Theo Eurasian Times đưa tin, tiêm kích tàng hình F-35 nổi tiếng của Mỹ đang tiến gần hơn đến việc trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới có khả năng tấn công hạt nhân.Vào tháng trước, 2 chiếc F-35A của Không quân Mỹ đã mang theo phiên bản không vũ trang của bom hạt nhân "kẻ hủy diệt" B61-12 nhằm thực hiện bài thử nghiệm bay cuối cùng, nhằm tích hợp máy bay hàng đầu trong kho vũ khí Mỹ và siêu bom hạt nhân uy lực.Không quân Mỹ cho biết sau bài thử nghiệm, việc thử nghiệm trên F-35A mang lại những kết quả rất tích cực. F-35A đã chính thức trở thành “khí tài thử nghiệm bom nguyên tử B61-12 tiêu biểu nhất” của Mỹ.Về siêu bom hạt nhân B61-12 của Mỹ, đây là một vũ khí hạt nhân chiến thuật của nước này mang uy lực cực lớn. Các tên lửa này thường được sử dụng trên chiến trường nhằm vào các mục tiêu như các đoàn xe tăng, sở chỉ huy, các đơn vị tên lửa, sân bay hay bãi tiếp nhiên liệu, v.v. của đối thủ.Dòng bom hạt nhân B61 có tương đối nhiều phiên bản, siêu bom B61-12 này là một trong số đó. Các phiên bản B61 sẽ có nhiều mức công phá khác nhau, từ 0,3-1,5 kiloton cho đến 10 và 50 kiloton.Có thể nói, nếu như F-35 có thể sử dụng siêu bom hạt nhân này trong tấn công, đây sẽ là một bước tiến lớn của tiêm kích này, đẩy mạnh năng lực răn đe của Mỹ.Thậm chí, điều này cũng sẽ khiến cho F-35 vượt trên các đối thủ hiện hữu hiện tại, bao gồm Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc khi có khả năng tấn công hạt nhân với sự vượt trội về uy lực.Về F-35, đây là một loại tiêm kích tàng hình bom đa nhiệm của Mỹ, được phát triển bới Lockheed Martin. Hệ thống tiêm kích này chia ra làm 3 phiên bản dành cho các mặt trận, bao gồm F-35A cho Không quân Mỹ, F-35B dành cho Lục quân Mỹ và F-35C là dành cho Hải quân Mỹ.Tiêm kích F-35 được thiết kế theo công nghệ tàng hình, chiều dài thân của nó là 15.37m, sải cánh rộng 10.6m và chiều cao là 4.33m với 1 phi hành đoàn. Tải trọng cất cánh tối đa của tiêm kích này tương đối lớn, đạt tới khoảng 27.2 tấn.Với tải trọng khá lớn, dù chưa được trang bị B61-12 đi chăng nữa thì F-35 vẫn đã và đang sở hữu hệ thống vũ trang tối tân cực mạnh. Tiêm kích này có thể mang theo tối đa tận 8.1 tấn bom, tên lửa và vũ khí các loại.Mỗi chiếc F-35 đều được trang bị cho mình một khẩu pháo GAU-12/U cỡ nòng 25mm để tự vệ cũng như hỗ trợ khi tác chiến. Khẩu pháo này sẽ được đặt trong thân với F-35A hoặc bên ngoài cánh đối với 2 phiên bản còn lại. Mỗi khảu pháo đều được trang bị đi kèm với 180-220 quả đạn pháo đi kèm.Tùy vào các phiên bản cũng như đặc thù của nhiệm vụ đang đảm nhận, F-35 có thể trang bị đầy đủ vũ trang như tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm và tên lửa chống tăng. Ngoài ra còn có hệ thống bom các loại đi kèm.Các loại tên lửa xuất hiện trên F-35 được biết tới bao gồm AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM. Còn có tên lửa đối không MBDA Meteor đang được cải biên để có thể trang bị trong thân của F-35.Đặc tính khác của F-35 có thể kể đến, tiêm kích tàng hình này có thể đánh đổi khả năng tàng hình của nó để có mang thêm nhiều tên lửa và bom hơn, hoặc có thể là các thùng nhiên liệu phụ để kéo dài tầm bay hơn.Vũ trang đa dạng và uy lực lớn của F-35 có thể được sử dụng tốt trong bán kính chiến đấu là 1.100km, khả năng tương đối đáng gờm đối với các đối thủ của F-35 trên mặt trận.Về mặt tốc độ của F-35, tiêm kích này được trang bị động cơ đẩy Pratt & Whitney F135, đảm bảo cho tiêm kích tàng hình này sự linh hoạt khi gia tốc tối đa của nó đạt đến Mach 1.6 với tầm bay đạt 2.200km (chưa yêu cầu tiếp nhiên liệu).Không chỉ mạnh trong kỹ thuật và vũ trang, siêu tiêm kích F-35 của Mỹ còn vượt trội hơn các đối thủ ở tần suất xuất hiện trên thế giới. Ít nhất có 13 quốc gia bao gồm Mỹ đang sở hữu hay chuẩn bị sỡ hữu tiêm kích này trong kho quân sự với số lượng đáng kể. Hình ảnh chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ thực hiện việc thử nghiệm bom hạt nhân. Nguồn: AIRBOYD.
Theo Eurasian Times đưa tin, tiêm kích tàng hình F-35 nổi tiếng của Mỹ đang tiến gần hơn đến việc trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới có khả năng tấn công hạt nhân.
Vào tháng trước, 2 chiếc F-35A của Không quân Mỹ đã mang theo phiên bản không vũ trang của bom hạt nhân "kẻ hủy diệt" B61-12 nhằm thực hiện bài thử nghiệm bay cuối cùng, nhằm tích hợp máy bay hàng đầu trong kho vũ khí Mỹ và siêu bom hạt nhân uy lực.
Không quân Mỹ cho biết sau bài thử nghiệm, việc thử nghiệm trên F-35A mang lại những kết quả rất tích cực. F-35A đã chính thức trở thành “khí tài thử nghiệm bom nguyên tử B61-12 tiêu biểu nhất” của Mỹ.
Về siêu bom hạt nhân B61-12 của Mỹ, đây là một vũ khí hạt nhân chiến thuật của nước này mang uy lực cực lớn. Các tên lửa này thường được sử dụng trên chiến trường nhằm vào các mục tiêu như các đoàn xe tăng, sở chỉ huy, các đơn vị tên lửa, sân bay hay bãi tiếp nhiên liệu, v.v. của đối thủ.
Dòng bom hạt nhân B61 có tương đối nhiều phiên bản, siêu bom B61-12 này là một trong số đó. Các phiên bản B61 sẽ có nhiều mức công phá khác nhau, từ 0,3-1,5 kiloton cho đến 10 và 50 kiloton.
Có thể nói, nếu như F-35 có thể sử dụng siêu bom hạt nhân này trong tấn công, đây sẽ là một bước tiến lớn của tiêm kích này, đẩy mạnh năng lực răn đe của Mỹ.
Thậm chí, điều này cũng sẽ khiến cho F-35 vượt trên các đối thủ hiện hữu hiện tại, bao gồm Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc khi có khả năng tấn công hạt nhân với sự vượt trội về uy lực.
Về F-35, đây là một loại tiêm kích tàng hình bom đa nhiệm của Mỹ, được phát triển bới Lockheed Martin. Hệ thống tiêm kích này chia ra làm 3 phiên bản dành cho các mặt trận, bao gồm F-35A cho Không quân Mỹ, F-35B dành cho Lục quân Mỹ và F-35C là dành cho Hải quân Mỹ.
Tiêm kích F-35 được thiết kế theo công nghệ tàng hình, chiều dài thân của nó là 15.37m, sải cánh rộng 10.6m và chiều cao là 4.33m với 1 phi hành đoàn. Tải trọng cất cánh tối đa của tiêm kích này tương đối lớn, đạt tới khoảng 27.2 tấn.
Với tải trọng khá lớn, dù chưa được trang bị B61-12 đi chăng nữa thì F-35 vẫn đã và đang sở hữu hệ thống vũ trang tối tân cực mạnh. Tiêm kích này có thể mang theo tối đa tận 8.1 tấn bom, tên lửa và vũ khí các loại.
Mỗi chiếc F-35 đều được trang bị cho mình một khẩu pháo GAU-12/U cỡ nòng 25mm để tự vệ cũng như hỗ trợ khi tác chiến. Khẩu pháo này sẽ được đặt trong thân với F-35A hoặc bên ngoài cánh đối với 2 phiên bản còn lại. Mỗi khảu pháo đều được trang bị đi kèm với 180-220 quả đạn pháo đi kèm.
Tùy vào các phiên bản cũng như đặc thù của nhiệm vụ đang đảm nhận, F-35 có thể trang bị đầy đủ vũ trang như tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm và tên lửa chống tăng. Ngoài ra còn có hệ thống bom các loại đi kèm.
Các loại tên lửa xuất hiện trên F-35 được biết tới bao gồm AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM. Còn có tên lửa đối không MBDA Meteor đang được cải biên để có thể trang bị trong thân của F-35.
Đặc tính khác của F-35 có thể kể đến, tiêm kích tàng hình này có thể đánh đổi khả năng tàng hình của nó để có mang thêm nhiều tên lửa và bom hơn, hoặc có thể là các thùng nhiên liệu phụ để kéo dài tầm bay hơn.
Vũ trang đa dạng và uy lực lớn của F-35 có thể được sử dụng tốt trong bán kính chiến đấu là 1.100km, khả năng tương đối đáng gờm đối với các đối thủ của F-35 trên mặt trận.
Về mặt tốc độ của F-35, tiêm kích này được trang bị động cơ đẩy Pratt & Whitney F135, đảm bảo cho tiêm kích tàng hình này sự linh hoạt khi gia tốc tối đa của nó đạt đến Mach 1.6 với tầm bay đạt 2.200km (chưa yêu cầu tiếp nhiên liệu).
Không chỉ mạnh trong kỹ thuật và vũ trang, siêu tiêm kích F-35 của Mỹ còn vượt trội hơn các đối thủ ở tần suất xuất hiện trên thế giới. Ít nhất có 13 quốc gia bao gồm Mỹ đang sở hữu hay chuẩn bị sỡ hữu tiêm kích này trong kho quân sự với số lượng đáng kể.
Hình ảnh chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ thực hiện việc thử nghiệm bom hạt nhân. Nguồn: AIRBOYD.