Hàng chục nghìn lính thủy đánh bộ đóng tại California, Hawaii và Nhật Bản như “chĩa mũi tên” vào Bán đảo Triều Tiên, đó là cách bố trí được đưa ra vào cuối Thế chiến thứ hai và duy trì trong nhiều thập kỷ.Tuy nhiên, trong tương lai 10 năm tới, “đó không phải là một điều tuyệt vời cho lực lượng chung và cần xem xét lại”, tướng David Berger – Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết hôm 23/9.Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn bố trí ở những nơi họ đã từng đóng quân cách đây 30 - 40 năm, tức là chủ yếu ở Nhật Bản và trên bán đảo Triều Tiên.Trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ đang đánh giá tổng quát về việc bố trí quân trên toàn thế giới, tướng Berger cho biết, lực lượng Thủy quân lục chiến của Mỹ ở Thái Bình Dương “phải tản ra”.“Chúng ta phải bố trí lực lượng phân tán ở Thái Bình Dương để cho phép phối hợp với tất cả các đồng minh và đối tác trong khu vực và ngăn chặn các lực lượng như Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc viết lại tất cả các tiêu chuẩn vốn đã hình thành từ những năm 1950 – 1970”, tướng Berger nhấn mạnh.Thủy quân lục chiến Mỹ đang trải qua quá trình tái cơ cấu lực lượng như cắt giảm nhân sự và trang thiết bị hạng nặng để tập trung lực lượng cho các nhiệm vụ chiếm giữ đảo có thể xảy ra ở Thái Bình Dương.Kế hoạch này tập trung phần lớp vào việc hợp nhất hải quân, đưa Lực lượng Thủy quân lục chiến trở lại cội nguồn ban đầu sau nhiều năm tham gia đấu tranh trên bộ tại các điểm nóng ở Trung Đông.Thủy quân lục chiến Mỹ là quân chủng có trách nhiệm cung cấp lực lượng tiến công từ phía biển, sử dụng phương tiện vận chuyển của Hải quân Mỹ để nhanh chóng đưa các lực lượng đặc nhiệm vũ trang hỗn hợp tham gia chiến tranh đổ bộ từ biển.Giữa năm 2019, Tướng David Berger khi lên nắm quyền chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực để trở thành một lực lượng chuyên về tác chiến trên biển hơn“Thủy quân lục chiến Mỹ tự xác định là lực lượng phản ứng đầu tiên với bất kỳ cuộc chiến nào nổi lên, nhanh chóng đến hiện trường để đóng băng cuộc xung đột và cho phép các nhà ngoại giao có lợi thế trên bàn đàm phán và xuống thang căng thẳng” - ông Berger trả lời phỏng vấn hồi tháng 10/2019.Tướng Berger cho biết, để “đóng băng” xung đột, Thủy quân lục chiến cần được phân tán khắp Thái Bình Dương, luôn hiện diện trên biển trong thời gian huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ, và sẵn sàng nhanh chóng di chuyển khi có lệnh” - ông Berger kết luận.Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét liệu họ có được sự phối hợp nhuần nhuyễn trong từng bộ chỉ huy tác chiến toàn cầu của mình khi Mỹ cạnh tranh với những đối thủ như Trung Quốc, Nga và Iran hay không.Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper gần đây đã đến thăm Palau ở Tây Thái Bình Dương. Ông là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm đảo quốc này. Nhân dịp này, Palau đã đề nghị xây dựng các cảng, sân bay và căn cứ mà quân đội Mỹ có thể sử dụng, tạp chí Phố Wall đưa tin.Các chuyên gia nói với trang Military.com năm ngoái rằng Mỹ cũng có thể để mắt đến các mối quan hệ đối tác ở Indonesia, Papua New Guinea, Micronesia hoặc các điểm khác ở Đông Bắc Á nếu sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực tăng lên.Lực lượng Thủy quân lục chiến, theo chiến lược xoay trục Thái Bình Dương từ thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, bắt đầu luân phiên đóng quân ở Australia mỗi năm. Họ cũng có kế hoạch chuyển hàng nghìn thành viên từ Okinawa, Nhật Bản, đến Guam trong những năm tới.“Chúng ta đang sống trong một tình hình đang diễn biến phức tạp ở Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc bằng cách cư xử của mình đã đẩy mọi người về phía chúng ta. Vì vậy, cần tận dụng các cơ hội này”, Thiếu tướng Paul Rock, người phụ trách xây dựng lực lượng của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương nói.
Hàng chục nghìn lính thủy đánh bộ đóng tại California, Hawaii và Nhật Bản như “chĩa mũi tên” vào Bán đảo Triều Tiên, đó là cách bố trí được đưa ra vào cuối Thế chiến thứ hai và duy trì trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, trong tương lai 10 năm tới, “đó không phải là một điều tuyệt vời cho lực lượng chung và cần xem xét lại”, tướng David Berger – Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết hôm 23/9.
Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn bố trí ở những nơi họ đã từng đóng quân cách đây 30 - 40 năm, tức là chủ yếu ở Nhật Bản và trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ đang đánh giá tổng quát về việc bố trí quân trên toàn thế giới, tướng Berger cho biết, lực lượng Thủy quân lục chiến của Mỹ ở Thái Bình Dương “phải tản ra”.
“Chúng ta phải bố trí lực lượng phân tán ở Thái Bình Dương để cho phép phối hợp với tất cả các đồng minh và đối tác trong khu vực và ngăn chặn các lực lượng như Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc viết lại tất cả các tiêu chuẩn vốn đã hình thành từ những năm 1950 – 1970”, tướng Berger nhấn mạnh.
Thủy quân lục chiến Mỹ đang trải qua quá trình tái cơ cấu lực lượng như cắt giảm nhân sự và trang thiết bị hạng nặng để tập trung lực lượng cho các nhiệm vụ chiếm giữ đảo có thể xảy ra ở Thái Bình Dương.
Kế hoạch này tập trung phần lớp vào việc hợp nhất hải quân, đưa Lực lượng Thủy quân lục chiến trở lại cội nguồn ban đầu sau nhiều năm tham gia đấu tranh trên bộ tại các điểm nóng ở Trung Đông.
Thủy quân lục chiến Mỹ là quân chủng có trách nhiệm cung cấp lực lượng tiến công từ phía biển, sử dụng phương tiện vận chuyển của Hải quân Mỹ để nhanh chóng đưa các lực lượng đặc nhiệm vũ trang hỗn hợp tham gia chiến tranh đổ bộ từ biển.
Giữa năm 2019, Tướng David Berger khi lên nắm quyền chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực để trở thành một lực lượng chuyên về tác chiến trên biển hơn
“Thủy quân lục chiến Mỹ tự xác định là lực lượng phản ứng đầu tiên với bất kỳ cuộc chiến nào nổi lên, nhanh chóng đến hiện trường để đóng băng cuộc xung đột và cho phép các nhà ngoại giao có lợi thế trên bàn đàm phán và xuống thang căng thẳng” - ông Berger trả lời phỏng vấn hồi tháng 10/2019.
Tướng Berger cho biết, để “đóng băng” xung đột, Thủy quân lục chiến cần được phân tán khắp Thái Bình Dương, luôn hiện diện trên biển trong thời gian huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ, và sẵn sàng nhanh chóng di chuyển khi có lệnh” - ông Berger kết luận.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét liệu họ có được sự phối hợp nhuần nhuyễn trong từng bộ chỉ huy tác chiến toàn cầu của mình khi Mỹ cạnh tranh với những đối thủ như Trung Quốc, Nga và Iran hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper gần đây đã đến thăm Palau ở Tây Thái Bình Dương. Ông là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm đảo quốc này. Nhân dịp này, Palau đã đề nghị xây dựng các cảng, sân bay và căn cứ mà quân đội Mỹ có thể sử dụng, tạp chí Phố Wall đưa tin.
Các chuyên gia nói với trang Military.com năm ngoái rằng Mỹ cũng có thể để mắt đến các mối quan hệ đối tác ở Indonesia, Papua New Guinea, Micronesia hoặc các điểm khác ở Đông Bắc Á nếu sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực tăng lên.
Lực lượng Thủy quân lục chiến, theo chiến lược xoay trục Thái Bình Dương từ thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, bắt đầu luân phiên đóng quân ở Australia mỗi năm. Họ cũng có kế hoạch chuyển hàng nghìn thành viên từ Okinawa, Nhật Bản, đến Guam trong những năm tới.
“Chúng ta đang sống trong một tình hình đang diễn biến phức tạp ở Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc bằng cách cư xử của mình đã đẩy mọi người về phía chúng ta. Vì vậy, cần tận dụng các cơ hội này”, Thiếu tướng Paul Rock, người phụ trách xây dựng lực lượng của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương nói.