Tập đoàn Lockheed Martin cho biết, họ dự kiến tiến hành chương trình nâng cấp khung thân giúp kéo dài thời hạn phục vụ của tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon từ 6.000 giờ bay hiện nay lên tới con số 12.000 giờ.Ước tính Không quân Mỹ có thể nâng cấp 300 chiếc tiêm kích F-16 phiên bản Block 40 lên chuẩn Block 70 đi kèm với việc gia cố khung thân nói trên, số F-16 này sẽ phục vụ tới tận năm 2040, thậm chí là hơn.Kết quả thử nghiệm của Lockheed Martin khẳng định, máy bay chiến đấu F-16 vẫn hoạt động tốt kể cả khi bay hơn 16.000 giờ. Tuy nhiên để đạt được kết quả trên, máy bay cần được nâng cấp sâu tới mức gần như sản xuất mới.Sau khi đơn giản hóa quá trình, đại diện của Lockheed Martin cho biết, tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ nếu trải qua đại tu sửa chữa lớn sẽ nâng được thời hạn hoạt động lên 12.000 giờ bay, đây là con số tỏ ra hợp lý hơn cả.Để nhận thấy con số trên ấn tượng đến mức nào, hãy so sánh với một số loại máy bay chiến đấu do Liên Xô/Nga sản xuất, theo số liệu của Tập đoàn Sukhoi, tuổi thọ khung thân của tiêm kích Su-27SK/UBK chỉ đạt tới con số 2.000 giờ.Khi đưa về chế độ "Zero hour" - tức là để tổng số giờ bay đạt được 4.000 giờ sau khi đại tu thì sẽ phải thay mới gần như toàn bộ chi tiết kết cấu khung thân, khi đó Su-27 vẫn chỉ có độ bền bằng 1/4 - 1/3 mức tối đa của F-16.Còn đặt cạnh chiếc tiêm kích Nga đang bán rất chạy là chiến đấu cơ Su-30, khung thân của chiếc Flanker này có tuổi thọ 3.000 giờ bay, con số trên vẫn kém quá xa 12.000 giờ bay của F-16, kể cả được nâng cấp kéo dài thời hạn sử dụng.Khi xét tới chi phí hoạt động, do chỉ có 1 động cơ nên một giờ bay của F-16C/D Block 52 tiêu tốn 22.514 USD, trong khi Su-30MK ước tính "đốt" hết 40.000 - 45.000 USD cho một giờ làm việc trên không.Không chỉ có vậy, quá trình chuẩn bị, bảo dưỡng, duy trì sức chiến đấu của tiêm kích hạng nhẹ cũng đơn giản hơn rất nhiều khi so sánh với với tiêm kích hạng nặng.Ngoài ra giới chức quân sự Mỹ đánh giá, ở thời điểm hiện tại, những phiên bản nâng cấp mới nhất của F-16 có tính năng không thua kém gì các tiêm kích không chiến chuyên nghiệp như F-15 Eagle, tức là chí ít cũng ngang ngửa tiêm kích Su-30SM.Với những ưu điểm kể trên, không khó hiểu tại sao nhiều quốc gia kể cả có tiềm lực tài chính khá dồi dào (như Indonesia) vẫn tin dùng F-16 "hàng bãi" đang được lưu trữ tại căn cứ không quân Davis-Monthan, bang Arizona.Số F-16 trong trạng thái bảo quản tại đây phần lớn đã dùng hết 6.000 giờ bay, khi được sửa chữa nhẹ chúng vẫn bay tốt thêm 2.000 giờ, tức là tương đương Su-27SK vừa xuất xưởng.Còn nếu nước chủ nhà muốn kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của F-16 Fighting Falcon, nhà sản xuất Lockheed Martin sẽ rất vui mừng được thực hiện hợp đồng nâng cấp khung thân để chúng có thêm dự trữ thời gian bay 6.000 giờ nữa.Như vậy trong điều kiện lý tưởng, F-16 tái sinh từ "nghĩa địa" sẽ có độ bền... gấp đôi Su-30MK sản xuất mới, đây thực là con số gây bất ngờ lớn đối với nhiều người.Điều này theo lý giải là do Mỹ đã đạt được những thành tựu vượt trội về công nghệ vật liệu, khiến khung vỏ F-16 thoát khỏi "giới hạn mỏi" mà đối phương vẫn đang cố gắng nghiên cứu nhưng chưa thu về kết quả thực sự đáng kể.
Tập đoàn Lockheed Martin cho biết, họ dự kiến tiến hành chương trình nâng cấp khung thân giúp kéo dài thời hạn phục vụ của tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon từ 6.000 giờ bay hiện nay lên tới con số 12.000 giờ.
Ước tính Không quân Mỹ có thể nâng cấp 300 chiếc tiêm kích F-16 phiên bản Block 40 lên chuẩn Block 70 đi kèm với việc gia cố khung thân nói trên, số F-16 này sẽ phục vụ tới tận năm 2040, thậm chí là hơn.
Kết quả thử nghiệm của Lockheed Martin khẳng định, máy bay chiến đấu F-16 vẫn hoạt động tốt kể cả khi bay hơn 16.000 giờ. Tuy nhiên để đạt được kết quả trên, máy bay cần được nâng cấp sâu tới mức gần như sản xuất mới.
Sau khi đơn giản hóa quá trình, đại diện của Lockheed Martin cho biết, tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ nếu trải qua đại tu sửa chữa lớn sẽ nâng được thời hạn hoạt động lên 12.000 giờ bay, đây là con số tỏ ra hợp lý hơn cả.
Để nhận thấy con số trên ấn tượng đến mức nào, hãy so sánh với một số loại máy bay chiến đấu do Liên Xô/Nga sản xuất, theo số liệu của Tập đoàn Sukhoi, tuổi thọ khung thân của tiêm kích Su-27SK/UBK chỉ đạt tới con số 2.000 giờ.
Khi đưa về chế độ "Zero hour" - tức là để tổng số giờ bay đạt được 4.000 giờ sau khi đại tu thì sẽ phải thay mới gần như toàn bộ chi tiết kết cấu khung thân, khi đó Su-27 vẫn chỉ có độ bền bằng 1/4 - 1/3 mức tối đa của F-16.
Còn đặt cạnh chiếc tiêm kích Nga đang bán rất chạy là chiến đấu cơ Su-30, khung thân của chiếc Flanker này có tuổi thọ 3.000 giờ bay, con số trên vẫn kém quá xa 12.000 giờ bay của F-16, kể cả được nâng cấp kéo dài thời hạn sử dụng.
Khi xét tới chi phí hoạt động, do chỉ có 1 động cơ nên một giờ bay của F-16C/D Block 52 tiêu tốn 22.514 USD, trong khi Su-30MK ước tính "đốt" hết 40.000 - 45.000 USD cho một giờ làm việc trên không.
Không chỉ có vậy, quá trình chuẩn bị, bảo dưỡng, duy trì sức chiến đấu của tiêm kích hạng nhẹ cũng đơn giản hơn rất nhiều khi so sánh với với tiêm kích hạng nặng.
Ngoài ra giới chức quân sự Mỹ đánh giá, ở thời điểm hiện tại, những phiên bản nâng cấp mới nhất của F-16 có tính năng không thua kém gì các tiêm kích không chiến chuyên nghiệp như F-15 Eagle, tức là chí ít cũng ngang ngửa tiêm kích Su-30SM.
Với những ưu điểm kể trên, không khó hiểu tại sao nhiều quốc gia kể cả có tiềm lực tài chính khá dồi dào (như Indonesia) vẫn tin dùng F-16 "hàng bãi" đang được lưu trữ tại căn cứ không quân Davis-Monthan, bang Arizona.
Số F-16 trong trạng thái bảo quản tại đây phần lớn đã dùng hết 6.000 giờ bay, khi được sửa chữa nhẹ chúng vẫn bay tốt thêm 2.000 giờ, tức là tương đương Su-27SK vừa xuất xưởng.
Còn nếu nước chủ nhà muốn kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của F-16 Fighting Falcon, nhà sản xuất Lockheed Martin sẽ rất vui mừng được thực hiện hợp đồng nâng cấp khung thân để chúng có thêm dự trữ thời gian bay 6.000 giờ nữa.
Như vậy trong điều kiện lý tưởng, F-16 tái sinh từ "nghĩa địa" sẽ có độ bền... gấp đôi Su-30MK sản xuất mới, đây thực là con số gây bất ngờ lớn đối với nhiều người.
Điều này theo lý giải là do Mỹ đã đạt được những thành tựu vượt trội về công nghệ vật liệu, khiến khung vỏ F-16 thoát khỏi "giới hạn mỏi" mà đối phương vẫn đang cố gắng nghiên cứu nhưng chưa thu về kết quả thực sự đáng kể.