Trang Avia dẫn nguồn từ chuyên gia hàng không người Pháp Xavier Teitelman cho biết trên tài khoản Twitter của mình rằng, ông đã nhận được xác nhận về hoạt động chiến đấu đầu tiên của tiêm kích F-16 từ "một người liên hệ trong quân đoàn nước ngoài".Xavier Teitelman viết:“Tôi đã nghe tin đồn, nhưng bây giờ nó đã được xác nhận: Cuộc tấn công đầu tiên do tiêm kích F-16 thực hiện được xác nhận là có liên hệ trực tiếp với quân đoàn nước ngoài”.Truyền thông Nga cho biết, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể về việc máy bay chiến đấu F-16 xung trận, nhưng xuất hiện nhiều thông tin cho rằng chiến đấu cơ này đến lãnh thổ Ukraine.Nếu thông tin về việc chiến đấu cơ F-16 xung trận tại Ukraine được xác nhận, đây sẽ là một bước quan trọng trong việc gia tăng căng thẳng trong xung đột Đông Âu.Ukraine được cho là sẽ nhận hàng trăm chiến đấu cơ F-16 do các quốc gia phương Tây viện trợ.Dù F-16 là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng do Mỹ sản xuất, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chúng cũng không thể xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Âu.Mặc dù từ năm 2000, Không quân Mỹ không đặt hàng, nhưng tiêm kích F-16 hiện nay vẫn được sản xuất để xuất khẩu.Chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ (Lightweight Fighter - LWF) bắt đầu vào năm 1971 là tiền để cho F16 - Fighting Falcon đã ra đời.Mặc dù tên phổ biến chính thức của F-16 là “Fighting Falcon”, nó được các phi công biết đến với cái tên “Viper”, mật danh dự án của General Dynamics trong thời gian đầu phát triển.Ngay từ đầu, F-16 đã được dự định trở thành một “quái điểu" hiệu quả về chi phí, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động suốt ngày đêm.Fly-by-wire (FBW) là hệ thống thay thế các điều khiển bay cơ học thông thường bằng giao diện điện tử; nhờ đó máy bay có thể duy trì hiệu suất cao hơn rất nhiều so với trước đây.F-16 có kíp lái 1 hoặc 2 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m.Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom…F-16 được phát triển với rất nhiều phiên bản phù hợp cho các yêu cầu tác chiến khác nhau.Hiện biến thể đang được sản xuất mới nhất định danh là F-16V, chúng còn được biết đến với cái tên F-16E/F Block 70/72.Với việc trang bị radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA cùng với bộ thiết bị điện tử Sniper ATP và tên lửa AIM-9X, những chiếc tiêm kích F-16V có khả năng chiến đấu ngang ngửa với chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 của Nga.Tập đoàn Lockheed Martin đã quyết định phát triển và trang bị hệ thống radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman cho các chiến đấu cơ F-16V.Hệ thống radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.Northdrop Grumman trước khi cung cấp radar hiện đại cho F-16V thì đã được biết đến là đơn vị cung cấp các loại radar AESA cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.Rõ ràng radar mảng pha chủ động tạo cho chiến đấu cơ một sức mạnh mới, nhiều nhà quan sát cho rằng F-16V có một số thông số còn nhỉnh hơn chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 vốn chỉ được trang bị radar mảng pha bán chủ động.Do tính phức tạp cũng như giá thành chế tạo cao của loại thiết bị này nên thông thường dòng radar mảng pha chủ động chỉ được trang bị trên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.Tuy vậy Mỹ quyết định mang chúng xuống các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4+ cho thấy khả năng các chiến đấu cơ này sẽ vẫn tiếp tục song hành cùng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thêm một thời gian dài nữa.Về khả năng mang vác vũ khí, F-16V có thể mang theo 7,8 tấn vũ khí, tức gần tương đương với mức 8 tấn trên Su-35.Trung bình tuổi thọ khung thân của F-16 là 8.000 giờ bay, và trải qua đại tu chúng có thể lên tới 12.000 giờ bay, trong khi đó máy bay Su-30/35 của Nga có tuổi thọ khung thân là 3.000 giờ bay và khi đại tu chúng cũng chỉ có thể bay thêm 1.000 giờ bay nữa mà thôi.Việc có tuổi thọ khung thân lớn sẽ rất có ích trong việc duy trì hoạt động của chiến đấu cơ, cũng như việc nâng cấp sau này.Dù Mỹ sẽ không mua thêm chiến đấu cơ F-16 để trang bị, nhưng nước này vẫn đang duy trì dây chuyền sản xuất loại máy bay này để bán cho đồng minh.Chiến đấu cơ F-16 đã từng chứng minh tính hiệu quả trong thực chiến, nó không ít lần tiêu diệt thành công đối phương.Dù thế có một số ý kiến cho rằng, sở dĩ F-16 thành công vang dội trong thực chiến là do các đối thủ của chúng không có thực lực mạnh.Nhưng khi F-6 đối đầu với các chiến đấu cơ mạnh nhất của Nga có thể sẽ là chuyện khác. Nhất là quốc gia được cung cấp F-16 để đối đầu với chiến đấu cơ Nga lại không phải là phiên bản mạnh nhất.Vì vậy kết quả cuối cùng và công tâm nhất về sức mạnh chiến đấu cơ F-16 sẽ phụ thuộc vào tình hình thực chiến trên chiến trường, khi nó phải đối đầu với một đối thủ thực sự mạnh.
Trang Avia dẫn nguồn từ chuyên gia hàng không người Pháp Xavier Teitelman cho biết trên tài khoản Twitter của mình rằng, ông đã nhận được xác nhận về hoạt động chiến đấu đầu tiên của tiêm kích F-16 từ "một người liên hệ trong quân đoàn nước ngoài".
Xavier Teitelman viết:“Tôi đã nghe tin đồn, nhưng bây giờ nó đã được xác nhận: Cuộc tấn công đầu tiên do tiêm kích F-16 thực hiện được xác nhận là có liên hệ trực tiếp với quân đoàn nước ngoài”.
Truyền thông Nga cho biết, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể về việc máy bay chiến đấu F-16 xung trận, nhưng xuất hiện nhiều thông tin cho rằng chiến đấu cơ này đến lãnh thổ Ukraine.
Nếu thông tin về việc chiến đấu cơ F-16 xung trận tại Ukraine được xác nhận, đây sẽ là một bước quan trọng trong việc gia tăng căng thẳng trong xung đột Đông Âu.
Ukraine được cho là sẽ nhận hàng trăm chiến đấu cơ F-16 do các quốc gia phương Tây viện trợ.
Dù F-16 là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng do Mỹ sản xuất, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chúng cũng không thể xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Âu.
Mặc dù từ năm 2000, Không quân Mỹ không đặt hàng, nhưng tiêm kích F-16 hiện nay vẫn được sản xuất để xuất khẩu.
Chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ (Lightweight Fighter - LWF) bắt đầu vào năm 1971 là tiền để cho F16 - Fighting Falcon đã ra đời.
Mặc dù tên phổ biến chính thức của F-16 là “Fighting Falcon”, nó được các phi công biết đến với cái tên “Viper”, mật danh dự án của General Dynamics trong thời gian đầu phát triển.
Ngay từ đầu, F-16 đã được dự định trở thành một “quái điểu" hiệu quả về chi phí, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động suốt ngày đêm.
Fly-by-wire (FBW) là hệ thống thay thế các điều khiển bay cơ học thông thường bằng giao diện điện tử; nhờ đó máy bay có thể duy trì hiệu suất cao hơn rất nhiều so với trước đây.
F-16 có kíp lái 1 hoặc 2 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m.
Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom…
F-16 được phát triển với rất nhiều phiên bản phù hợp cho các yêu cầu tác chiến khác nhau.
Hiện biến thể đang được sản xuất mới nhất định danh là F-16V, chúng còn được biết đến với cái tên F-16E/F Block 70/72.
Với việc trang bị radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA cùng với bộ thiết bị điện tử Sniper ATP và tên lửa AIM-9X, những chiếc tiêm kích F-16V có khả năng chiến đấu ngang ngửa với chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 của Nga.
Tập đoàn Lockheed Martin đã quyết định phát triển và trang bị hệ thống radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman cho các chiến đấu cơ F-16V.
Hệ thống radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.
Northdrop Grumman trước khi cung cấp radar hiện đại cho F-16V thì đã được biết đến là đơn vị cung cấp các loại radar AESA cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Rõ ràng radar mảng pha chủ động tạo cho chiến đấu cơ một sức mạnh mới, nhiều nhà quan sát cho rằng F-16V có một số thông số còn nhỉnh hơn chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 vốn chỉ được trang bị radar mảng pha bán chủ động.
Do tính phức tạp cũng như giá thành chế tạo cao của loại thiết bị này nên thông thường dòng radar mảng pha chủ động chỉ được trang bị trên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Tuy vậy Mỹ quyết định mang chúng xuống các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4+ cho thấy khả năng các chiến đấu cơ này sẽ vẫn tiếp tục song hành cùng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thêm một thời gian dài nữa.
Về khả năng mang vác vũ khí, F-16V có thể mang theo 7,8 tấn vũ khí, tức gần tương đương với mức 8 tấn trên Su-35.
Trung bình tuổi thọ khung thân của F-16 là 8.000 giờ bay, và trải qua đại tu chúng có thể lên tới 12.000 giờ bay, trong khi đó máy bay Su-30/35 của Nga có tuổi thọ khung thân là 3.000 giờ bay và khi đại tu chúng cũng chỉ có thể bay thêm 1.000 giờ bay nữa mà thôi.
Việc có tuổi thọ khung thân lớn sẽ rất có ích trong việc duy trì hoạt động của chiến đấu cơ, cũng như việc nâng cấp sau này.
Dù Mỹ sẽ không mua thêm chiến đấu cơ F-16 để trang bị, nhưng nước này vẫn đang duy trì dây chuyền sản xuất loại máy bay này để bán cho đồng minh.
Chiến đấu cơ F-16 đã từng chứng minh tính hiệu quả trong thực chiến, nó không ít lần tiêu diệt thành công đối phương.
Dù thế có một số ý kiến cho rằng, sở dĩ F-16 thành công vang dội trong thực chiến là do các đối thủ của chúng không có thực lực mạnh.
Nhưng khi F-6 đối đầu với các chiến đấu cơ mạnh nhất của Nga có thể sẽ là chuyện khác. Nhất là quốc gia được cung cấp F-16 để đối đầu với chiến đấu cơ Nga lại không phải là phiên bản mạnh nhất.
Vì vậy kết quả cuối cùng và công tâm nhất về sức mạnh chiến đấu cơ F-16 sẽ phụ thuộc vào tình hình thực chiến trên chiến trường, khi nó phải đối đầu với một đối thủ thực sự mạnh.