Tổng cộng hơn 20 phiên bản sửa đổi tiêm kích MiG-29 của Nga đã ra đời, hơn 1.600 chiếc đã được sản xuất và trang bị cho hơn 30 quốc gia, nên MiG-29 được coi là một mẫu máy bay tương đối tốt. So với "thành tích" của F-16, kẻ thất bại thực sự không phải là MiG-29, mà là các nước thuộc Liên Xô cũ và thời đại của nó.Tiêm kích MiG-29 là máy bay chiến đấu tiền tuyến cuối cùng do Liên Xô phát triển, và thiết kế tổng thể của nó được đánh giá là tương đối hoàn thiện. MiG-29 sử dụng công nghệ hợp nhất thân cánh. Thân máy bay kiểu nâng (giống F-16) và cánh lớn được tích hợp hoàn toàn dưới dạng khí động học tổng thể.Nhờ thiết kế này, khiến lực nâng tổng thể của chiến đấu cơ MiG-29 lớn hơn các máy bay chiến đấu tương tự ở phương Tây và có khả năng cơ động tốt hơn. Hai động cơ bố trí thấp với cửa hút gió có thể điều chỉnh được, rất phù hợp với điều kiện dã chiến của sân bay tiền tuyến.Cùng với hiệu suất tuyệt vời của động cơ RD-33 vào thời điểm đó, dựa trên tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 7,87, nên tiêm kích chiến đấu MiG-29 có lợi thế lớn về khả năng cơ động trên tỷ trọng. Đặc biệt, khung thân MiG-29 có thể chịu quá tải liên tục 9G, một mức chịu tải rất lớn.Về vũ khí, với tổng cộng 7 điểm gắn vũ khí và 1 khẩu pháo hàng không hai nòng, máy bay chiến đấu MiG-29 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp, bao gồm radar, thiết bị phát hiện mục tiêu bằng quang điện hồng ngoại và hệ thống ngắm gắn trên mũ bay của phi công.MiG-29 được trang bị radar xung Doppler, đa chế độ, thuộc hàng tiên tiến của Liên Xô khi đó; hệ thống điều khiển hỏa lực và tác chiến điện tử tương đối toàn diện. Về tính năng, nó hoàn toàn đủ sức đối đầu với các tiêm kích F-16. Vậy hiệu suất của MiG 29 không thua F-16, tại sao nó lại thua xa F-16 trong thực chiến?Trước hết phải hiểu máy bay chiến đấu tiền tuyến là gì? Đây là loại máy bay, giống như một người lính bộ binh, chi phí thấp, dễ bổ sung, có thể được triển khai, tiêu thụ và bổ sung với số lượng lớn trong thời chiến ở tiền tuyến. Máy bay chiến đấu đơn giản và rẻ tiền như máy bay phản lực MiG-21 là đại diện cho máy bay chiến đấu tiền tuyến.Trong quân đội Liên Xô, phản lực cơ MiG-29 được coi là máy bay chiến đấu tiền tuyến, vì vậy để đảm bảo khả năng hoạt động, MiG-29 đã hy sinh tầm bay và độ bền, nên bán kính chiến đấu ban đầu của MiG-29 chỉ khoảng 600 km. Tuổi thọ thân vỏ chỉ bằng một nửa F-16, độ bền động cơ RD-33 chỉ bằng 1/4 động cơ F101 trang bị trên F-16. Ảnh: Động cơ RD-33.Hơn nữa, do công nghệ điện tử Liên Xô tụt hậu so với phương Tây, nên MiG-29 thua xa máy bay chiến đấu F-16 về hệ thống điện tử và phần mềm điều khiển. Theo tính toán của Liên Xô, MiG-29 sẽ đồng hành cùng Quân đoàn Liên Xô trong chiến tranh tổng lực, để thực hiện các nhiệm vụ phòng không và tấn công mặt đất.Chính vì yêu cầu không cao như vậy, nên tầm hoạt động và tuổi thọ MiG-29 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng của Quân đội Liên Xô; đồng thời hệ thống phòng không mặt đất của Quân đội Liên Xô, cũng đảm bảo cho MiG-29 trong chiến đấu. Do đó, trong biên chế của Quân đội Liên Xô, những thiếu sót của MiG-29 thực tế không bị ảnh hưởng nhiều.Để kiểm tra tính năng của MiG-29, phương Tây đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu. Sau khi nước Đức thống nhất, F-16 đã nhiều lần thực hiện các cuộc không chiến mô phỏng với MiG-29 của Đông Đức trước đây, và người ta nhận thấy rằng, hệ thống điện tử và tầm hoạt động của MiG-29 kém xa so với F-16, và MiG-29 gặp bất lợi trong các cuộc không chiến tầm xa.Nhưng với khả năng cơ động nhanh, cùng hệ thống ngắm bắn tên lửa gắn trên mũ bay (HUD), MiG-29 mạnh hơn F-16 khi cận chiến. Nếu muốn giành chiến thắng trước MiG-29, F-16 phải tận dụng nhiều hơn các lợi thế chiến đấu ngoài tầm nhìn và tầm bắn, không để MiG-29 chiến đấu quần vòng, như vậy sẽ cầm chắc thất bại.Với sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống chiến đấu hỗ trợ ban đầu cho MiG-29 đã dần tụt hậu so với thời đại. Và do MiG-29 chủ yếu được trang bị cho các nước thuộc thế giới thứ ba, nên trình độ huấn luyện và hệ thống tác chiến của các nước này không mạnh, nên các điểm yếu của MiG-29 càng bị lộ rõ. Ảnh: Một vụ tai nạn của MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTICùng với sự hỗ trợ của các hệ thống yểm trợ tiên tiến của Mỹ và phương Tây, như máy bay cảnh báo sớm trên không, những khuyết điểm của MiG-29 liên tục được "phóng đại"; nên khi phải "đọ sức" với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-16, và đương nhiên sẽ không có kết cục tốt đẹp.Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, MiG-29 của Iraq "đơn thương, độc mã", không thể chống lại lực lượng không quân của Liên quân, nên bị bắn hạ hoặc bỏ chạy sang Iran. Trong Chiến tranh Kosovo năm 1999, chiếc MiG-29 đời đầu của Nam Tư, xuất kích đơn lẻ, đã bị một F-16 nâng cấp bắn hạ, trong một trận không chiến tầm xa.Tổng kết lại các cuộc chiến tranh này, MiG-29 không hề có hệ thống yểm trợ nào trên không, hoặc chiến đấu trong đội hình có tổ chức; trong khi F-16 dựa vào sự hỗ trợ toàn diện, mới có được chiến thắng trọn vẹn. Và MiG-29 hoàn toàn không có cơ hội cận chiến, với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của phương Tây. Ảnh: MiG-29 của Không quân Iraq.Sau khi Liên Xô tan rã, những chiếc Su-27 hạng nặng và tiên tiến hơn được chọn làm chiến đấu cơ chính của Quân đội Nga. Trong khi đó, thành tích thực chiến kém, bán kính hoạt động và tuổi thọ ngắn, khiến MiG-29 hoàn toàn mất chỗ đứng. Phải nói rằng MiG-29 ra đời không đúng thời điểm, tuy không phải là thất bại nhưng nó thực sự mang số phận "hẩm hiu". Chiến đấu cơ MiG-29 thể hiện khả năng cơ động cực cao.
Tổng cộng hơn 20 phiên bản sửa đổi tiêm kích MiG-29 của Nga đã ra đời, hơn 1.600 chiếc đã được sản xuất và trang bị cho hơn 30 quốc gia, nên MiG-29 được coi là một mẫu máy bay tương đối tốt. So với "thành tích" của F-16, kẻ thất bại thực sự không phải là MiG-29, mà là các nước thuộc Liên Xô cũ và thời đại của nó.
Tiêm kích MiG-29 là máy bay chiến đấu tiền tuyến cuối cùng do Liên Xô phát triển, và thiết kế tổng thể của nó được đánh giá là tương đối hoàn thiện. MiG-29 sử dụng công nghệ hợp nhất thân cánh. Thân máy bay kiểu nâng (giống F-16) và cánh lớn được tích hợp hoàn toàn dưới dạng khí động học tổng thể.
Nhờ thiết kế này, khiến lực nâng tổng thể của chiến đấu cơ MiG-29 lớn hơn các máy bay chiến đấu tương tự ở phương Tây và có khả năng cơ động tốt hơn. Hai động cơ bố trí thấp với cửa hút gió có thể điều chỉnh được, rất phù hợp với điều kiện dã chiến của sân bay tiền tuyến.
Cùng với hiệu suất tuyệt vời của động cơ RD-33 vào thời điểm đó, dựa trên tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 7,87, nên tiêm kích chiến đấu MiG-29 có lợi thế lớn về khả năng cơ động trên tỷ trọng. Đặc biệt, khung thân MiG-29 có thể chịu quá tải liên tục 9G, một mức chịu tải rất lớn.
Về vũ khí, với tổng cộng 7 điểm gắn vũ khí và 1 khẩu pháo hàng không hai nòng, máy bay chiến đấu MiG-29 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp, bao gồm radar, thiết bị phát hiện mục tiêu bằng quang điện hồng ngoại và hệ thống ngắm gắn trên mũ bay của phi công.
MiG-29 được trang bị radar xung Doppler, đa chế độ, thuộc hàng tiên tiến của Liên Xô khi đó; hệ thống điều khiển hỏa lực và tác chiến điện tử tương đối toàn diện. Về tính năng, nó hoàn toàn đủ sức đối đầu với các tiêm kích F-16. Vậy hiệu suất của MiG 29 không thua F-16, tại sao nó lại thua xa F-16 trong thực chiến?
Trước hết phải hiểu máy bay chiến đấu tiền tuyến là gì? Đây là loại máy bay, giống như một người lính bộ binh, chi phí thấp, dễ bổ sung, có thể được triển khai, tiêu thụ và bổ sung với số lượng lớn trong thời chiến ở tiền tuyến. Máy bay chiến đấu đơn giản và rẻ tiền như máy bay phản lực MiG-21 là đại diện cho máy bay chiến đấu tiền tuyến.
Trong quân đội Liên Xô, phản lực cơ MiG-29 được coi là máy bay chiến đấu tiền tuyến, vì vậy để đảm bảo khả năng hoạt động, MiG-29 đã hy sinh tầm bay và độ bền, nên bán kính chiến đấu ban đầu của MiG-29 chỉ khoảng 600 km. Tuổi thọ thân vỏ chỉ bằng một nửa F-16, độ bền động cơ RD-33 chỉ bằng 1/4 động cơ F101 trang bị trên F-16. Ảnh: Động cơ RD-33.
Hơn nữa, do công nghệ điện tử Liên Xô tụt hậu so với phương Tây, nên MiG-29 thua xa máy bay chiến đấu F-16 về hệ thống điện tử và phần mềm điều khiển. Theo tính toán của Liên Xô, MiG-29 sẽ đồng hành cùng Quân đoàn Liên Xô trong chiến tranh tổng lực, để thực hiện các nhiệm vụ phòng không và tấn công mặt đất.
Chính vì yêu cầu không cao như vậy, nên tầm hoạt động và tuổi thọ MiG-29 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng của Quân đội Liên Xô; đồng thời hệ thống phòng không mặt đất của Quân đội Liên Xô, cũng đảm bảo cho MiG-29 trong chiến đấu. Do đó, trong biên chế của Quân đội Liên Xô, những thiếu sót của MiG-29 thực tế không bị ảnh hưởng nhiều.
Để kiểm tra tính năng của MiG-29, phương Tây đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu. Sau khi nước Đức thống nhất, F-16 đã nhiều lần thực hiện các cuộc không chiến mô phỏng với MiG-29 của Đông Đức trước đây, và người ta nhận thấy rằng, hệ thống điện tử và tầm hoạt động của MiG-29 kém xa so với F-16, và MiG-29 gặp bất lợi trong các cuộc không chiến tầm xa.
Nhưng với khả năng cơ động nhanh, cùng hệ thống ngắm bắn tên lửa gắn trên mũ bay (HUD), MiG-29 mạnh hơn F-16 khi cận chiến. Nếu muốn giành chiến thắng trước MiG-29, F-16 phải tận dụng nhiều hơn các lợi thế chiến đấu ngoài tầm nhìn và tầm bắn, không để MiG-29 chiến đấu quần vòng, như vậy sẽ cầm chắc thất bại.
Với sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống chiến đấu hỗ trợ ban đầu cho MiG-29 đã dần tụt hậu so với thời đại. Và do MiG-29 chủ yếu được trang bị cho các nước thuộc thế giới thứ ba, nên trình độ huấn luyện và hệ thống tác chiến của các nước này không mạnh, nên các điểm yếu của MiG-29 càng bị lộ rõ. Ảnh: Một vụ tai nạn của MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTI
Cùng với sự hỗ trợ của các hệ thống yểm trợ tiên tiến của Mỹ và phương Tây, như máy bay cảnh báo sớm trên không, những khuyết điểm của MiG-29 liên tục được "phóng đại"; nên khi phải "đọ sức" với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-16, và đương nhiên sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, MiG-29 của Iraq "đơn thương, độc mã", không thể chống lại lực lượng không quân của Liên quân, nên bị bắn hạ hoặc bỏ chạy sang Iran. Trong Chiến tranh Kosovo năm 1999, chiếc MiG-29 đời đầu của Nam Tư, xuất kích đơn lẻ, đã bị một F-16 nâng cấp bắn hạ, trong một trận không chiến tầm xa.
Tổng kết lại các cuộc chiến tranh này, MiG-29 không hề có hệ thống yểm trợ nào trên không, hoặc chiến đấu trong đội hình có tổ chức; trong khi F-16 dựa vào sự hỗ trợ toàn diện, mới có được chiến thắng trọn vẹn. Và MiG-29 hoàn toàn không có cơ hội cận chiến, với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của phương Tây. Ảnh: MiG-29 của Không quân Iraq.
Sau khi Liên Xô tan rã, những chiếc Su-27 hạng nặng và tiên tiến hơn được chọn làm chiến đấu cơ chính của Quân đội Nga. Trong khi đó, thành tích thực chiến kém, bán kính hoạt động và tuổi thọ ngắn, khiến MiG-29 hoàn toàn mất chỗ đứng. Phải nói rằng MiG-29 ra đời không đúng thời điểm, tuy không phải là thất bại nhưng nó thực sự mang số phận "hẩm hiu".
Chiến đấu cơ MiG-29 thể hiện khả năng cơ động cực cao.