Vào lúc 6 giờ 30 phút tối ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Đài Loan đưa tin một tiêm kích F-16 của họ đã mất tích một cách bí ẩn gần căn cứ Hoa Liên trong lúc đang bay huấn luyện ban đêm. Máy bay cất cánh từ căn cứ Hoa Liên lúc 6 giờ 05 tối hôm đó và biến mất trên màn hình radar trạm không lưu vào lúc 6 giờ 17 phút. Vụ việc xảy ra cách căn cứ này khoảng 8 hải lý về phía Đông Bắc và chưa rõ số phận của phi công điều khiển, Đài Loan cũng lập tức cho 150 chiếc F-16 mua từ Mỹ lập tức ngừng hoạt động sau sự cố. Ảnh: Tiêm kích mang số hiệu 6672 của Không quân Đài Loan vừa mất tích.Theo một số phân tích, để có thể biến mất khỏi màn hình radar, máy bay chỉ có cách là bay thấp dưới, chỉ dưới 10m tính từ mặt nước biển lên giúp nó tránh sự phát hiện của radar không lưu. Tuy nhiên ở điều kiện ban đêm thì không thể nào bay thấp như vậy. Ảnh: Biên đội tiêm kích F-16 Đài Loan trong đó có chiếc 6672 xấu số.Giả định khác được đặt ra là chim bay vào động cơ khiến máy bay mất lái và lao xuống biển. Điều này cũng khó có thể xảy ra bởi nếu chim bay vào động cơ thì phi công hoàn toàn có đủ thời gian để thông báo cho trạm mặt đất biết tọa độ ứng cứu và thoát ly an toàn, chờ đội cứu hộ đến. Kể cả trong trường hợp như phi công ngất xỉu trong lúc bay do áp lực cộng với việc bị chim va vào động cơ đồng thời thì máy bay cũng không thể nhanh chóng biến mất trên màn quét radar như vậy được. Ảnh: Một chiếc F-16 đồng loại với chiếc F-16 vừa gặp tai nạn của Không quân Đài Loan.Nguyên nhân tiếp theo cũng có khả năng cực kỳ cao đó chính là tình trạng kỹ thuật của máy bay không đảm bảo khiến nó gặp sự cố bất ngờ và đâm xuống biển. Chiếc tiêm kích F-16 số hiệu 6672 là chiếc thuộc loại F-16 Block 20 do Đài Loan nhập khẩu từ Mỹ trong khuôn khổ hợp đồng ký kết năm 1992, chuyển giao từ giai đoạn 1997 cho đến 2001. Chiếc 6672 có thể được giao hàng muộn nhất là vào tháng 8 năm 1999. Như vậy, chiếc máy bay này đã có thời gian phục vụ là hơn 20 năm và chưa hề có sự nâng cấp lớn nào trừ sữa chữa nhỏ và bảo dưỡng. Ảnh: Tiêm kích F-16 của Không quân Đài Loan.Tuy nhiên, theo Thượng tướng Hùng Hậu Cơ - Tư lệnh lực lượng phòng vệ trên không của đảo Đài Loan cho biết rằng chiếc máy bay F-16 gặp tai nạn có tình trạng kỹ thuật cực kỳ tốt. Chỉ trong 60 giây sau khi cất cánh, tiêm kích này đã leo cao lên 2.000m, đồng thời hồ sơ bảo trì cũng cho thấy máy bay hoàn toàn ổn định, ngoài ra còn được điều khiển bởi phi công Tường Chính Chí - Đại tá dày dạn kinh nghiệm với thành tích đã bay 2.230 giờ. Ảnh: Biên đội F-16 của Không quân Đài Loan.Một tưởng tượng khá ly kỳ đó là có thể chiếc tiêm kích đã bị phòng không hoặc tiêm kích của Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) bắn hạ và nổ tung trên trời khiến nó ngay lập tức mất tích trên màn hình radar không lưu. Trung Quốc từng đe dọa nhiều lần sẽ bắn hạ máy bay của Đài Loan trong quá khứ, nhất là gần đây máy bay Trung Quốc thường xuyên vượt qua eo biển Đài Loan càng làm gia tăng thêm lo ngại cho Đài Bắc. Tuy nhiên nếu phát hiện tên lửa khóa mục tiêu thì phi công hoàn toàn có thể báo động cho trạm kiểm soát mặt đất trước khi bị tiêu diệt. Ảnh: Tiêm kích F-16 Đài Loan bay cạnh oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc.Một tàu của lực lượng phòng vệ trên biển Đài Loan đã phát hiện ra tín hiệu nghi ngờ là của chiếc máy bay xấu số vào khoảng 9 giờ sáng ngày 18 tháng 11. Ngay sau đó, Đài Loan cũng điều động 16 máy bay và 24 tàu thuyền tới vị trí có tín hiệu khả nghi để tìm kiếm, song đến nay vẫn chưa có kết quả gì. Ảnh: Tàu của Hải quân Đài Loan tham gia tìm kiếm chiếc tiêm kích mất tích.Nguyên nhân hợp lý nhất cho đến lúc này được đưa ra đó là có thể do phi công mất phương hướng về không gian sau khi bay vào đám mây. Do trời đêm tối khiến người phi công sau khi mất phương hướng bay không thể xác định được đâu là bầu trời và đâu là mặt biển, nên dẫn tới nhiều trường hợp phi công lao xuống biển với tốc độ cực cao do vẫn nghĩ đó là bầu trời. Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ phi công nào, kể cả phi công dày dạn kinh nghiệm nhất. Ảnh: Biên đội F-16 của Đài Loan.Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tiêm kích F-35A của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, do thiếu tá Akinori Hosomi điều khiển đã lao thẳng xuống biển với vận tốc gần 1.100km/h mà không hề có ý định nhảy dù hồi tháng 6 năm 2019. Phi công dày dạn kinh nghiệm nhưng đã mất phương hướng khi bay và không thể phân biệt được bầu trời với mặt biển. Đây chính là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm đối với phi công bay đêm. Ảnh: Tiêm kích F-16 của Không quân Đài Loan.Có thể nói rằng, dù cho bị tai nạn bởi bất cứ nguyên nhân gì thì Quân đội Đài Loan vẫn cần phải xem xét lại tình trạng kỹ thuật của toàn bộ đội máy bay tiêm kích F-16 của mình, nhất là những chiếc Block 20 vốn đã có thời gian phục vụ hơn 20 năm. Cho đến nay, Đài Loan đã mất tới 8 tiêm kích F-16 tính cả chiếc số hiệu 6672 vừa rồi kể từ năm 1988 cho đến nay. Ảnh: Tiêm kích F-16 của Đài Loan tại nhà chứa. Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Vào lúc 6 giờ 30 phút tối ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Đài Loan đưa tin một tiêm kích F-16 của họ đã mất tích một cách bí ẩn gần căn cứ Hoa Liên trong lúc đang bay huấn luyện ban đêm. Máy bay cất cánh từ căn cứ Hoa Liên lúc 6 giờ 05 tối hôm đó và biến mất trên màn hình radar trạm không lưu vào lúc 6 giờ 17 phút. Vụ việc xảy ra cách căn cứ này khoảng 8 hải lý về phía Đông Bắc và chưa rõ số phận của phi công điều khiển, Đài Loan cũng lập tức cho 150 chiếc F-16 mua từ Mỹ lập tức ngừng hoạt động sau sự cố. Ảnh: Tiêm kích mang số hiệu 6672 của Không quân Đài Loan vừa mất tích.
Theo một số phân tích, để có thể biến mất khỏi màn hình radar, máy bay chỉ có cách là bay thấp dưới, chỉ dưới 10m tính từ mặt nước biển lên giúp nó tránh sự phát hiện của radar không lưu. Tuy nhiên ở điều kiện ban đêm thì không thể nào bay thấp như vậy. Ảnh: Biên đội tiêm kích F-16 Đài Loan trong đó có chiếc 6672 xấu số.
Giả định khác được đặt ra là chim bay vào động cơ khiến máy bay mất lái và lao xuống biển. Điều này cũng khó có thể xảy ra bởi nếu chim bay vào động cơ thì phi công hoàn toàn có đủ thời gian để thông báo cho trạm mặt đất biết tọa độ ứng cứu và thoát ly an toàn, chờ đội cứu hộ đến. Kể cả trong trường hợp như phi công ngất xỉu trong lúc bay do áp lực cộng với việc bị chim va vào động cơ đồng thời thì máy bay cũng không thể nhanh chóng biến mất trên màn quét radar như vậy được. Ảnh: Một chiếc F-16 đồng loại với chiếc F-16 vừa gặp tai nạn của Không quân Đài Loan.
Nguyên nhân tiếp theo cũng có khả năng cực kỳ cao đó chính là tình trạng kỹ thuật của máy bay không đảm bảo khiến nó gặp sự cố bất ngờ và đâm xuống biển. Chiếc tiêm kích F-16 số hiệu 6672 là chiếc thuộc loại F-16 Block 20 do Đài Loan nhập khẩu từ Mỹ trong khuôn khổ hợp đồng ký kết năm 1992, chuyển giao từ giai đoạn 1997 cho đến 2001. Chiếc 6672 có thể được giao hàng muộn nhất là vào tháng 8 năm 1999. Như vậy, chiếc máy bay này đã có thời gian phục vụ là hơn 20 năm và chưa hề có sự nâng cấp lớn nào trừ sữa chữa nhỏ và bảo dưỡng. Ảnh: Tiêm kích F-16 của Không quân Đài Loan.
Tuy nhiên, theo Thượng tướng Hùng Hậu Cơ - Tư lệnh lực lượng phòng vệ trên không của đảo Đài Loan cho biết rằng chiếc máy bay F-16 gặp tai nạn có tình trạng kỹ thuật cực kỳ tốt. Chỉ trong 60 giây sau khi cất cánh, tiêm kích này đã leo cao lên 2.000m, đồng thời hồ sơ bảo trì cũng cho thấy máy bay hoàn toàn ổn định, ngoài ra còn được điều khiển bởi phi công Tường Chính Chí - Đại tá dày dạn kinh nghiệm với thành tích đã bay 2.230 giờ. Ảnh: Biên đội F-16 của Không quân Đài Loan.
Một tưởng tượng khá ly kỳ đó là có thể chiếc tiêm kích đã bị phòng không hoặc tiêm kích của Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) bắn hạ và nổ tung trên trời khiến nó ngay lập tức mất tích trên màn hình radar không lưu. Trung Quốc từng đe dọa nhiều lần sẽ bắn hạ máy bay của Đài Loan trong quá khứ, nhất là gần đây máy bay Trung Quốc thường xuyên vượt qua eo biển Đài Loan càng làm gia tăng thêm lo ngại cho Đài Bắc. Tuy nhiên nếu phát hiện tên lửa khóa mục tiêu thì phi công hoàn toàn có thể báo động cho trạm kiểm soát mặt đất trước khi bị tiêu diệt. Ảnh: Tiêm kích F-16 Đài Loan bay cạnh oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc.
Một tàu của lực lượng phòng vệ trên biển Đài Loan đã phát hiện ra tín hiệu nghi ngờ là của chiếc máy bay xấu số vào khoảng 9 giờ sáng ngày 18 tháng 11. Ngay sau đó, Đài Loan cũng điều động 16 máy bay và 24 tàu thuyền tới vị trí có tín hiệu khả nghi để tìm kiếm, song đến nay vẫn chưa có kết quả gì. Ảnh: Tàu của Hải quân Đài Loan tham gia tìm kiếm chiếc tiêm kích mất tích.
Nguyên nhân hợp lý nhất cho đến lúc này được đưa ra đó là có thể do phi công mất phương hướng về không gian sau khi bay vào đám mây. Do trời đêm tối khiến người phi công sau khi mất phương hướng bay không thể xác định được đâu là bầu trời và đâu là mặt biển, nên dẫn tới nhiều trường hợp phi công lao xuống biển với tốc độ cực cao do vẫn nghĩ đó là bầu trời. Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ phi công nào, kể cả phi công dày dạn kinh nghiệm nhất. Ảnh: Biên đội F-16 của Đài Loan.
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tiêm kích F-35A của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, do thiếu tá Akinori Hosomi điều khiển đã lao thẳng xuống biển với vận tốc gần 1.100km/h mà không hề có ý định nhảy dù hồi tháng 6 năm 2019. Phi công dày dạn kinh nghiệm nhưng đã mất phương hướng khi bay và không thể phân biệt được bầu trời với mặt biển. Đây chính là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm đối với phi công bay đêm. Ảnh: Tiêm kích F-16 của Không quân Đài Loan.
Có thể nói rằng, dù cho bị tai nạn bởi bất cứ nguyên nhân gì thì Quân đội Đài Loan vẫn cần phải xem xét lại tình trạng kỹ thuật của toàn bộ đội máy bay tiêm kích F-16 của mình, nhất là những chiếc Block 20 vốn đã có thời gian phục vụ hơn 20 năm. Cho đến nay, Đài Loan đã mất tới 8 tiêm kích F-16 tính cả chiếc số hiệu 6672 vừa rồi kể từ năm 1988 cho đến nay. Ảnh: Tiêm kích F-16 của Đài Loan tại nhà chứa.
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN