Chiều ngày 14/3, một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Indonesia đã gặp nạn trong quá trình hạ cánh xuống căn cứ không quân Roesmin Nurjadin (ở Pekanbaru, Riau). Nguồn ảnh: RapplerNguyên nhân vụ việc được cho là máy bay bị mất phanh khiến chiếc máy bay chiến đấu F-16 bị trượt khỏi đường băng, lật ngửa bụng. Nguồn ảnh: detikcomChiếc F-16 gặp nạn vì mất phanh thuộc phiên bản F-16B hai chỗ ngồi – hai phi công đều trong tình trạng tốt. Trong ảnh có thể thấy, chiếc F-16B đã bị gãy cánh đuôi, gãy mũi gây hư hỏng anten radar, vỡ kính buồng lái chưa kể các hư hỏng khác có thể khiến chiếc máy bay này dừng hoạt động khá lâu để sửa chữa. Nguồn ảnh: RapplerTheo một số thống kê, trước vụ tai nạn này, Không quân Indonesia có trong biên chế 4 máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện hai chỗ ngồi F-16B. Ngoài việc có hai buồng lái, F-16B giống hệt về tính năng F-16A một chỗ ngồi. Nguồn ảnh: Airlines.netNăm 1989, Indonesia đã đặt mua từ Mỹ 12 chiếc F-16A/B Block 15OCU, tuy nhiên trong suốt hàng chục năm hoạt động đã có 4 chiếc gặp nạn gồm 3 F-16A và 1 F-16B (ngày 14/3). Nguồn ảnh: Airlines.netPhiên bản tiêm kích F-16A/B Block 15 OCU của Không quân Indonesia là bản nâng cấp lớn thuộc thế hệ đầu dòng F-16. Gói này được tích hợp màn hình HUD góc rộng, động cơ turbofan F100-PW-220 đáng tin cậy, cải tiến radar cho phép sử dụng tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, tên lửa chống hạm AGM-119 Mk.3 và tên lửa không đối không tầm trung - xa dẫn đường chủ động AIM-120. Nguồn ảnh: Airlines.netTháng 11/2010, sau nhiều năm đàm phán, Indonesia đã được Mỹ "tặng" 24 chiếc F-16C/D Block 32 đã qua sử dụng. Tuy nhiên, Indonesia vẫn sẽ trả khoảng 700 triệu USD để Lockheed Martin nâng cấp các máy bay lên chuẩn F-16C/D Block 52 ID. Việc chuyển giao dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2015, thế nhưng đến nay mới chỉ có 13 chiếc được bàn giao. Việc chậm chễ này có lẽ là do một vụ tai nạn xảy ra với một chiếc F-16C khiến Indonesia phải nghi ngờ độ tin cậy các máy bay nâng cấp. Nguồn ảnh: Airlines.netPhiên bản F-16C/D Block 50/52 được nâng cấp mạnh hệ thống dẫn đường với định vị GPS/INS, thay mới động cơ turbofan F100-PW-229, có khả năng triển khai tên lửa chống radar AGM-88 HARM, bom JDAM, tên lửa hành trình JSOW.... Nguồn ảnh: Airlines.net
Chiều ngày 14/3, một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Indonesia đã gặp nạn trong quá trình hạ cánh xuống căn cứ không quân Roesmin Nurjadin (ở Pekanbaru, Riau). Nguồn ảnh: Rappler
Nguyên nhân vụ việc được cho là máy bay bị mất phanh khiến chiếc máy bay chiến đấu F-16 bị trượt khỏi đường băng, lật ngửa bụng. Nguồn ảnh: detikcom
Chiếc F-16 gặp nạn vì mất phanh thuộc phiên bản F-16B hai chỗ ngồi – hai phi công đều trong tình trạng tốt. Trong ảnh có thể thấy, chiếc F-16B đã bị gãy cánh đuôi, gãy mũi gây hư hỏng anten radar, vỡ kính buồng lái chưa kể các hư hỏng khác có thể khiến chiếc máy bay này dừng hoạt động khá lâu để sửa chữa. Nguồn ảnh: Rappler
Theo một số thống kê, trước vụ tai nạn này, Không quân Indonesia có trong biên chế 4 máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện hai chỗ ngồi F-16B. Ngoài việc có hai buồng lái, F-16B giống hệt về tính năng F-16A một chỗ ngồi. Nguồn ảnh: Airlines.net
Năm 1989, Indonesia đã đặt mua từ Mỹ 12 chiếc F-16A/B Block 15OCU, tuy nhiên trong suốt hàng chục năm hoạt động đã có 4 chiếc gặp nạn gồm 3 F-16A và 1 F-16B (ngày 14/3). Nguồn ảnh: Airlines.net
Phiên bản tiêm kích F-16A/B Block 15 OCU của Không quân Indonesia là bản nâng cấp lớn thuộc thế hệ đầu dòng F-16. Gói này được tích hợp màn hình HUD góc rộng, động cơ turbofan F100-PW-220 đáng tin cậy, cải tiến radar cho phép sử dụng tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, tên lửa chống hạm AGM-119 Mk.3 và tên lửa không đối không tầm trung - xa dẫn đường chủ động AIM-120. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tháng 11/2010, sau nhiều năm đàm phán, Indonesia đã được Mỹ "tặng" 24 chiếc F-16C/D Block 32 đã qua sử dụng. Tuy nhiên, Indonesia vẫn sẽ trả khoảng 700 triệu USD để Lockheed Martin nâng cấp các máy bay lên chuẩn F-16C/D Block 52 ID. Việc chuyển giao dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2015, thế nhưng đến nay mới chỉ có 13 chiếc được bàn giao. Việc chậm chễ này có lẽ là do một vụ tai nạn xảy ra với một chiếc F-16C khiến Indonesia phải nghi ngờ độ tin cậy các máy bay nâng cấp. Nguồn ảnh: Airlines.net
Phiên bản F-16C/D Block 50/52 được nâng cấp mạnh hệ thống dẫn đường với định vị GPS/INS, thay mới động cơ turbofan F100-PW-229, có khả năng triển khai tên lửa chống radar AGM-88 HARM, bom JDAM, tên lửa hành trình JSOW.... Nguồn ảnh: Airlines.net