Toàn bộ phi đội 140 tiêm kích F-16 bao gồm cả phiên bản cực mạnh F-16V Viper của đảo Đài Loan do Mỹ sản xuất đã được lệnh ngừng bay, sau khi một máy bay F-16 mất tích trong quá trình huấn luyện ban đêm.Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết, chiếc tiêm kích F-16, phiên bản một chỗ ngồi, đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ hai phút sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Hoa Liên, trên bờ biển phía đông hòn đảo vào chiều tối 17/11.Theo thông báo từ văn phòng nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm phi công mất tích.Bà Thái Anh Văn nói với các phóng viên vào sáng 18/11/2020, rằng toàn bộ phi đội F-16 của Đài Loan sẽ dừng bay cho đến khi nguyên nhân tai nạn được làm rõ.Bà Thái Anh Văn cho biết thêm, việc dừng bay toàn bộ phi đội F-16 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tự vệ của hòn đảo: “Nhiệm vụ phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu luôn được duy trì để đảm bảo an ninh”, bà Thái nói.Phi đội F-16 chiếm khoảng một nửa lực lượng máy bay chiến đấu của đảo Đài Loan. Trong biên chế của họ còn có một số lượng nhất định phiên bản F-16V Viper, đây là phiên bản mạnh nhất trong gia đình F-16.Điểm nhấn trên chiếc F-16V Viper đó là máy bay được trang bị radar mảng pha quét chủ động AESA AN/APG-83 thế hệ mới nhất của Mỹ với tính năng cực kỳ ưu việt.Đi kèm theo đó là các gói nâng cấp về buồng lái với giao thức điều khiển được số hóa tuyệt đối với các màn hình hiển thị đa năng thay cho dãy đồng hồ cơ học kiểu cũ.So với radar AN/APG-66 (V3) thế hệ cũ thì radar AN/APG-83 có tầm phát hiện mục tiêu tăng thêm 30%, khả năng nhận biết tổng thể chiến trường tăng 220% cùng với mức độ tự bảo vệ tăng 180%.Các hệ thống điện tử hàng không áp dụng công nghệ mới nhất cùng với tổ hợp thiết bị thông tin liên lạc, điều khiển bay, hỗ trợ hạ cánh trên F-16V Viper giúp chiếc tiêm kích này có năng lực chiến đấu tiệm cận tiêm kích F-35.So với F-16V Viper thì Su-35SK vẫn dùng radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis-E tính năng kém hơn, ngoài ra do là tiêm kích hạng nặng nên diện tích phản xạ radar của Su-35SK cao hơn F-16V Viper rất nhiều.Điều này dẫn tới thực tế rằng trong các cuộc đối đầu trên không, Su-35SK rất dễ bị F-16V Viper phát hiện ra trước để đưa ra góc và hướng tiếp cận phù hợp nhằm chiếm ưu thế.Tuy nhiên những tháng gần đây, phi đội F-16 phải hoạt động với tần suất liên tục cao, khi các máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên bay vào Vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan.Việc phải bay với cường độ cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay của lực lượng phòng thủ đảo Đài Loan khi các vụ tai nạn liên tiếp diễn ra.Những chiếc tiêm kích F-16 là lực lượng phòng thủ quan trọng của vùng lãnh thổ Đài Loan trước bất kỳ hành động quân sự nào có thể xảy ra của Trung Quốc đại lục. Đài Bắc đang nỗ lực bổ sung các chiến đấu cơ mới hơn và nâng cấp phi đội hiện có.Mỹ vừa tiếp tục phê duyệt bán 66 tiêm kích F-16V mới cho đảo Đài Loan, một trong những thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất cho hòn đảo này trong nhiều năm qua.Đảo Đài Loan cũng đã khai trương một trung tâm bảo dưỡng mới do Mỹ hỗ trợ ở Đài Trung, để sửa chữa và bảo trì cho các chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất. Điều này sẽ giúp cho những chiếc máy bay do Mỹ sản xuất hoạt động ổn định ngay cả trong điều kiện phải tăng cường bay cường độ cao.
Toàn bộ phi đội 140 tiêm kích F-16 bao gồm cả phiên bản cực mạnh F-16V Viper của đảo Đài Loan do Mỹ sản xuất đã được lệnh ngừng bay, sau khi một máy bay F-16 mất tích trong quá trình huấn luyện ban đêm.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết, chiếc tiêm kích F-16, phiên bản một chỗ ngồi, đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ hai phút sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Hoa Liên, trên bờ biển phía đông hòn đảo vào chiều tối 17/11.
Theo thông báo từ văn phòng nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm phi công mất tích.
Bà Thái Anh Văn nói với các phóng viên vào sáng 18/11/2020, rằng toàn bộ phi đội F-16 của Đài Loan sẽ dừng bay cho đến khi nguyên nhân tai nạn được làm rõ.
Bà Thái Anh Văn cho biết thêm, việc dừng bay toàn bộ phi đội F-16 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tự vệ của hòn đảo: “Nhiệm vụ phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu luôn được duy trì để đảm bảo an ninh”, bà Thái nói.
Phi đội F-16 chiếm khoảng một nửa lực lượng máy bay chiến đấu của đảo Đài Loan. Trong biên chế của họ còn có một số lượng nhất định phiên bản F-16V Viper, đây là phiên bản mạnh nhất trong gia đình F-16.
Điểm nhấn trên chiếc F-16V Viper đó là máy bay được trang bị radar mảng pha quét chủ động AESA AN/APG-83 thế hệ mới nhất của Mỹ với tính năng cực kỳ ưu việt.
Đi kèm theo đó là các gói nâng cấp về buồng lái với giao thức điều khiển được số hóa tuyệt đối với các màn hình hiển thị đa năng thay cho dãy đồng hồ cơ học kiểu cũ.
So với radar AN/APG-66 (V3) thế hệ cũ thì radar AN/APG-83 có tầm phát hiện mục tiêu tăng thêm 30%, khả năng nhận biết tổng thể chiến trường tăng 220% cùng với mức độ tự bảo vệ tăng 180%.
Các hệ thống điện tử hàng không áp dụng công nghệ mới nhất cùng với tổ hợp thiết bị thông tin liên lạc, điều khiển bay, hỗ trợ hạ cánh trên F-16V Viper giúp chiếc tiêm kích này có năng lực chiến đấu tiệm cận tiêm kích F-35.
So với F-16V Viper thì Su-35SK vẫn dùng radar mảng pha quét thụ động N035 Irbis-E tính năng kém hơn, ngoài ra do là tiêm kích hạng nặng nên diện tích phản xạ radar của Su-35SK cao hơn F-16V Viper rất nhiều.
Điều này dẫn tới thực tế rằng trong các cuộc đối đầu trên không, Su-35SK rất dễ bị F-16V Viper phát hiện ra trước để đưa ra góc và hướng tiếp cận phù hợp nhằm chiếm ưu thế.
Tuy nhiên những tháng gần đây, phi đội F-16 phải hoạt động với tần suất liên tục cao, khi các máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên bay vào Vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan.
Việc phải bay với cường độ cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay của lực lượng phòng thủ đảo Đài Loan khi các vụ tai nạn liên tiếp diễn ra.
Những chiếc tiêm kích F-16 là lực lượng phòng thủ quan trọng của vùng lãnh thổ Đài Loan trước bất kỳ hành động quân sự nào có thể xảy ra của Trung Quốc đại lục. Đài Bắc đang nỗ lực bổ sung các chiến đấu cơ mới hơn và nâng cấp phi đội hiện có.
Mỹ vừa tiếp tục phê duyệt bán 66 tiêm kích F-16V mới cho đảo Đài Loan, một trong những thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất cho hòn đảo này trong nhiều năm qua.
Đảo Đài Loan cũng đã khai trương một trung tâm bảo dưỡng mới do Mỹ hỗ trợ ở Đài Trung, để sửa chữa và bảo trì cho các chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất. Điều này sẽ giúp cho những chiếc máy bay do Mỹ sản xuất hoạt động ổn định ngay cả trong điều kiện phải tăng cường bay cường độ cao.