Truyền thông Mỹ mới đây đưa tin, tiêm kích F-16 Fighting Falcon của họ vẫn nhận được đơn đặt hàng lớn từ nhiều quốc gia đồng minh, trước thực tế trên báo chí tại Moskva khẳng định câu chuyện tương tự cũng xảy ra với chiếc MiG-29 Fulcrum.Vào thời điểm ra đời, tiêm kích MiG-29 sở hữu một trong những đặc điểm quan trọng nhất khiến nó có thể phục vụ bền bỉ tới gần nửa thế kỷ.Cụ thể đó là về khả năng hiện đại hóa gần như không giới hạn bằng cách lắp đặt hệ thống điện tử hàng không đời mới, động cơ mạnh mẽ hơn với khả năng kiểm soát vector lực đẩy, đi kèm tổ hợp bảo vệ chủ động và thụ động tiên tiến.Cùng với nhiều loại vũ khí đối không và đối đất hiện đại, những chiếc MiG-29 hiện đại hóa đã vượt lên trên rất xa so với nguyên bản của chúng, vốn chính thức được đưa vào trang bị từ năm 1983.Cựu chỉ huy của phi đội nhào lộn trên không Strizhi, phi công cấp 1 - Trung tá Cảnh vệ Valery Morozov trong cuộc phỏng vấn với PolitExpert đã nói về những ưu điểm chính của chiến đấu cơ MiG-29."Để xác định loại máy bay nào có cơ hội chiến thắng cao hơn trong một trận không chiến chỉ có thể kiểm tra trong trường hợp đụng độ thực sự”.“Tuy vậy điều này vẫn không thực sự chính xác. Nhìn chung, bất kỳ loại máy bay quân sự nào cũng có cả ưu và nhược điểm. Tốt hơn hết là chúng ta nên xem xét các tính năng riêng lẻ của chúng"."Xét về đặc khí động học, máy bay chiến đấu MiG-29 tốt hơn nhiều so với các đối thủ nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống điện tử hàng không được cập nhật cho phép chiếc tiêm kích đạt đến trình độ phát triển cao nhất của hàng không quân sự thế giới”.Hiện tại, các Lực lượng vũ trang Nga đang hiện đại hóa một cách có hệ thống phi đội MiG-29. Những phiên bản lỗi thời dần ngừng hoạt động và bị loại bỏ, trong khi các biến thể tiên tiến hơn thế chỗ, đó là MiG-29SMT và MiG-29K thuộc thế hệ 4+.MiG-29SMT được coi là phiên bản tiên tiến nhất của gia đình MiG-29. Hệ thống điện tử hàng không mới nhất với radar Zhuk-M cho phép theo dõi 20 mục tiêu trên không và tấn công đồng thời 4 trong số đó.Radar này có khả năng phát hiện máy bay địch ở cự ly lên tới 120 km, hệ thống định vị quang - điện tử OEPS-29 với khả năng chỉ định mục tiêu gắn trên mũ bảo hiểm cho phép phi công thực hiện cuộc tấn công chính xác với tốc độ cực nhanh.Ngoài kiểu "phun xăng điện tử" giúp tiết kiệm dầu, MiG-29SMT còn được bổ sung thùng nhiên liệu hòa nhập khí động với dung tích 2.020 lít, điều này giúp máy bay có thể tăng phạm vi chiến đấu 1,5 lần.Ngoài ra MiG-29K là phiên bản hải quân và được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay. Bên cạnh radar Zhuk-M cũng như OEPS-29, cỗ máy này có động cơ RD-33MK mạnh hơn so với phiên bản trên đất liền, lực đẩy khi đốt sau của nó đạt 9.000 kgf.Cuối cùng là chiếc MiG-35 đầy hứa hẹn thuộc thế hệ 4++. Đây là kết quả từ quá trình hiện đại hóa sâu MiG-29 với những công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ 5.Nhờ được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) Zhuk-A mới nhất, MiG-35 có khả năng phát hiện và tấn công máy bay địch ở khoảng cách lên đến 200 km.Hai trạm định vị quang học tích hợp cho phép máy bay không chỉ đảm bảo đánh trúng mục tiêu trên không mà còn thực hiện việc ném bom chính xác vào các mục tiêu mặt đất của đối phương.Cặp động cơ RD-33MK nâng cấp với vector kiểm soát lực đẩy 3 chiều (3D TVC) giúp MiG-35 có khả năng siêu cơ động, điều này khiến đối phương gặp vô vàn khó khăn trong việc đánh bại nó.Khả năng hiện đại hóa rộng rãi của MiG-29 Fulcrum cho phép ngay cả sau gần nửa thế kỷ, nó vẫn là một phương tiện tác chiến hiệu quả.Xét về đặc tính bay và hệ thống điện tử hàng không, các phiên bản nâng cấp của MiG-29 là vô song trong số các tiêm kích đa năng hạng nhẹ.Dự đoán cải tiến hơn nữa về thiết bị điện tử và động cơ sẽ khiến cho máy bay không phải đối diện nguy cơ lạc hậu trong ít nhất một thập kỷ tới, Trung tá Morozov khẳng định.
Truyền thông Mỹ mới đây đưa tin, tiêm kích F-16 Fighting Falcon của họ vẫn nhận được đơn đặt hàng lớn từ nhiều quốc gia đồng minh, trước thực tế trên báo chí tại Moskva khẳng định câu chuyện tương tự cũng xảy ra với chiếc MiG-29 Fulcrum.
Vào thời điểm ra đời, tiêm kích MiG-29 sở hữu một trong những đặc điểm quan trọng nhất khiến nó có thể phục vụ bền bỉ tới gần nửa thế kỷ.
Cụ thể đó là về khả năng hiện đại hóa gần như không giới hạn bằng cách lắp đặt hệ thống điện tử hàng không đời mới, động cơ mạnh mẽ hơn với khả năng kiểm soát vector lực đẩy, đi kèm tổ hợp bảo vệ chủ động và thụ động tiên tiến.
Cùng với nhiều loại vũ khí đối không và đối đất hiện đại, những chiếc MiG-29 hiện đại hóa đã vượt lên trên rất xa so với nguyên bản của chúng, vốn chính thức được đưa vào trang bị từ năm 1983.
Cựu chỉ huy của phi đội nhào lộn trên không Strizhi, phi công cấp 1 - Trung tá Cảnh vệ Valery Morozov trong cuộc phỏng vấn với PolitExpert đã nói về những ưu điểm chính của chiến đấu cơ MiG-29.
"Để xác định loại máy bay nào có cơ hội chiến thắng cao hơn trong một trận không chiến chỉ có thể kiểm tra trong trường hợp đụng độ thực sự”.
“Tuy vậy điều này vẫn không thực sự chính xác. Nhìn chung, bất kỳ loại máy bay quân sự nào cũng có cả ưu và nhược điểm. Tốt hơn hết là chúng ta nên xem xét các tính năng riêng lẻ của chúng".
"Xét về đặc khí động học, máy bay chiến đấu MiG-29 tốt hơn nhiều so với các đối thủ nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống điện tử hàng không được cập nhật cho phép chiếc tiêm kích đạt đến trình độ phát triển cao nhất của hàng không quân sự thế giới”.
Hiện tại, các Lực lượng vũ trang Nga đang hiện đại hóa một cách có hệ thống phi đội MiG-29. Những phiên bản lỗi thời dần ngừng hoạt động và bị loại bỏ, trong khi các biến thể tiên tiến hơn thế chỗ, đó là MiG-29SMT và MiG-29K thuộc thế hệ 4+.
MiG-29SMT được coi là phiên bản tiên tiến nhất của gia đình MiG-29. Hệ thống điện tử hàng không mới nhất với radar Zhuk-M cho phép theo dõi 20 mục tiêu trên không và tấn công đồng thời 4 trong số đó.
Radar này có khả năng phát hiện máy bay địch ở cự ly lên tới 120 km, hệ thống định vị quang - điện tử OEPS-29 với khả năng chỉ định mục tiêu gắn trên mũ bảo hiểm cho phép phi công thực hiện cuộc tấn công chính xác với tốc độ cực nhanh.
Ngoài kiểu "phun xăng điện tử" giúp tiết kiệm dầu, MiG-29SMT còn được bổ sung thùng nhiên liệu hòa nhập khí động với dung tích 2.020 lít, điều này giúp máy bay có thể tăng phạm vi chiến đấu 1,5 lần.
Ngoài ra MiG-29K là phiên bản hải quân và được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay. Bên cạnh radar Zhuk-M cũng như OEPS-29, cỗ máy này có động cơ RD-33MK mạnh hơn so với phiên bản trên đất liền, lực đẩy khi đốt sau của nó đạt 9.000 kgf.
Cuối cùng là chiếc MiG-35 đầy hứa hẹn thuộc thế hệ 4++. Đây là kết quả từ quá trình hiện đại hóa sâu MiG-29 với những công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Nhờ được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) Zhuk-A mới nhất, MiG-35 có khả năng phát hiện và tấn công máy bay địch ở khoảng cách lên đến 200 km.
Hai trạm định vị quang học tích hợp cho phép máy bay không chỉ đảm bảo đánh trúng mục tiêu trên không mà còn thực hiện việc ném bom chính xác vào các mục tiêu mặt đất của đối phương.
Cặp động cơ RD-33MK nâng cấp với vector kiểm soát lực đẩy 3 chiều (3D TVC) giúp MiG-35 có khả năng siêu cơ động, điều này khiến đối phương gặp vô vàn khó khăn trong việc đánh bại nó.
Khả năng hiện đại hóa rộng rãi của MiG-29 Fulcrum cho phép ngay cả sau gần nửa thế kỷ, nó vẫn là một phương tiện tác chiến hiệu quả.
Xét về đặc tính bay và hệ thống điện tử hàng không, các phiên bản nâng cấp của MiG-29 là vô song trong số các tiêm kích đa năng hạng nhẹ.
Dự đoán cải tiến hơn nữa về thiết bị điện tử và động cơ sẽ khiến cho máy bay không phải đối diện nguy cơ lạc hậu trong ít nhất một thập kỷ tới, Trung tá Morozov khẳng định.