể chối cãi của F-22, cụ thể là khả năng tàng hình thì đối với MiG-31, điều này sẽ không thành vấn đề.
Radar khổng lồ của MiG-31 sẽ tìm thấy một "cây kim trong đống cỏ khô", và sẽ không để lại một cơ hội nào cho máy bay chiến đấu của Mỹ, Military Watch kết luận.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia Nga từ chính trang Topwar lại cho rằng radar của MiG-31 sở dĩ trọng lượng lớn là bởi nó dùng hệ thống điện tử quá lạc hậu, sẽ không thể phát hiện một tiêm kích tàng hình như F-22 từ xa như đã trình bày ở trên, nhất là chưa được kiểm nghiệm trong thực tế.
F-22 với diện tích phản xạ radar cực nhỏ, trang bị radar AESA tối tân sẽ bảo đảm cho nó "thấy trước và bắn trước" khi đối đầu chiếc tiêm kích đời cũ có kích thước cồng kềnh và không hề áp dụng công nghệ tàng hình như MiG-31 trong không chiến tầm xa.
Bên cạnh đó, MiG-31 là chiếc tiêm kích nổi tiếng cục mịch và nặng nề, nó bị so sánh với “quả tên lửa có người lái”, chắc chắn không thể đối đầu với F-22 cả trong không chiến quần vòng cự ly gần, đặc biệt khi chiếc Raptor được trang bị động cơ vector lực đẩy mang lại tính cơ động rất cao.