Tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin đã phát triển tiêm kích tàng hình đa năng F-35 Lightning II một chỗ ngồi, một động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và sử dụng cho mọi quân chủng. Ảnh: Máy bay F-35 - Nguồn: Lockheed MartinF-35 có thiết kết khí động học độc đáo và sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất; ngoài nhiệm vụ chính là chiếm ưu thế trên không, F-35 còn đảm nhiệm tiến công mục tiêu mặt đất, mặt biển, tác chiến điện tử, tình báo, giám sát. Hiện F-35 là chiến đấu cơ duy nhất, có thể đối đầu với tên lửa đất đối không S-400 do Nga sản xuất. Ảnh: Máy bay F-35 - Nguồn: Lockheed MartinF-22 Raptor là máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, một chỗ ngồi, hai động cơ, hoạt động trong mọi thời tiết; chỉ được trang bị cho Không quân Mỹ và không được phép xuất khẩu. Ảnh: Máy bay F-22 - Nguồn: Lockheed MartinLoại máy bay chiến đấu siêu tàng hình này, chủ yếu được thiết kế để giành ưu thế trên không; đồng thời có thể thực hiện các cuộc tấn công mặt đất, đối phó điện tử và các nhiệm vụ khác. Ảnh: Máy bay F-35 - Nguồn: Lockheed MartinMặc dù cả hai loại máy bay chiến đấu này, đều được trang bị những hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí tiên tiến nhất của phương Tây; nhưng chúng lại phụ thuộc quá nhiều vào tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM). Ảnh: Tên lửa AIM-120 lắp trên F-22. Nguồn: Không quân Mỹ.Hiện tại, các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 đều được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM120-D mới nhất. AIM-120 có thể nói là loại tên lửa không đối không tầm trung phổ biến nhất trên thế giới, được trang bị hầu hết trên các mẫu chiến đấu cơ của phương Tây. Ảnh: Tên lửa AIM-120. Nguồn: Không quân Mỹ.Năm 1992, một chiếc tiêm kích F-16D của Không quân Mỹ đã sử dụng tên lửa này để bắn hạ một tiêm kích MiG-25 của Iraq, đây cũng là lần đầu tiên tên lửa này tham chiến. Ảnh: Tên lửa AIM-120. Nguồn: Military TodayKể từ đó, thành tích của AIM-120 rất ấn tượng, nó đã bắn rơi 14 máy bay, trong đó có 6 chiếc MiG-29, 1 MiG-25, 1 MiG-23 và 1 Su-22, 1 J-21 Jastreb (tiêm kích bom hạng nhẹ do Nam Tư sản xuất), 1 UH-60 "Black Hawk", 1 MiG-21 và 2 Su-24. Ảnh: Máy bay F-35 phóng tên lửa AIM-120. Nguồn: Không quân Mỹ.Nhưng thành tích của AIM-120 sẽ bị che mờ, khi tên lửa không đối không tầm xa PL-15 và tầm gần PL-10 được trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ năm J-20 của Trung Quốc; những loại tên lửa này sẽ trở thành mối đe dọa đối với máy bay của Mỹ và các đồng minh. Ảnh: Lắp tên lửa AIM-120 lên máy bay F-22. Nguồn: Không quân Mỹ.Nếu so sánh tên lửa AIM-120 và tên lửa PL-15, thì tên lửa của Trung Quốc có tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến hơn, với tầm bắn tối đa lên tới 300 km. Khoang chứa vũ khí chính của J-20 có thể mang 4 tên lửa PL-15. Ảnh: Đồ họa chiến đấu cơ J-20 phóng tên lửa PL-15. Nguồn: SinaNgoài ra, J-20 có thể mang thêm 2 tên lửa tầm nhiệt PL-10 ở hai bên thân (trường hợp này sẽ ít, vì như vậy sẽ làm mất khả năng tàng hình của J-20). Mặc dù hiệu suất kỹ thuật của J-20 không được tiết lộ, nhưng việc sở hữu tên lửa P-15 và PL-10 là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ loại máy bay nào. Ảnh: Tên lửa PL-15 và PL-10 trên máy bay J-20. Nguồn: SinaChuyên gia quốc phòng Mỹ Mark Episcopos chỉ ra rằng, vẫn còn nhiều điều chưa biết về J-20, bao gồm cả các thông số cụ thể của động cơ nội địa WS-15 hiện đang được phát triển riêng cho loại máy bay này. Ảnh: Tên lửa PL-15 và PL-10 trên máy bay J-20. Nguồn: SinaTuy nhiên, đáng lo nhất là loại tên lửa PL-15 và PL-10 được trang bị cho J-20, có thể gây ra thách thức nghiêm trọng đối với Không quân Mỹ và các đồng minh, vì Không quân Mỹ tiếp tục dựa quá sâu vào các tên lửa AIM-120 đã dần lạc hậu. Ảnh: Tên lửa PL-15 đang truy đuổi mục tiêu - Nguồn: SinaTheo một số thông tin, tầm bắn hiệu quả của tên lửa không đối không PL-15 trong chiến đấu thực tế có thể dưới 300 km, nhưng con số này vẫn cao hơn 180 km của tên lửa AIM-120. Ngoài ra, sự phát triển trong tương lai của tên lửa AIM-120 vẫn chưa rõ ràng, và hiệu suất của tên lửa này có thể đã đạt đến giới hạn. Ảnh: Tên lửa tầm xa PL-15. Nguồn: QQMặc dù người ta đã nói nhiều về tên lửa tầm xa PL-15, nhưng tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10 cũng đóng vai trò then chốt đối với tiêm kích J-20. Màn hình gắn trên mũ bảo hiểm mà phi công J-20 sử dụng, có thể phóng tên lửa ở góc lệch 90 độ và phi công có thể phóng tên lửa theo bất kỳ hướng nào mà chỉ cần "liếc mắt". Ảnh: Tên lửa PL-15 và PL-10 trên máy bay J-20. Nguồn: SinaHiệu suất chiến đấu của tên lửa PL-10 và PL-15 đã khiến chỉ huy Không quân Mỹ hết sức lo ngại. Tướng Herbert Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết, hãy nhìn đối thủ của chúng ta và xem họ đang phát triển những gì, chẳng hạn như tầm bắn của tên lửa PL-15; do vậy chúng ta (Mỹ) cần nhanh chóng phát triển một mẫu tên lửa mới, để có thể đánh bại họ. Ảnh: Tên lửa AIM-120 (màu trắng) trong khoang vũ khí của máy bay F-22. Nguồn: Không quân Mỹ. Tiêm kích J-20 của Trung Quốc thể hiện khả năng cơ động trên không cực kỳ điêu luyện.
Tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin đã phát triển tiêm kích tàng hình đa năng F-35 Lightning II một chỗ ngồi, một động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và sử dụng cho mọi quân chủng. Ảnh: Máy bay F-35 - Nguồn: Lockheed Martin
F-35 có thiết kết khí động học độc đáo và sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất; ngoài nhiệm vụ chính là chiếm ưu thế trên không, F-35 còn đảm nhiệm tiến công mục tiêu mặt đất, mặt biển, tác chiến điện tử, tình báo, giám sát. Hiện F-35 là chiến đấu cơ duy nhất, có thể đối đầu với tên lửa đất đối không S-400 do Nga sản xuất. Ảnh: Máy bay F-35 - Nguồn: Lockheed Martin
F-22 Raptor là máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, một chỗ ngồi, hai động cơ, hoạt động trong mọi thời tiết; chỉ được trang bị cho Không quân Mỹ và không được phép xuất khẩu. Ảnh: Máy bay F-22 - Nguồn: Lockheed Martin
Loại máy bay chiến đấu siêu tàng hình này, chủ yếu được thiết kế để giành ưu thế trên không; đồng thời có thể thực hiện các cuộc tấn công mặt đất, đối phó điện tử và các nhiệm vụ khác. Ảnh: Máy bay F-35 - Nguồn: Lockheed Martin
Mặc dù cả hai loại máy bay chiến đấu này, đều được trang bị những hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí tiên tiến nhất của phương Tây; nhưng chúng lại phụ thuộc quá nhiều vào tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM). Ảnh: Tên lửa AIM-120 lắp trên F-22. Nguồn: Không quân Mỹ.
Hiện tại, các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 đều được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM120-D mới nhất. AIM-120 có thể nói là loại tên lửa không đối không tầm trung phổ biến nhất trên thế giới, được trang bị hầu hết trên các mẫu chiến đấu cơ của phương Tây. Ảnh: Tên lửa AIM-120. Nguồn: Không quân Mỹ.
Năm 1992, một chiếc tiêm kích F-16D của Không quân Mỹ đã sử dụng tên lửa này để bắn hạ một tiêm kích MiG-25 của Iraq, đây cũng là lần đầu tiên tên lửa này tham chiến. Ảnh: Tên lửa AIM-120. Nguồn: Military Today
Kể từ đó, thành tích của AIM-120 rất ấn tượng, nó đã bắn rơi 14 máy bay, trong đó có 6 chiếc MiG-29, 1 MiG-25, 1 MiG-23 và 1 Su-22, 1 J-21 Jastreb (tiêm kích bom hạng nhẹ do Nam Tư sản xuất), 1 UH-60 "Black Hawk", 1 MiG-21 và 2 Su-24. Ảnh: Máy bay F-35 phóng tên lửa AIM-120. Nguồn: Không quân Mỹ.
Nhưng thành tích của AIM-120 sẽ bị che mờ, khi tên lửa không đối không tầm xa PL-15 và tầm gần PL-10 được trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ năm J-20 của Trung Quốc; những loại tên lửa này sẽ trở thành mối đe dọa đối với máy bay của Mỹ và các đồng minh. Ảnh: Lắp tên lửa AIM-120 lên máy bay F-22. Nguồn: Không quân Mỹ.
Nếu so sánh tên lửa AIM-120 và tên lửa PL-15, thì tên lửa của Trung Quốc có tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến hơn, với tầm bắn tối đa lên tới 300 km. Khoang chứa vũ khí chính của J-20 có thể mang 4 tên lửa PL-15. Ảnh: Đồ họa chiến đấu cơ J-20 phóng tên lửa PL-15. Nguồn: Sina
Ngoài ra, J-20 có thể mang thêm 2 tên lửa tầm nhiệt PL-10 ở hai bên thân (trường hợp này sẽ ít, vì như vậy sẽ làm mất khả năng tàng hình của J-20). Mặc dù hiệu suất kỹ thuật của J-20 không được tiết lộ, nhưng việc sở hữu tên lửa P-15 và PL-10 là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ loại máy bay nào. Ảnh: Tên lửa PL-15 và PL-10 trên máy bay J-20. Nguồn: Sina
Chuyên gia quốc phòng Mỹ Mark Episcopos chỉ ra rằng, vẫn còn nhiều điều chưa biết về J-20, bao gồm cả các thông số cụ thể của động cơ nội địa WS-15 hiện đang được phát triển riêng cho loại máy bay này. Ảnh: Tên lửa PL-15 và PL-10 trên máy bay J-20. Nguồn: Sina
Tuy nhiên, đáng lo nhất là loại tên lửa PL-15 và PL-10 được trang bị cho J-20, có thể gây ra thách thức nghiêm trọng đối với Không quân Mỹ và các đồng minh, vì Không quân Mỹ tiếp tục dựa quá sâu vào các tên lửa AIM-120 đã dần lạc hậu. Ảnh: Tên lửa PL-15 đang truy đuổi mục tiêu - Nguồn: Sina
Theo một số thông tin, tầm bắn hiệu quả của tên lửa không đối không PL-15 trong chiến đấu thực tế có thể dưới 300 km, nhưng con số này vẫn cao hơn 180 km của tên lửa AIM-120. Ngoài ra, sự phát triển trong tương lai của tên lửa AIM-120 vẫn chưa rõ ràng, và hiệu suất của tên lửa này có thể đã đạt đến giới hạn. Ảnh: Tên lửa tầm xa PL-15. Nguồn: QQ
Mặc dù người ta đã nói nhiều về tên lửa tầm xa PL-15, nhưng tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10 cũng đóng vai trò then chốt đối với tiêm kích J-20. Màn hình gắn trên mũ bảo hiểm mà phi công J-20 sử dụng, có thể phóng tên lửa ở góc lệch 90 độ và phi công có thể phóng tên lửa theo bất kỳ hướng nào mà chỉ cần "liếc mắt". Ảnh: Tên lửa PL-15 và PL-10 trên máy bay J-20. Nguồn: Sina
Hiệu suất chiến đấu của tên lửa PL-10 và PL-15 đã khiến chỉ huy Không quân Mỹ hết sức lo ngại. Tướng Herbert Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết, hãy nhìn đối thủ của chúng ta và xem họ đang phát triển những gì, chẳng hạn như tầm bắn của tên lửa PL-15; do vậy chúng ta (Mỹ) cần nhanh chóng phát triển một mẫu tên lửa mới, để có thể đánh bại họ. Ảnh: Tên lửa AIM-120 (màu trắng) trong khoang vũ khí của máy bay F-22. Nguồn: Không quân Mỹ.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc thể hiện khả năng cơ động trên không cực kỳ điêu luyện.