Trên bất cứ con tàu ngầm nào dù to nhỏ cũng có một hoặc nhiều khoang thoát hiểm được bố trí dọc tàu. Đây là các khoang khẩn cấp chỉ được sử dụng trong trường hợp nguy hiểm để làm nơi trú ngụ cho các thủy thủ tàu ngầm may mắn còn sống sót sau khi tàu gặp sự cố. Nguồn ảnh: MydiveCác khoang thoát hiểm trên tàu ngầm được thiết kế rất nhỏ để đảm bảo chúng sẽ ít bị ảnh hưởng khi tàu bị vỡ, nổ trong quá trình chiến đấu hoặc do sự cố. Tuy nhiên vì quá nhỏ nên các khoang này sẽ không đủ chỗ trống trong trường hợp quá nhiều người cùng đổ dồn về một khoang thoát hiểm tàu ngầm duy nhất. Nguồn ảnh: Youtube.Trong các tàu ngầm hạt nhân, khoang thoát hiểm thường được chia làm 2 tầng với một tầng là nơi trú ngụ của các thủy thủ gặp nạn còn tầng còn lại được sử dụng như một khoang trung gian để các thủy thủ thoát ra ngoài khi nhận được sự giúp đỡ từ lực lượng cứu hộ. Nguồn ảnh: Invisionfree.Nếu không có sự giúp sức của lực lượng cứu hộ thì cách tốt nhất và duy nhất để thoát khỏi những chiếc tàu ngầm đang nằm dưới đáy đại dương đó là sử dụng các ống phóng lôi để thoát ra ngoài. Nguồn ảnh: Invisionfree.Các khoang ngư lôi sẽ đóng vai trò như những khoang thoát hiểm, thủy thủ tàu ngầm sẽ được mặc một bộ đồ tăng áp đặc biệt để chống lại áp lực nước và thoát ra ngoài khi tàu ngầm bị chìm. Nguồn ảnh: Atlantic.Tùy theo từng cách thiết kế mà bộ đồ này có thể trở thành một chiếc phao cứu sinh khi được thổi phồng từ một bình nén khí gắn trong áo, thủy thủ đoàn có đủ lương thực và nước uống kèm theo các thiết bị liên lạc hoặc pháo sáng kêu cứu trong bộ đồ đề phòng trường hợp họ phải lênh đênh trên biển chờ cứu hộ trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Notmar.Bộ đồ thoát hiểm của thủy thủ tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Anh được mang tên MK9. Nhược điểm của những bộ đồ này là dù xịn đến mấy chúng cũng chỉ có thể sử dụng khi tàu ngầm nằm ở độ sau khoảng 100 mét. Nếu tàu nằm ở độ sâu lớn hơn thì bộ đồ thoát hiểm này hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Defence.Vậy nên có lẽ đây là bộ dụng cụ cứu sinh mà không một thủy thủ nào muốn mặc lên mình và khoang thoát hiểm cũng như... ống phóng ngư lôi là những nơi không một thủy thủ tàu ngầm nào muốn đặt chân tới trong thời gian phục vụ trên tàu. Nguồn ảnh: Public.
Trên bất cứ con tàu ngầm nào dù to nhỏ cũng có một hoặc nhiều khoang thoát hiểm được bố trí dọc tàu. Đây là các khoang khẩn cấp chỉ được sử dụng trong trường hợp nguy hiểm để làm nơi trú ngụ cho các thủy thủ tàu ngầm may mắn còn sống sót sau khi tàu gặp sự cố. Nguồn ảnh: Mydive
Các khoang thoát hiểm trên tàu ngầm được thiết kế rất nhỏ để đảm bảo chúng sẽ ít bị ảnh hưởng khi tàu bị vỡ, nổ trong quá trình chiến đấu hoặc do sự cố. Tuy nhiên vì quá nhỏ nên các khoang này sẽ không đủ chỗ trống trong trường hợp quá nhiều người cùng đổ dồn về một khoang thoát hiểm tàu ngầm duy nhất. Nguồn ảnh: Youtube.
Trong các tàu ngầm hạt nhân, khoang thoát hiểm thường được chia làm 2 tầng với một tầng là nơi trú ngụ của các thủy thủ gặp nạn còn tầng còn lại được sử dụng như một khoang trung gian để các thủy thủ thoát ra ngoài khi nhận được sự giúp đỡ từ lực lượng cứu hộ. Nguồn ảnh: Invisionfree.
Nếu không có sự giúp sức của lực lượng cứu hộ thì cách tốt nhất và duy nhất để thoát khỏi những chiếc tàu ngầm đang nằm dưới đáy đại dương đó là sử dụng các ống phóng lôi để thoát ra ngoài. Nguồn ảnh: Invisionfree.
Các khoang ngư lôi sẽ đóng vai trò như những khoang thoát hiểm, thủy thủ tàu ngầm sẽ được mặc một bộ đồ tăng áp đặc biệt để chống lại áp lực nước và thoát ra ngoài khi tàu ngầm bị chìm. Nguồn ảnh: Atlantic.
Tùy theo từng cách thiết kế mà bộ đồ này có thể trở thành một chiếc phao cứu sinh khi được thổi phồng từ một bình nén khí gắn trong áo, thủy thủ đoàn có đủ lương thực và nước uống kèm theo các thiết bị liên lạc hoặc pháo sáng kêu cứu trong bộ đồ đề phòng trường hợp họ phải lênh đênh trên biển chờ cứu hộ trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Notmar.
Bộ đồ thoát hiểm của thủy thủ tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Anh được mang tên MK9. Nhược điểm của những bộ đồ này là dù xịn đến mấy chúng cũng chỉ có thể sử dụng khi tàu ngầm nằm ở độ sau khoảng 100 mét. Nếu tàu nằm ở độ sâu lớn hơn thì bộ đồ thoát hiểm này hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Defence.
Vậy nên có lẽ đây là bộ dụng cụ cứu sinh mà không một thủy thủ nào muốn mặc lên mình và khoang thoát hiểm cũng như... ống phóng ngư lôi là những nơi không một thủy thủ tàu ngầm nào muốn đặt chân tới trong thời gian phục vụ trên tàu. Nguồn ảnh: Public.